Phố Wall tăng điểm mạnh tuần thứ hai liên tiếp
Thứ Sáu, ngày 13/11, sắc xanh đã hiện diện và đưa thị trường chứng khoán Mỹ có tuần tăng điểm ấn tượng
Ngày 13/11, sắc xanh đã hiện diện và đưa thị trường chứng khoán Mỹ có tuần tăng điểm ấn tượng.
Hôm thứ Sáu, trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters đã công bố kết quả thăm dò về niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 11/2009. Theo đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng nước này đã giảm xuống 66 điểm, từ mức 70,6 điểm trong tháng 10/2009.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 9/2009 đã tăng 18,2% lên 36,5 tỷ USD - mức tăng mạnh nhất trong 10 năm qua và cao hơn con số 31,65 tỷ USD mà giới phân tích đưa ra trước đó. Điểm đáng chú ý là thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng 9,2% lên 22,1 tỷ USD.
Bất chấp thông tin không khả quan trên, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tăng điểm, đưa các chỉ số chứng khoán có thêm một tuần tăng điểm. Các cổ phiếu khối bán lẻ, công nghiệp và công nghệ đã tăng mạnh trong phiên này.
Mặc dù theo quan điểm của người phương Tây, “thứ Sáu ngày 13” sẽ là ngày không may mắn, tuy nhiên quan niệm này lại không hoàn toàn đúng với diễn biến trên thị trường chứng khoán Mỹ. Cụ thể, từ năm 1896 đến nay, tỷ lệ tăng/giảm/không thay đổi giá trị các phiên vào “thứ Sáu ngày 13" của Dow Jones lần lượt là 58%/40%/2%. Dow Jones có phiên tăng điểm mạnh nhất vào ngày 13/12/1929 với biên độ 2,66%, nhưng chỉ số này lại giảm tới 6,91% vào ngày 13/10/1989.
Tương tự, từ năm 1928 đến nay, chỉ số S&P 500 có tỷ lệ tăng/giảm là 59%/41%. Biên độ tăng mạnh nhất của chỉ số này là 3,34% (ngày 13/10/2000) và biên độ giảm mạnh nhất là 6,11% (13/10/1989).
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ trong tuần - Nguồn: G.Finance.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 2,46%, chỉ số S&P 500 tiến thêm 2,26% và chỉ số Nasdaq lên 2,62%.
So với thời điểm thị trường chứng khoán xuống thấp nhất trong 5 năm được thiết lập ngày 9/3/2009, chỉ số Dow Jones tăng 56,9%, chỉ số S&P 500 tiến thêm 61,6% và chỉ số Nasdaq lên 70,09%.
So với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones tăng 17,02%, chỉ số S&P 500 lên 21,06% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 37,47%.
Đối với nhóm cổ phiếu ngành, 10/10 ngành trong chỉ số S&P 500 tiếp tục tăng điểm trong tuần, trong đó cổ phiếu khối nguyên vật liệu cơ bản tiến thêm 4,24%; cổ phiếu khối hàng tiêu dùng không thiết yếu lên 3,29%, cổ phiếu khối công nghệ thông tin tăng 3,24%...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 13/11: chỉ số Dow Jones tăng 73 điểm, tương đương 0,72%, chốt ở mức 10.270,47.
Chỉ số Nasdaq lên 18,86 điểm, tương đương 0,88%, chốt ở mức 2.167,88.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 6,24 điểm, tương ứng 0,57%, đóng cửa ở mức 1.093,48.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Báo cáo của Chính phủ Mỹ về ngành bán lẻ; Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang có bài phát biểu quan trọng.
Thứ Ba: Công bố chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI), sản xuất công nghiệp; Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Geithner có bài phát biển quan trọng; công bố kết quả kinh doanh của Home Depot, Target và TJX.
Thứ Tư: Công bố về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), số nhà mới khởi công.
Thứ Năm: Liên minh châu Âu chọn chủ tịch mới; công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố kết quả kinh doanh của Dell.
Thứ Sáu: Báo cáo tình trạng thất nghiệp các bang ở Mỹ.
Hôm thứ Sáu, trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters đã công bố kết quả thăm dò về niềm tin của người tiêu dùng Mỹ trong tháng 11/2009. Theo đó, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng nước này đã giảm xuống 66 điểm, từ mức 70,6 điểm trong tháng 10/2009.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho hay, thâm hụt thương mại của nước này trong tháng 9/2009 đã tăng 18,2% lên 36,5 tỷ USD - mức tăng mạnh nhất trong 10 năm qua và cao hơn con số 31,65 tỷ USD mà giới phân tích đưa ra trước đó. Điểm đáng chú ý là thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã tăng 9,2% lên 22,1 tỷ USD.
