Phố Wall tiếp tục hoảng loạn
Ngày 22/10, Phố Wall tiếp tục hoảng loạn khi các chỉ số chứng khoán lại sụt giảm với biên độ lớn.
Ngày 22/10, Phố Wall tiếp tục hoảng loạn khi các chỉ số chứng khoán lại sụt giảm với biên độ lớn.
Chứng khoán Mỹ: Chỉ số S&P 500 và Nasdaq xuống mức thấp nhất trong 5 năm
Giá dầu kỳ hạn giao tháng 11 tại NYMEX trong ngày 22/10 đã tiếp tục giảm 5,43 USD/thùng và đóng cửa ở mức 66,75 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 14/6/2007.
Để tìm ra giải pháp ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng, nhóm 20 quốc gia gồm 7 nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi sẽ tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh tại Washington, D.C - Mỹ vào ngày 15/11, nhằm tìm ra tiếng nói chung và thống nhất phương thức hành động chống khủng hoảng.
Được biết, nhóm 20 quốc gia (G20) bao gồm Argentina, Úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ và EU.
Có người nói rằng, cuộc khủng hoảng tài chính này dường như tất cả đều mất, minh chứng là sự sụp đổ của Merrill Lynch, Lehman Brothers,... và những tên tuổi Goldman Sachs, Morgan Stanley cũng đang vật lộn với khó khăn.
Thực tế khác đang chứng minh cho quan điểm trên là đúng khi tài sản ròng của nhiều quỹ đầu cơ (Hedge Fund) đã sụt giảm và đang thua lỗ. Thậm chí các quỹ này đã phải cắt giảm tới 10% việc làm trong vòng 3 tháng qua.
Theo lý thuyết, trong thời điểm khủng hoảng – nhiều bất ổn là môi trường tốt nhất cho các quỹ này phát huy khả năng kiếm tiền, nhưng thực tế lại không như vậy.
Liên quan đến báo cáo kinh doanh của các tập đoàn Mỹ, Ngân hàng Wachovia vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2008, theo đó, ngân hàng này đã thua lỗ 23,9 tỷ USD, tương đương -11,18 USD/cổ phiếu, từ mức lãi 1,62 USD/cổ phiếu của cùng kỳ năm 2007. Như vậy, sau 2 quý, ngân hàng này đã thua lỗ tổng cộng lên đến 33 tỷ USD.
Tiếp nối phản ứng sợ hãi của thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu, chứng khoán khoán Mỹ đã giảm điểm mạnh ngay từ khi thị trường mở cửa, biên độ giảm ngày một được hiện rõ, không khí hoảng loạn lại một lần nữa xuất hiện ở Phố Wall.
Cú sốc giảm điểm đã đến vào lúc 14 giờ (giờ địa phương) khi cả 3 chỉ số đều sụt giảm mạnh trong 40 phút, trong đó, chỉ số Dow Jones đã mất hơn 300 điểm. Như vậy, chỉ số S&P 500 và Nasdaq hiện đã xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 5 năm qua trong khi mốc 8.600 của chỉ số Dow Jones đã chính thức bị xuyên thủng.
Các nhà đầu tư ở Phố Wall đang gia tăng những lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính có thể dẫn tới suy thoái kinh tế kéo dài. Bên cạnh đó, các báo cáo tài chính đa phần đều gây thất vọng trong khi viễn cảnh của các tập đoàn lớn ở Mỹ cũng không có gì sáng sủa hơn.
Giá dầu, nguyên vật liệu cơ bản liên tục giảm nên khiến giới đầu tư tăng mạnh bán các cổ phiếu khối này. Trong đó, cổ phiếu Exxon Mobil giảm 9,7%, cổ phiếu ConocoPhillips mất 9,1%...
Cổ phiếu Boeing mất 7,5%, cổ phiếu AT&T giảm 7,6%, cổ phiếu Wachovia Corp trượt 6,2%, JPMorgan hạ 6,47%, Bank of America mất 5,47%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 514,45 điểm, tương đương -5,69%, đóng cửa ở mức 8.519,21.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 80,93 điểm, tương đương -4,77%, chốt ở mức 1.615,75.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 58,27 điểm, tương đương -6,1%, đóng cửa ở mức 896,78.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,56 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Tại sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 2,57 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 6 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
* Tại Argentina, Chính phủ nước này đã phải chi 30 tỷ USD để quốc hữu các quỹ hưu trí tư nhân trong khi Hungary đã nâng lãi suất cơ bản thêm hơn 4% để ngăn chặn sự mất giá của đồng nội tệ.
Chứng khoán châu Âu: Các chỉ số đều giảm trên 4%
Ngày 22/10, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh đã cho biết, nền kinh tế của nước này có thể sẽ bước vào thời kỳ suy thoái đầu tiên sau 16 năm phát triển, ông cũng nhấn mạnh về viễn cảnh không mấy sáng sủa trong những tháng tiếp theo của nền kinh tế Anh.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu tiếp tục mất điểm với biên độ trên 4% hôm thứ Tư do sự trượt giảm mạnh của cổ phiếu khối ngân hàng và năng lượng.
Chỉ số FTSEurofirst 300, bao gồm 300 tập đoàn hàng đầu châu Âu phiên này cũng giảm 5% và đưa chỉ số này mất 18% giá trị trong tháng 10/2008.
Các cổ phiếu ngân hàng, năng lượng mất điểm mạnh bao gồm: Cổ phiếu Santander mất 10,5%, cổ phiếu BP, Total và Shell đều giảm trên 5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tiếp tục giảm 188,84 điểm, tương đương -4,46%, đóng cửa ở mức 4.040,89, khối lượng giao dịch đạt 2,32 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này giảm 4,46%, khối lượng giao dịch đạt 51,7 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 5,1%, khối lượng giao dịch đạt 202 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á tiếp tục chao đảo
Chứng khoán Nhật đã có ngày giao dịch tồi tệ nhất trong tuần khi biến độ giảm của chỉ số Nikkei là gần 7%. Đồng Yên lên giá và đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 4 năm qua so với đồng Euro nên đã đẩy cổ phiếu các nhà xuất khẩu lớn sụt giảm mạnh, qua đó kéo thị trường đi xuống.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu khối ngân hàng cũng cùng giảm mạnh do lo ngại về viễn cảnh lợi nhuận không sáng sủa trong quý 3, góp phần đẩy thị trường giảm sâu hơn.
Theo giới phân tích nhận định, sau 3 ngày tăng điểm, chỉ số Nikkei 225 đã tăng trên 10% nên giới đầu tư đã tănh mạnh bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận các danh mục đầu tư.
Trong khi đó, những diễn biến không mấy sáng sủa trên thị trường tài chính thế giới khiến nỗi lo suy thoái tiếp tục khiến nhà đầu tư trên thị trường Nhật trở nên thận trọng hơn trong quyết định đầu tư.
Cung áp đảo cầu, số cổ phiếu mất điển gấp hơn 20 lần số cổ phiếu lên điểm nên đà giảm của chỉ số Nikkei 225 liên tục được gia tăng, nhất là vào cuối giờ giao dịch.
Nhiều cổ phiếu blue-chip của các nhà xuất khẩu lớn, cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu về biên độ giảm điểm, trong đó, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group sụt giảm 8,8%, cổ phiếu Mizuho Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group có mức giảm lần lượt là 8,5 và 8%. Cổ phiếu NEC Electronics Corp mất 19,8%, cổ phiếu Sony trượt 9,3%, cổ phiếu Canon hạ 6,1%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 631,56 điểm, tương đương -6,79%, chốt ở mức 8.674,69. Khối lượng giao dịch đạt 2,2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 21 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Hàn Quốc phiên này có lúc đã giảm gần 10% xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua. Dù thị trường có sự phục hồi nhẹ sau đó nhưng biên độ giảm trong phiên này vẫn trên 5%.
Nỗi lo về sự mất giá của đồng Won đã đẩy thị trường tài chính nước này trở nên rủi ro hơn, do đó, các nhà đầu tư đã thận trọng hơn trong các quyết định đầu tư, đặc biệt là các quyết định trên thị trường chứng khoán.
Trong phiên này, cổ phiếu Hynix Semiconductor giảm 14%, Hyundai Motors mất 11%, cổ phiếu POSCO hạ 5%...
Kế thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI giảm 61,51 điểm, tương đương -5,14%, đóng cửa ở mức 1.134,59.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 1,62%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông sụt giảm 5,15%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 5,27%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 3,2%.
Chứng khoán Mỹ: Chỉ số S&P 500 và Nasdaq xuống mức thấp nhất trong 5 năm
Giá dầu kỳ hạn giao tháng 11 tại NYMEX trong ngày 22/10 đã tiếp tục giảm 5,43 USD/thùng và đóng cửa ở mức 66,75 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 14/6/2007.
Để tìm ra giải pháp ngăn chặn cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng, nhóm 20 quốc gia gồm 7 nước phát triển và các nền kinh tế mới nổi sẽ tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh tại Washington, D.C - Mỹ vào ngày 15/11, nhằm tìm ra tiếng nói chung và thống nhất phương thức hành động chống khủng hoảng.
Được biết, nhóm 20 quốc gia (G20) bao gồm Argentina, Úc, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nga, Saudi Arabia, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Mỹ và EU.
Có người nói rằng, cuộc khủng hoảng tài chính này dường như tất cả đều mất, minh chứng là sự sụp đổ của Merrill Lynch, Lehman Brothers,... và những tên tuổi Goldman Sachs, Morgan Stanley cũng đang vật lộn với khó khăn.
Thực tế khác đang chứng minh cho quan điểm trên là đúng khi tài sản ròng của nhiều quỹ đầu cơ (Hedge Fund) đã sụt giảm và đang thua lỗ. Thậm chí các quỹ này đã phải cắt giảm tới 10% việc làm trong vòng 3 tháng qua.
Theo lý thuyết, trong thời điểm khủng hoảng – nhiều bất ổn là môi trường tốt nhất cho các quỹ này phát huy khả năng kiếm tiền, nhưng thực tế lại không như vậy.
Liên quan đến báo cáo kinh doanh của các tập đoàn Mỹ, Ngân hàng Wachovia vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2008, theo đó, ngân hàng này đã thua lỗ 23,9 tỷ USD, tương đương -11,18 USD/cổ phiếu, từ mức lãi 1,62 USD/cổ phiếu của cùng kỳ năm 2007. Như vậy, sau 2 quý, ngân hàng này đã thua lỗ tổng cộng lên đến 33 tỷ USD.
Tiếp nối phản ứng sợ hãi của thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu, chứng khoán khoán Mỹ đã giảm điểm mạnh ngay từ khi thị trường mở cửa, biên độ giảm ngày một được hiện rõ, không khí hoảng loạn lại một lần nữa xuất hiện ở Phố Wall.
Cú sốc giảm điểm đã đến vào lúc 14 giờ (giờ địa phương) khi cả 3 chỉ số đều sụt giảm mạnh trong 40 phút, trong đó, chỉ số Dow Jones đã mất hơn 300 điểm. Như vậy, chỉ số S&P 500 và Nasdaq hiện đã xuống mức thấp nhất trong vòng hơn 5 năm qua trong khi mốc 8.600 của chỉ số Dow Jones đã chính thức bị xuyên thủng.
Các nhà đầu tư ở Phố Wall đang gia tăng những lo ngại về cuộc khủng hoảng tài chính có thể dẫn tới suy thoái kinh tế kéo dài. Bên cạnh đó, các báo cáo tài chính đa phần đều gây thất vọng trong khi viễn cảnh của các tập đoàn lớn ở Mỹ cũng không có gì sáng sủa hơn.
Giá dầu, nguyên vật liệu cơ bản liên tục giảm nên khiến giới đầu tư tăng mạnh bán các cổ phiếu khối này. Trong đó, cổ phiếu Exxon Mobil giảm 9,7%, cổ phiếu ConocoPhillips mất 9,1%...
Cổ phiếu Boeing mất 7,5%, cổ phiếu AT&T giảm 7,6%, cổ phiếu Wachovia Corp trượt 6,2%, JPMorgan hạ 6,47%, Bank of America mất 5,47%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 514,45 điểm, tương đương -5,69%, đóng cửa ở mức 8.519,21.
Chỉ số Nasdaq phiên này hạ 80,93 điểm, tương đương -4,77%, chốt ở mức 1.615,75.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 trượt 58,27 điểm, tương đương -6,1%, đóng cửa ở mức 896,78.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,56 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm. Tại sàn Nasdaq, khối lượng giao dịch đạt 2,57 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 6 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
* Tại Argentina, Chính phủ nước này đã phải chi 30 tỷ USD để quốc hữu các quỹ hưu trí tư nhân trong khi Hungary đã nâng lãi suất cơ bản thêm hơn 4% để ngăn chặn sự mất giá của đồng nội tệ.
Chứng khoán châu Âu: Các chỉ số đều giảm trên 4%
Ngày 22/10, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh đã cho biết, nền kinh tế của nước này có thể sẽ bước vào thời kỳ suy thoái đầu tiên sau 16 năm phát triển, ông cũng nhấn mạnh về viễn cảnh không mấy sáng sủa trong những tháng tiếp theo của nền kinh tế Anh.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu tiếp tục mất điểm với biên độ trên 4% hôm thứ Tư do sự trượt giảm mạnh của cổ phiếu khối ngân hàng và năng lượng.
Chỉ số FTSEurofirst 300, bao gồm 300 tập đoàn hàng đầu châu Âu phiên này cũng giảm 5% và đưa chỉ số này mất 18% giá trị trong tháng 10/2008.
Các cổ phiếu ngân hàng, năng lượng mất điểm mạnh bao gồm: Cổ phiếu Santander mất 10,5%, cổ phiếu BP, Total và Shell đều giảm trên 5%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tiếp tục giảm 188,84 điểm, tương đương -4,46%, đóng cửa ở mức 4.040,89, khối lượng giao dịch đạt 2,32 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này giảm 4,46%, khối lượng giao dịch đạt 51,7 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp trượt 5,1%, khối lượng giao dịch đạt 202 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á tiếp tục chao đảo
Chứng khoán Nhật đã có ngày giao dịch tồi tệ nhất trong tuần khi biến độ giảm của chỉ số Nikkei là gần 7%. Đồng Yên lên giá và đạt ngưỡng cao nhất trong vòng 4 năm qua so với đồng Euro nên đã đẩy cổ phiếu các nhà xuất khẩu lớn sụt giảm mạnh, qua đó kéo thị trường đi xuống.
Bên cạnh đó, các cổ phiếu khối ngân hàng cũng cùng giảm mạnh do lo ngại về viễn cảnh lợi nhuận không sáng sủa trong quý 3, góp phần đẩy thị trường giảm sâu hơn.
Theo giới phân tích nhận định, sau 3 ngày tăng điểm, chỉ số Nikkei 225 đã tăng trên 10% nên giới đầu tư đã tănh mạnh bán ra để hiện thực hóa lợi nhuận các danh mục đầu tư.
Trong khi đó, những diễn biến không mấy sáng sủa trên thị trường tài chính thế giới khiến nỗi lo suy thoái tiếp tục khiến nhà đầu tư trên thị trường Nhật trở nên thận trọng hơn trong quyết định đầu tư.
Cung áp đảo cầu, số cổ phiếu mất điển gấp hơn 20 lần số cổ phiếu lên điểm nên đà giảm của chỉ số Nikkei 225 liên tục được gia tăng, nhất là vào cuối giờ giao dịch.
Nhiều cổ phiếu blue-chip của các nhà xuất khẩu lớn, cổ phiếu ngân hàng dẫn đầu về biên độ giảm điểm, trong đó, cổ phiếu Mitsubishi UFJ Financial Group sụt giảm 8,8%, cổ phiếu Mizuho Financial Group, Sumitomo Mitsui Financial Group có mức giảm lần lượt là 8,5 và 8%. Cổ phiếu NEC Electronics Corp mất 19,8%, cổ phiếu Sony trượt 9,3%, cổ phiếu Canon hạ 6,1%,...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 631,56 điểm, tương đương -6,79%, chốt ở mức 8.674,69. Khối lượng giao dịch đạt 2,2 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 21 cổ phiếu mất điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Hàn Quốc phiên này có lúc đã giảm gần 10% xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua. Dù thị trường có sự phục hồi nhẹ sau đó nhưng biên độ giảm trong phiên này vẫn trên 5%.
Nỗi lo về sự mất giá của đồng Won đã đẩy thị trường tài chính nước này trở nên rủi ro hơn, do đó, các nhà đầu tư đã thận trọng hơn trong các quyết định đầu tư, đặc biệt là các quyết định trên thị trường chứng khoán.
Trong phiên này, cổ phiếu Hynix Semiconductor giảm 14%, Hyundai Motors mất 11%, cổ phiếu POSCO hạ 5%...
Kế thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI giảm 61,51 điểm, tương đương -5,14%, đóng cửa ở mức 1.134,59.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này giảm 1,62%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông sụt giảm 5,15%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 5,27%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc hạ 3,2%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 9.033,66 | 8.519,21 | 514,45 | 5,69 |
Nasdaq | 1.696,68 | 1.615,75 | 80,93 | 4,77 | |
S&P 500 | 955,05 | 896,78 | 58,27 | 6,10 | |
Anh | FTSE 100 | 4.229,73 | 4.040,89 | 188,84 | 4,46 |
Đức | DAX | 4.784,41 | 4.571,07 | 213,34 | 4,46 |
Pháp | CAC 40 | 3.475,40 | 3.298,18 | 177,22 | 5,10 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 4.942,72 | 4.862,59 | 80,13 | 1,62 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.306,25 | 8.674,69 | 631,56 | 6,79 |
Hồng Kông | Hang Seng | 15.041,17 | 14.266,60 | 774,57 | 5,15 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.196,10 | 1.134,59 | 61,51 | 5,14 |
Singapore | Straits Times | 1.918,57 | 1.819,63 | 101,16 | 5,27 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.958,53 | 1.895,82 | 62,71 | 3,20 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |