Phố Wall “rung chuyển” trước đà bán tháo cổ phiếu
Nhà đầu tư ồ ạt bán tháo cổ phiếu sau kế hoạch cải tổ hệ thống pháp lý ngân hàng, khiến Dow Jones giảm 2%
Nhà đầu tư ồ ạt bán tháo cổ phiếu sau kế hoạch cải tổ hệ thống pháp lý ngân hàng của Tổng thống Obama, khiến Dow Jones giảm 2%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 16/1/2010 đã tăng thêm 36.000, lên 482.000 người, từ mức 446.000 trong tuần trước đó. Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 9/1/2010, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 4,6 triệu.
Cùng ngày, Goldman Sachs cho biết, trong quý 4/2009, hãng đã lãi ròng 4,95 tỷ USD, tương đương 8,2 USD/cổ phiếu, từ mức lỗ 2,12 tỷ USD (-4,97 USD/cổ phiếu) của cùng kỳ năm trước. Mức lợi nhuận này đã vượt dự báo của giới phân tích.
Trong khi đó, American Express thông báo lãi ròng 716 triệu USD, tương đương 60 cent/cổ phiếu trong quý 4/2009, từ mức lãi 240 triệu (21 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm trước. Doanh thu đạt 6,5 tỷ USD. Cả doanh thu và lợi nhuận của American Express đều vượt dự báo của giới phân tích.
Chuyển qua thông tin đáng chú ý nhất trong ngày, Tổng thống Mỹ Obama đã đề xuất quy định mới đối với các ngân hàng lớn ở Mỹ, nhằm ngăn chặn thị trường tài chính rơi vào khủng hoảng.
“Trong khi hệ thống tài chính hiện đã ổn định hơn một năm trước đó, thì nó vẫn được điều hành bởi chính những nguyên tắc vốn đã đưa hệ thống tài chính gần chạm bờ vực đổ vỡ”, Tổng thống Obama nói.
Quy định mới mà ông Obama đề xuất là một phần trong kế hoạch cải tổ hệ thống pháp lý liên quan đến hệ thống ngân hàng, qua đó ngăn chặn các ngân hàng chạy đua đầu tư, sở hữu hay đỡ đầu cho các quỹ đầu cơ và đầu tư mạo hiểm.
Với đề xuất mới này, những ngân hàng lớn như Goldman Sachs, Morgan Stanley và JPMorgan Chase sẽ nằm trong nhóm bị ảnh hưởng nặng nhất và đây cũng là lý do vì sao các cổ phiếu này nằm trong nhóm bị bán ra mạnh nhất, bất chấp kinh doanh có lãi trong quý 4/2009, thậm chí vượt dự báo.
Chung tay… bán tháo
10 giờ sáng, bài phát biểu của Tổng thống Obama sớm lấy đi tất cả niềm tin của nhà đầu tư sau khi họ đã phải trả qua phiên giao dịch đầy khó khăn một ngày trước đó. Ngay cả khi lời ông Obama còn chưa dứt thì nhà đầu tư đã không chút ngần ngại, dứt điểm bán tháo cổ phiếu khối tài chính, đặc biệt là khối ngân hàng.
Đà rơi của khối ngân hàng kéo theo hệ lụy bán mạnh cổ phiếu khối ngành khác, đồng thời hạn chế các lệnh mua vào. Nasdaq đang từ mức tăng 0,56% bỗng nhanh chóng rơi gần 1% giá trị, Dow Jones và S&P 500 từ mức giảm nhẹ đã sụt giảm trên 1,3% giá trị. Gần 30 phút choáng váng đã sớm quét hết những thành quả tăng điểm của nhiều phiên.
Cũng giống như phiên giao dịch buổi sáng trước đó, 30/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đều mất điểm. Sắc đỏ được tô đậm hơn khi cổ phiếu của Bank of America, JPMorgan đã giảm hơn 5%, tiếp đến các cổ phiếu Alcoa, Caterpillar đều có mức giảm xấp xỉ 5%. Trong khi đó, các cổ phiếu khác, mức giảm thấp nhất cũng đạt xấp xỉ 1%.
Có thể thấy, đợt bán tháo cổ phiếu này trở nên đáng lo ngại nhất kể từ đầu năm 2010 đến nay. Nó khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên mất kiên nhẫn hơn và tạo nên những quan ngại về triển vọng ngành tài chính.
Sau thời điểm 11h (giờ địa phương), diễn biến của thị trường cũng không có gì cải thiện hơn khi những đợt phục hồi yếu ớt chỉ mang tính kỹ thuật, còn biên độ giảm điểm thì ngày một gia tăng. Thậm chí những phút cuối ngày giao dịch, thị trường có đợt phục hồi khá nhưng áp lực bán mạnh đã khiến cả ba chỉ số giảm xuống gần bằng mức thấp nhất trong ngày.
Áp lực bán ra từ khối ngân hàng rất lớn, thậm chí nhiều cổ phiếu khối ngân hàng giảm từ đầu phiên tới cuối phiên. Cổ phiếu Bank of America đã giảm 6,19%, cổ phiếu Morgan Stanley mất 4,21%, cổ phiếu JPMorgan trượt 6,59%, cổ phiếu Goldman Sachs hạ 4,12%, Citigroup rơi 5,5%.
Ngược với đà giảm của cổ phiếu các ngân hàng lớn, một vài cổ phiếu ngân hàng địa phương - vốn không có trong kế hoạch điều chỉnh của ông Obama - đã tăng điểm mạnh, trong đó, cổ phiếu KeyCorp tăng 5,46%, cổ phiếu Fifth Third lên 6,28%.
Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu McDonalds và Travellers đã nhích nhẹ và trở thành hai cổ phiếu “xanh” trong chỉ số Dow Jones. Cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất là JPMorgan, tiếp đến là Alcoa (-6,43%), Bank of America, Caterpillar (-4,87%),…
Sau phiên này, thành quả qua nhiều ngày lên điểm, tuy chậm nhưng vững chắc đã bỗng chốc mất đi sau hai phiên lao dốc. Kể từ tháng 10/2009 đến nay thị trường mới có phiên giảm mạnh đến vậy và kể từ tháng 6/2009 đến nay, Phố Wall cũng mới có hai ngày giảm sâu đến thế.
Mặc dù thị trường giảm điểm nhưng thanh khoản lại tăng lên đáng kể khi trên sàn New York, khối lượng khớp lệnh đạt 1,5 tỷ cổ phiếu, cao hơn gần 50% so với các phiên trước. Còn trên sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 2,89 tỷ cổ phiếu.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 21/1: chỉ số Dow Jones tiếp tục giảm 213,27 điểm, tương đương -2,01%, chốt ở mức 10.389,88.
Chỉ số Nasdaq xuống 25,55 điểm, tương đương -1,12%, chốt ở mức 2.265,7.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 21,56 điểm, tương ứng -1,89%, đóng cửa ở mức 1.116,48.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Công bố kết quả kinh doanh của GE, McDonald's, Schlumberger.
Nhiều thị trường chứng khoán châu Á giảm hơn 1%
Diễn biến giao dịch hôm 21/1 cho thấy dấu hiệu bất thường trên thị trường chứng khoán châu Á.
Sự bất thường thể hiện ở việc các chỉ số có sự phân hóa mạnh đà tăng giảm - đa số các thị trường giảm hơn 1% và xuất hiện thị trường tăng hơn 1%. Bên cạnh đó, cũng đã khá lâu, thị trường chứng khoán châu Á mới xuất hiện 5 thị trường lớn giảm sâu, nhưng trong đó không có thị trường chứng khoán Trung Quốc và Nhật.
Trước tác động tiêu cực từ phiên giảm điểm ở Phố Wall, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đã mở cửa với mức giảm điểm. Và khi kết thúc ngày giao dịch, sắc đỏ cũng hiện diện ở 5/8 thị trường lớn.
Điểm chung của ba thị trường tăng điểm là đã giảm điểm mạnh những phiên trước đó và kết thúc ngày giao dịch sớm hơn các thị trường khác.
Sự trỗi dậy của cổ phiếu khối công nghệ, các hãng xuất khẩu lớn đã giúp thị trường chứng khoán Nhật đi lên khi kết thúc ngày giao dịch. Cổ phiếu Advantest Corp tăng 3,6%, cổ phiếu Sony tiến thêm 4,1%, cổ phiếu Toyota lên 2,1%, cổ phiếu Honda tăng 1,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 130,89 điểm, tương đương 1,22%, chốt ở mức 10.868,41. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,6 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Cũng giống thị trường Nhật, chứng khoán Trung Quốc đã tăng điểm trở lại với biên độ 0,45%, sau khi nước này công bố GDP đã tăng 10,7% trong quý cuối cùng của năm 2009 và cả năm đạt mức tăng trưởng 8,7%.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,13%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,46%. Chỉ số BSE của Ấn Độ mất 2,55%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam giảm 2,26%. Chỉ số ASX của Australia xuống 0,94%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 1,99%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 16/1/2010 đã tăng thêm 36.000, lên 482.000 người, từ mức 446.000 trong tuần trước đó. Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 9/1/2010, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 4,6 triệu.
Cùng ngày, Goldman Sachs cho biết, trong quý 4/2009, hãng đã lãi ròng 4,95 tỷ USD, tương đương 8,2 USD/cổ phiếu, từ mức lỗ 2,12 tỷ USD (-4,97 USD/cổ phiếu) của cùng kỳ năm trước. Mức lợi nhuận này đã vượt dự báo của giới phân tích.
Trong khi đó, American Express thông báo lãi ròng 716 triệu USD, tương đương 60 cent/cổ phiếu trong quý 4/2009, từ mức lãi 240 triệu (21 cent/cổ phiếu) của cùng kỳ năm trước. Doanh thu đạt 6,5 tỷ USD. Cả doanh thu và lợi nhuận của American Express đều vượt dự báo của giới phân tích.
Chuyển qua thông tin đáng chú ý nhất trong ngày, Tổng thống Mỹ Obama đã đề xuất quy định mới đối với các ngân hàng lớn ở Mỹ, nhằm ngăn chặn thị trường tài chính rơi vào khủng hoảng.
“Trong khi hệ thống tài chính hiện đã ổn định hơn một năm trước đó, thì nó vẫn được điều hành bởi chính những nguyên tắc vốn đã đưa hệ thống tài chính gần chạm bờ vực đổ vỡ”, Tổng thống Obama nói.
Quy định mới mà ông Obama đề xuất là một phần trong kế hoạch cải tổ hệ thống pháp lý liên quan đến hệ thống ngân hàng, qua đó ngăn chặn các ngân hàng chạy đua đầu tư, sở hữu hay đỡ đầu cho các quỹ đầu cơ và đầu tư mạo hiểm.
Với đề xuất mới này, những ngân hàng lớn như Goldman Sachs, Morgan Stanley và JPMorgan Chase sẽ nằm trong nhóm bị ảnh hưởng nặng nhất và đây cũng là lý do vì sao các cổ phiếu này nằm trong nhóm bị bán ra mạnh nhất, bất chấp kinh doanh có lãi trong quý 4/2009, thậm chí vượt dự báo.
Chung tay… bán tháo
10 giờ sáng, bài phát biểu của Tổng thống Obama sớm lấy đi tất cả niềm tin của nhà đầu tư sau khi họ đã phải trả qua phiên giao dịch đầy khó khăn một ngày trước đó. Ngay cả khi lời ông Obama còn chưa dứt thì nhà đầu tư đã không chút ngần ngại, dứt điểm bán tháo cổ phiếu khối tài chính, đặc biệt là khối ngân hàng.
Đà rơi của khối ngân hàng kéo theo hệ lụy bán mạnh cổ phiếu khối ngành khác, đồng thời hạn chế các lệnh mua vào. Nasdaq đang từ mức tăng 0,56% bỗng nhanh chóng rơi gần 1% giá trị, Dow Jones và S&P 500 từ mức giảm nhẹ đã sụt giảm trên 1,3% giá trị. Gần 30 phút choáng váng đã sớm quét hết những thành quả tăng điểm của nhiều phiên.
Cũng giống như phiên giao dịch buổi sáng trước đó, 30/30 cổ phiếu trong chỉ số Dow Jones đều mất điểm. Sắc đỏ được tô đậm hơn khi cổ phiếu của Bank of America, JPMorgan đã giảm hơn 5%, tiếp đến các cổ phiếu Alcoa, Caterpillar đều có mức giảm xấp xỉ 5%. Trong khi đó, các cổ phiếu khác, mức giảm thấp nhất cũng đạt xấp xỉ 1%.
Có thể thấy, đợt bán tháo cổ phiếu này trở nên đáng lo ngại nhất kể từ đầu năm 2010 đến nay. Nó khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên mất kiên nhẫn hơn và tạo nên những quan ngại về triển vọng ngành tài chính.
Sau thời điểm 11h (giờ địa phương), diễn biến của thị trường cũng không có gì cải thiện hơn khi những đợt phục hồi yếu ớt chỉ mang tính kỹ thuật, còn biên độ giảm điểm thì ngày một gia tăng. Thậm chí những phút cuối ngày giao dịch, thị trường có đợt phục hồi khá nhưng áp lực bán mạnh đã khiến cả ba chỉ số giảm xuống gần bằng mức thấp nhất trong ngày.
Áp lực bán ra từ khối ngân hàng rất lớn, thậm chí nhiều cổ phiếu khối ngân hàng giảm từ đầu phiên tới cuối phiên. Cổ phiếu Bank of America đã giảm 6,19%, cổ phiếu Morgan Stanley mất 4,21%, cổ phiếu JPMorgan trượt 6,59%, cổ phiếu Goldman Sachs hạ 4,12%, Citigroup rơi 5,5%.
Ngược với đà giảm của cổ phiếu các ngân hàng lớn, một vài cổ phiếu ngân hàng địa phương - vốn không có trong kế hoạch điều chỉnh của ông Obama - đã tăng điểm mạnh, trong đó, cổ phiếu KeyCorp tăng 5,46%, cổ phiếu Fifth Third lên 6,28%.
Kết thúc ngày giao dịch, cổ phiếu McDonalds và Travellers đã nhích nhẹ và trở thành hai cổ phiếu “xanh” trong chỉ số Dow Jones. Cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất là JPMorgan, tiếp đến là Alcoa (-6,43%), Bank of America, Caterpillar (-4,87%),…
Sau phiên này, thành quả qua nhiều ngày lên điểm, tuy chậm nhưng vững chắc đã bỗng chốc mất đi sau hai phiên lao dốc. Kể từ tháng 10/2009 đến nay thị trường mới có phiên giảm mạnh đến vậy và kể từ tháng 6/2009 đến nay, Phố Wall cũng mới có hai ngày giảm sâu đến thế.
Mặc dù thị trường giảm điểm nhưng thanh khoản lại tăng lên đáng kể khi trên sàn New York, khối lượng khớp lệnh đạt 1,5 tỷ cổ phiếu, cao hơn gần 50% so với các phiên trước. Còn trên sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 2,89 tỷ cổ phiếu.
Biểu đồ diễn biến của ba chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 21/1: chỉ số Dow Jones tiếp tục giảm 213,27 điểm, tương đương -2,01%, chốt ở mức 10.389,88.
Chỉ số Nasdaq xuống 25,55 điểm, tương đương -1,12%, chốt ở mức 2.265,7.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 giảm 21,56 điểm, tương ứng -1,89%, đóng cửa ở mức 1.116,48.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Công bố kết quả kinh doanh của GE, McDonald's, Schlumberger.
Nhiều thị trường chứng khoán châu Á giảm hơn 1%
Diễn biến giao dịch hôm 21/1 cho thấy dấu hiệu bất thường trên thị trường chứng khoán châu Á.
Sự bất thường thể hiện ở việc các chỉ số có sự phân hóa mạnh đà tăng giảm - đa số các thị trường giảm hơn 1% và xuất hiện thị trường tăng hơn 1%. Bên cạnh đó, cũng đã khá lâu, thị trường chứng khoán châu Á mới xuất hiện 5 thị trường lớn giảm sâu, nhưng trong đó không có thị trường chứng khoán Trung Quốc và Nhật.
Trước tác động tiêu cực từ phiên giảm điểm ở Phố Wall, hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đã mở cửa với mức giảm điểm. Và khi kết thúc ngày giao dịch, sắc đỏ cũng hiện diện ở 5/8 thị trường lớn.
Điểm chung của ba thị trường tăng điểm là đã giảm điểm mạnh những phiên trước đó và kết thúc ngày giao dịch sớm hơn các thị trường khác.
Sự trỗi dậy của cổ phiếu khối công nghệ, các hãng xuất khẩu lớn đã giúp thị trường chứng khoán Nhật đi lên khi kết thúc ngày giao dịch. Cổ phiếu Advantest Corp tăng 3,6%, cổ phiếu Sony tiến thêm 4,1%, cổ phiếu Toyota lên 2,1%, cổ phiếu Honda tăng 1,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 130,89 điểm, tương đương 1,22%, chốt ở mức 10.868,41. Khối lượng giao dịch phiên này đạt 2,6 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm.
Cũng giống thị trường Nhật, chứng khoán Trung Quốc đã tăng điểm trở lại với biên độ 0,45%, sau khi nước này công bố GDP đã tăng 10,7% trong quý cuối cùng của năm 2009 và cả năm đạt mức tăng trưởng 8,7%.
Điểm qua kết quả giao dịch của các thị trường châu Á khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 1,13%. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,46%. Chỉ số BSE của Ấn Độ mất 2,55%. Chỉ số VN-Index của Việt Nam giảm 2,26%. Chỉ số ASX của Australia xuống 0,94%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông trượt 1,99%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.603,15 | 10.389,88 | 213,27 | 2,01 |
Nasdaq | 2.291,25 | 2.265,70 | 25,55 | 1,12 | |
S&P 500 | 1.138,04 | 1.116,48 | 21,56 | 1,89 | |
Anh | FTSE 100 | 5.420,80 | 5.335,10 | 85,70 | 1,58 |
Đức | DAX | 5.851,53 | 5.746,97 | 104,56 | 1,79 |
Pháp | CAC 40 | 3.928,95 | 3.862,16 | 66,79 | 1,70 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.220,93 | 8.127,87 | 93,06 | 1,13 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.737,52 | 10.868,41 | 130,89 | 1,22 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.286,17 | 20.862,67 | 423,50 | 1,99 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.714,38 | 1.722,01 | 7,63 | 0,45 |
Singapore | Straits Times | 2.895,26 | 2.850,98 | 42,15 | 1,46 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.151,85 | 3.158,86 | 7,01 | 0,22 |
Ấn Độ | BSE | 17.476,27 | 17.133,22 | 341,27 | 1,95 |
Australia | ASX | 4.895,10 | 4.849,60 | 45,80 | 0,94 |
Việt Nam | VN-Index | 489,50 | 478,42 | 11,08 | 2,26 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |