Phương án tăng vốn của BBT vẫn bế tắc
Dệt may Gia Định tiếp tục bác bỏ phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn của BBT
Đại diện 30% phần vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (BBT - HOSE), Công ty Dệt may Gia Định vẫn tiếp tục bác bỏ phương án phát hành cổ phiếu tăng vốn lên 150 tỷ đồng của BBT.
Đó là nội dung chính trong cuộc họp Hội đồng Quản trị vào ngày 9/8/2008 tại trụ sở Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết.
Đây là cuộc họp nhằm triển khai các kết luận chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND Tp.HCM, ông Nguyễn Trung Tín, trong đó có ý kiến: “Thông qua việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ (chào bán riêng lẻ - PV) của BBT, đề nghị Ủy ban Chứng khoán nên xem xét tính khả thi của phương án. Với tình hình thực trạng thua lỗ hiện nay, phục hồi sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động trên cơ sở phải đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, nhất là liên quan đến vấn đề xã hội, để quyết định cho BBT thực hiện phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ”.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Xuân, một trong ba đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty Dệt may Gia Định, cho rằng: “ý kiến này của UBND Tp.HCM không có nghĩa là thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ của BBT, vì quyền thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ của BBT là quyền của cổ đông công ty”.
Điều này đồng nghĩa với việc Công ty Dệt may Gia Định tiếp tục bác bỏ và chưa thông qua phương án phát hành cổ phiếu cũng như thời điểm sẽ thông qua phương án phát hành này của BBT.
Không những thế, việc Công ty Dệt may Gia Định có cho BBT vay 10 tỷ đồng đã nêu trước đó để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hay không, và số vốn vay là bao nhiêu cũng chưa có câu trả lời cụ thể.
Theo ông Tạ Xuân Thọ, Tổng giám đốc BBT, dù đã tìm nhiều cách để tháo gỡ khó khăn nhưng BBT vẫn chưa tìm thấy lối ra cho mình. Với những điều kiện như vậy, Hội đồng Quản trị BBT không đủ cơ sở để đưa ra các phương án khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian chờ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ theo như ý kiến chỉ đạo trong thông báo kết luận của UBND Tp.HCM.
“Nếu tiếp tục trì hoãn việc tăng vốn điều kệ như hiện nay, Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết sẽ không thể cắt lỗ trong năm nay”, ông Thọ cho biết.
Được biết, trước đó hôm 8/8, công nhân khối sản xuất của BBT đã tập trung tại văn phòng công ty đòi được trả lương tháng 7 và yêu cầu được trả lời cụ thể về việc công ty có tuyên bố phá sản hay không, để người lao động tìm việc làm khác nhằm ổn định cuộc sống.
Và để giảm bớt khó khăn cho công nhân trong thời gian công ty chưa phục hồi hoạt động sản xuất, ngày 11/8, Ban giám đốc BBT đã tạm ứng trước 50% mức lương cho công nhân khối sản xuất.
Đó là nội dung chính trong cuộc họp Hội đồng Quản trị vào ngày 9/8/2008 tại trụ sở Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết.
Đây là cuộc họp nhằm triển khai các kết luận chỉ đạo của Phó chủ tịch UBND Tp.HCM, ông Nguyễn Trung Tín, trong đó có ý kiến: “Thông qua việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ (chào bán riêng lẻ - PV) của BBT, đề nghị Ủy ban Chứng khoán nên xem xét tính khả thi của phương án. Với tình hình thực trạng thua lỗ hiện nay, phục hồi sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động trên cơ sở phải đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông, nhất là liên quan đến vấn đề xã hội, để quyết định cho BBT thực hiện phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ”.
Tuy nhiên, theo ông Bùi Văn Xuân, một trong ba đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty Dệt may Gia Định, cho rằng: “ý kiến này của UBND Tp.HCM không có nghĩa là thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ của BBT, vì quyền thông qua phương án phát hành cổ phiếu riêng lẻ của BBT là quyền của cổ đông công ty”.
Điều này đồng nghĩa với việc Công ty Dệt may Gia Định tiếp tục bác bỏ và chưa thông qua phương án phát hành cổ phiếu cũng như thời điểm sẽ thông qua phương án phát hành này của BBT.
Không những thế, việc Công ty Dệt may Gia Định có cho BBT vay 10 tỷ đồng đã nêu trước đó để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh hay không, và số vốn vay là bao nhiêu cũng chưa có câu trả lời cụ thể.
Theo ông Tạ Xuân Thọ, Tổng giám đốc BBT, dù đã tìm nhiều cách để tháo gỡ khó khăn nhưng BBT vẫn chưa tìm thấy lối ra cho mình. Với những điều kiện như vậy, Hội đồng Quản trị BBT không đủ cơ sở để đưa ra các phương án khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian chờ việc phát hành cổ phiếu riêng lẻ theo như ý kiến chỉ đạo trong thông báo kết luận của UBND Tp.HCM.
“Nếu tiếp tục trì hoãn việc tăng vốn điều kệ như hiện nay, Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết sẽ không thể cắt lỗ trong năm nay”, ông Thọ cho biết.
Được biết, trước đó hôm 8/8, công nhân khối sản xuất của BBT đã tập trung tại văn phòng công ty đòi được trả lương tháng 7 và yêu cầu được trả lời cụ thể về việc công ty có tuyên bố phá sản hay không, để người lao động tìm việc làm khác nhằm ổn định cuộc sống.
Và để giảm bớt khó khăn cho công nhân trong thời gian công ty chưa phục hồi hoạt động sản xuất, ngày 11/8, Ban giám đốc BBT đã tạm ứng trước 50% mức lương cho công nhân khối sản xuất.