Bất chấp thông tin không khả quan trên, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn tăng điểm, đưa các chỉ số chứng khoán có thêm một tuần tăng điểm. Các cổ phiếu khối bán lẻ, công nghiệp và công nghệ đã tăng mạnh trong phiên này.
Mặc dù theo quan điểm của người phương Tây, “thứ Sáu ngày 13” sẽ là ngày không may mắn, tuy nhiên quan niệm này lại không hoàn toàn đúng với diễn biến trên thị trường chứng khoán Mỹ. Cụ thể, từ năm 1896 đến nay, tỷ lệ tăng/giảm/không thay đổi giá trị các phiên vào “thứ Sáu ngày 13" của Dow Jones lần lượt là 58%/40%/2%. Dow Jones có phiên tăng điểm mạnh nhất vào ngày 13/12/1929 với biên độ 2,66%, nhưng chỉ số này lại giảm tới 6,91% vào ngày 13/10/1989.
Tương tự, từ năm 1928 đến nay, chỉ số S&P 500 có tỷ lệ tăng/giảm là 59%/41%. Biên độ tăng mạnh nhất của chỉ số này là 3,34% (ngày 13/10/2000) và biên độ giảm mạnh nhất là 6,11% (13/10/1989).
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ trong tuần - Nguồn: G.Finance.
Trong tuần, chỉ số Dow Jones tăng 2,46%, chỉ số S&P 500 tiến thêm 2,26% và chỉ số Nasdaq lên 2,62%.
So với thời điểm thị trường chứng khoán xuống thấp nhất trong 5 năm được thiết lập ngày 9/3/2009, chỉ số Dow Jones tăng 56,9%, chỉ số S&P 500 tiến thêm 61,6% và chỉ số Nasdaq lên 70,09%.
So với đầu năm 2009, chỉ số Dow Jones tăng 17,02%, chỉ số S&P 500 lên 21,06% và chỉ số Nasdaq tiến thêm 37,47%.
Đối với nhóm cổ phiếu ngành, 10/10 ngành trong chỉ số S&P 500 tiếp tục tăng điểm trong tuần, trong đó cổ phiếu khối nguyên vật liệu cơ bản tiến thêm 4,24%; cổ phiếu khối hàng tiêu dùng không thiết yếu lên 3,29%, cổ phiếu khối công nghệ thông tin tăng 3,24%...
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 13/11: chỉ số Dow Jones tăng 73 điểm, tương đương 0,72%, chốt ở mức 10.270,47.
Chỉ số Nasdaq lên 18,86 điểm, tương đương 0,88%, chốt ở mức 2.167,88.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 6,24 điểm, tương ứng 0,57%, đóng cửa ở mức 1.093,48.
Những thông tin đáng chú ý tuần tới:
Thứ Hai: Báo cáo của Chính phủ Mỹ về ngành bán lẻ; Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang có bài phát biểu quan trọng.
Thứ Ba: Công bố chỉ số giá bán của nhà sản xuất (PPI), sản xuất công nghiệp; Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Geithner có bài phát biển quan trọng; công bố kết quả kinh doanh của Home Depot, Target và TJX.
Thứ Tư: Công bố về chỉ số giá tiêu dùng (CPI), số nhà mới khởi công.
Thứ Năm: Liên minh châu Âu chọn chủ tịch mới; công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố kết quả kinh doanh của Dell.
Thứ Sáu: Báo cáo tình trạng thất nghiệp các bang ở Mỹ.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10,197.47 | 10.270,47 | 73,00 | 0,72 |
Nasdaq | 2,149.02 | 2.167,88 | 18,86 | 0,88 | |
S&P 500 | 1,087.24 | 1.093,48 | 6,24 | 0,57 | |
Anh | FTSE 100 | 5,276.50 | 5.296,38 | 19,88 | 0,38 |
Đức | DAX | 5,663.96 | 5.686,83 | 22,87 | 0,40 |
Pháp | CAC 40 | 3,808.07 | 3.806,01 | 2,06 | 0,05 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.670,93 | 7.665,63 | 5,30 | 0,07 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.804,49 | 9.770,31 | 34,18 | 0,35 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.397,57 | 22.553,63 | 156,06 | 0,70 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.572,73 | 1.571,99 | 0,74 | 0,05 |
Singapore | Straits Times | 2.720,85 | 2.727,23 | 0,99 | 0,04 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.172,95 | 3.187,65 | 14,70 | 0,46 |
Ấn Độ | BSE | 16.768,14 | 16.848,83 | 152,80 | 0,92 |
Australia | ASX | 4.758,20 | 4.722,60 | 35,60 | 0,75 |
Việt Nam | VN-Index | 545,98 | 548,21 | 2,23 | 0,41 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |