Quốc hội khóa 12 tiến hành kỳ họp cuối
Theo chương trình dự kiến, kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12 sẽ diễn ra từ 21 đến 29/3
Không chỉ riêng báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2007 – 2011 của Quốc hội mà của cả Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ được trình bày ngay ngày làm việc đầu tiên của kỳ họp Quốc hội thứ 9, được khai mạc sáng nay (21/3) tại Thủ đô Hà Nội.
Đây cũng là nội dung trọng tâm của kỳ họp thứ 9, kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12.
Theo chương trình dự kiến, kỳ họp này sẽ diễn ra từ 21 đến 29/3, và sẽ không có nội dung chất vấn và trả lời chất vấn như mọi kỳ họp khác. Số lượng các dự án luật được thông qua cũng ít hơn nhiều. Gồm, Luật Kiểm toán độc lập; Luật Phòng chống buôn bán người; bộ luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự và Luật Thủ đô.
Trong thời gian gần 10 ngày làm việc, Quốc hội sẽ dành 3 buổi thảo luận tại tổ về Báo cáo tổng kết hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nhiệm kỳ khóa 12; của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Sau đó, Quốc hội sẽ dành thời gian một ngày để xem xét báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của chính mình và một ngày thảo luận các báo cáo khác.
Theo thông lệ, tại phiên khai mạc, ngay sau phát biểu của Chủ tịch Quốc hội sẽ là báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2010 và tình hình những tháng đầu năm 2011 của Chính phủ.
Báo cáo của Chính phủ (đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội) cho biết, trong tổng số 21 chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 2010, có 16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.
Một số chỉ tiêu đạt kết quả cao hơn so với số đã báo cáo Quốc hội, như: tốc độ tăng trưởng kinh tế; tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; tạo việc làm; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý...
Tuy nhiên chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh vào quý 4 và chỉ số giá tiêu dùng cả năm tăng cao hơn nhiều so với kế hoạch đề ra.
Chính phủ cũng nhìn nhận, tình hình kinh tế xã hội trong nước và quốc tế trong những tháng đầu năm 2011 đã xuất hiện nhiều yếu tố đáng lo ngại, tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Đồng thời xác định việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay.
Tại báo cáo thẩm tra sẽ được trình bày ngay tiếp sau báo cáo của Chính phủ, ngoài sự lo ngại về tính không vững chắc của các cân đối lớn của nền kinh tế, Ủy ban Kinh tế cũng chỉ ra những yếu tố mới ảnh hưởng xấu đến kinh tế Việt Nam năm 2011.
Trong cuộc họp báo trước thềm kỳ họp, Người phát ngôn của Quốc hội, ông Trần Đình Đàn cho biết, dự kiến ban đầu chỉ dành 1 buổi để thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội. Song, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, thời gian thảo luận nội dung này sẽ được tăng lên 1 ngày.
Đây cũng là nội dung trọng tâm của kỳ họp thứ 9, kỳ họp cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa 12.
Theo chương trình dự kiến, kỳ họp này sẽ diễn ra từ 21 đến 29/3, và sẽ không có nội dung chất vấn và trả lời chất vấn như mọi kỳ họp khác. Số lượng các dự án luật được thông qua cũng ít hơn nhiều. Gồm, Luật Kiểm toán độc lập; Luật Phòng chống buôn bán người; bộ luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Tố tụng dân sự và Luật Thủ đô.
Trong thời gian gần 10 ngày làm việc, Quốc hội sẽ dành 3 buổi thảo luận tại tổ về Báo cáo tổng kết hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nhiệm kỳ khóa 12; của Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Sau đó, Quốc hội sẽ dành thời gian một ngày để xem xét báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của chính mình và một ngày thảo luận các báo cáo khác.
Theo thông lệ, tại phiên khai mạc, ngay sau phát biểu của Chủ tịch Quốc hội sẽ là báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2010 và tình hình những tháng đầu năm 2011 của Chính phủ.
Báo cáo của Chính phủ (đã được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội) cho biết, trong tổng số 21 chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 2010, có 16 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch.
Một số chỉ tiêu đạt kết quả cao hơn so với số đã báo cáo Quốc hội, như: tốc độ tăng trưởng kinh tế; tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; tạo việc làm; tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý...
Tuy nhiên chỉ số giá tiêu dùng tăng nhanh vào quý 4 và chỉ số giá tiêu dùng cả năm tăng cao hơn nhiều so với kế hoạch đề ra.
Chính phủ cũng nhìn nhận, tình hình kinh tế xã hội trong nước và quốc tế trong những tháng đầu năm 2011 đã xuất hiện nhiều yếu tố đáng lo ngại, tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Đồng thời xác định việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay.
Tại báo cáo thẩm tra sẽ được trình bày ngay tiếp sau báo cáo của Chính phủ, ngoài sự lo ngại về tính không vững chắc của các cân đối lớn của nền kinh tế, Ủy ban Kinh tế cũng chỉ ra những yếu tố mới ảnh hưởng xấu đến kinh tế Việt Nam năm 2011.
Trong cuộc họp báo trước thềm kỳ họp, Người phát ngôn của Quốc hội, ông Trần Đình Đàn cho biết, dự kiến ban đầu chỉ dành 1 buổi để thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội. Song, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, thời gian thảo luận nội dung này sẽ được tăng lên 1 ngày.