Quốc hội khoá 14 sẽ xem xét nghiêm túc Luật Biểu tình
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định khi trả lời câu hỏi của VnEconomy
Quốc hội khoá 14 sẽ xem xét nghiêm túc Luật Biểu tình, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định khi trả lời câu hỏi của VnEconomy tại buổi gặp mặt các cơ quan thông tấn báo chí, sáng 23/7.
Tham dự buổi gặp còn có các phó chủ tịch Quốc hội vừa tái đắc cử.
Luật phải phù hợp tình hình
VnEconomy hỏi, quyền biểu tình của công dân đã được hiến định từ bản Hiến pháp đầu tiên, nhưng đến nay Quốc hội vẫn "nợ" dân. Liệu Quốc hội khoá 14 có trả "món nợ" này hay không?
"Luật Biểu tình liên quan đến quyền của công dân, việc lùi là để nghiên cứu căn cơ thấu đáo phù hợp với tình hình của đất nước. Đất nước ta ổn định, trong khi nhiều nơi tình hình cho thấy rất lo lắng, nên việc ban hành luật phải phù hợp tình hình, bảo đảm lợi ích của đất nước, bảo đảm quyền của người dân, nhưng không làm rối loạn đất nước", Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Tuy nhiên, bà cho biết, Luật Biểu tình sẽ được Quốc hội khoá 14 nghiêm túc xem xét sau khi Chính phủ trình, chứ không lùi vô thời hạn.
Với câu hỏi tiếp theo của VnEconomy về kinh nghiệm nào của người tiền nhiệm khiến bà tâm đắc và sẽ phát huy, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, bà học hỏi được rất nhiều từ nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, từ thời còn làm ở Bộ Tài chính đến khi sang Chính phủ, rồi Quốc hội.
Điều bà học được, đó là bản lĩnh chính trị và tính quyết đoán, hai điều rất quan trọng với một người lãnh đạo. Đứng trước vấn đề khó khăn, khi thấy đúng thì quyết đoán, và nếu có quyết đoán sai, thì phải sẵn sàng chịu trách nhiệm.
"Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn Quốc hội chống mọi biểu hiện quan liêu tham nhũng tiêu cực. Cá nhân bà sẽ làm gì để Quốc hội đạt được điều này?", phóng viên Dân Trí đặt câu hỏi.
"Khi tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân, Hiến pháp, có nghĩa là phải chống tham nhũng, quan liêu, tiêu cực. Để chống thì phải làm công tác lập pháp cho tốt, để không ai lợi dụng mà tham nhũng. Luật ban hành rồi thì cần giám sát xem thực hiện và vận dụng có đúng hay không", Chủ tịch Quốc hội trả lời.
Chủ quyền là vấn đề thiêng liêng
Phóng viên báo Tuổi Trẻ hỏi: "Các phân tích cho thấy nợ công nhiều khả năng vượt giới hạn, nếu vượt thì ai chịu trách nhiệm, và bà sẽ làm gì để giảm nỗi lo của nhân dân trước vấn đề này?".
"Quốc hội đang kiểm soát chặt chẽ nợ công, tất nhiên Quốc hội cũng có trách nhiệm vì phát hành trái phiếu bội chi bao nhiêu là có nghị quyết của Quốc hội, nhưng điều hành là do Chính phủ", Chủ tịch Quốc hội nói.
Bà cho biết, Quốc hội sẽ tính toán lại cách xác định nợ công, xem ngưỡng 65% GDP có an toàn hay không.
"Quốc hội sẽ kiểm soát để không dẫm lên vết xe đổ của các quốc gia đi trước, cho dù vay nợ là cần thiết. Nhất định không để tỷ lệ bội chi tăng lên, mà sẽ dần dần kéo xuống", Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định.
Trả lời câu hỏi liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển đảo, Chủ tịch Quốc hội khẳng định chủ quyền là vấn đề thiêng liêng, lập trường của Quốc hội khoá 14 không có gì khác so với khoá 13.
"Hơn ai hết, Việt Nam mong muốn hoà bình, nên để bảo vệ chủ quyền biển đảo trong bối cảnh có tranh chấp nhiều bên, thì phải có biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao khôn khéo để đảm bảo hoà bình... Cũng có một số cá nhân, tổ chức hô hào rất to, nhưng chỉ nhằm kích động để làm rối tình hình", Chủ tịch nói.
Rõ ràng với báo chí còn hơn là mập mờ
Tại cuộc gặp, nhiều câu hỏi liên quan đến Formosa cũng đã được Chủ tịch Quốc hội trả lời.
Phóng viên Tuổi Trẻ đề nghị bà cho biết ý kiến cá nhân về phát biểu của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, cho rằng cần lập uỷ ban điều tra về Formosa.
Bà Ngân cho biết, hiện nay chưa có chủ trương lập uỷ ban lâm thời. Để có kết luận về Formosa, Chính phủ đã rất cố gắng, tổ chức gây ra đã nhận lỗi và cam kết khắc phục, đó là thắng lợi bước đầu.
"Dân nói là chậm, nhưng không nhanh được đâu, vì cần phải có bằng chứng khoa học thì người ta mới thừa nhận. Chưa đặt ra vấn đề về lập uỷ ban lâm thời, nhưng sẽ giám sát. Bộ Chính trị đã có nhiều phiên họp và chỉ đạo chặt chẽ, mới có kết quả như vừa qua", bà Ngân cho biết.
"Trong vụ Formosa, báo chí rất khó tiếp cận các đại biểu có liên quan, như nguyên Bí thư Hà Tĩnh Võ Kim Cự, xin Chủ tịch bình luận", phóng viên VnExpress đặt vấn đề.
"Việc ông Võ Kim Cự "tránh" thì bữa nay tôi mới biết, tôi sẽ nhắc ông Cự là phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí. Rõ ràng với báo chí còn hơn là mập mờ", Chủ tịch trả lời.
Phóng viên Zing News nêu về vấn đề giám sát đối với việc bổ nhiệm cán bộ ồ ạt cuối nhiệm kỳ, như ở Bộ Công Thương vừa qua, với trường hợp cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
"Trong giám sát, không phải lúc nào cũng đổ hết lỗi cho Chính phủ cả. Quốc hội cũng phải chịu trách nhiệm với hoạt động giám sát của mình, nếu ở đâu đó có sai phạm. Quốc hội vì vậy phải tăng cường thêm trách nhiệm với chính mỗi đại biểu", Chủ tịch trao đổi.
"Chủ tịch tự chọn áo dài cho mình, hay có nhà thiết kế riêng? Bà dành bao nhiêu thời gian chuẩn bị mỗi lần xuất hiện trước công chúng?", bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhận câu hỏi cuối cùng.
"Tôi may nhiều chỗ lắm, tất nhiên có một vài nhà thiết kế thấy cũng đẹp thì tôi chọn, cũng phải thay đổi phong cách khi đơn giản khi cầu kỳ, nhưng mỗi lần xuất hiện cũng không mất nhiều thời gian. Sáng nay không định mặc áo dài, nhưng thấy chị Phóng (Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng - PV) mặc, nên chỉ 5 phút là tôi có ngay chiếc áo dài này", bà Ngân trả lời.
Tham dự buổi gặp còn có các phó chủ tịch Quốc hội vừa tái đắc cử.
Luật phải phù hợp tình hình
VnEconomy hỏi, quyền biểu tình của công dân đã được hiến định từ bản Hiến pháp đầu tiên, nhưng đến nay Quốc hội vẫn "nợ" dân. Liệu Quốc hội khoá 14 có trả "món nợ" này hay không?
"Luật Biểu tình liên quan đến quyền của công dân, việc lùi là để nghiên cứu căn cơ thấu đáo phù hợp với tình hình của đất nước. Đất nước ta ổn định, trong khi nhiều nơi tình hình cho thấy rất lo lắng, nên việc ban hành luật phải phù hợp tình hình, bảo đảm lợi ích của đất nước, bảo đảm quyền của người dân, nhưng không làm rối loạn đất nước", Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Tuy nhiên, bà cho biết, Luật Biểu tình sẽ được Quốc hội khoá 14 nghiêm túc xem xét sau khi Chính phủ trình, chứ không lùi vô thời hạn.
Với câu hỏi tiếp theo của VnEconomy về kinh nghiệm nào của người tiền nhiệm khiến bà tâm đắc và sẽ phát huy, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, bà học hỏi được rất nhiều từ nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, từ thời còn làm ở Bộ Tài chính đến khi sang Chính phủ, rồi Quốc hội.
Điều bà học được, đó là bản lĩnh chính trị và tính quyết đoán, hai điều rất quan trọng với một người lãnh đạo. Đứng trước vấn đề khó khăn, khi thấy đúng thì quyết đoán, và nếu có quyết đoán sai, thì phải sẵn sàng chịu trách nhiệm.
"Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn Quốc hội chống mọi biểu hiện quan liêu tham nhũng tiêu cực. Cá nhân bà sẽ làm gì để Quốc hội đạt được điều này?", phóng viên Dân Trí đặt câu hỏi.
"Khi tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, nhân dân, Hiến pháp, có nghĩa là phải chống tham nhũng, quan liêu, tiêu cực. Để chống thì phải làm công tác lập pháp cho tốt, để không ai lợi dụng mà tham nhũng. Luật ban hành rồi thì cần giám sát xem thực hiện và vận dụng có đúng hay không", Chủ tịch Quốc hội trả lời.
Chủ quyền là vấn đề thiêng liêng
Phóng viên báo Tuổi Trẻ hỏi: "Các phân tích cho thấy nợ công nhiều khả năng vượt giới hạn, nếu vượt thì ai chịu trách nhiệm, và bà sẽ làm gì để giảm nỗi lo của nhân dân trước vấn đề này?".
"Quốc hội đang kiểm soát chặt chẽ nợ công, tất nhiên Quốc hội cũng có trách nhiệm vì phát hành trái phiếu bội chi bao nhiêu là có nghị quyết của Quốc hội, nhưng điều hành là do Chính phủ", Chủ tịch Quốc hội nói.
Bà cho biết, Quốc hội sẽ tính toán lại cách xác định nợ công, xem ngưỡng 65% GDP có an toàn hay không.
"Quốc hội sẽ kiểm soát để không dẫm lên vết xe đổ của các quốc gia đi trước, cho dù vay nợ là cần thiết. Nhất định không để tỷ lệ bội chi tăng lên, mà sẽ dần dần kéo xuống", Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định.
Trả lời câu hỏi liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển đảo, Chủ tịch Quốc hội khẳng định chủ quyền là vấn đề thiêng liêng, lập trường của Quốc hội khoá 14 không có gì khác so với khoá 13.
"Hơn ai hết, Việt Nam mong muốn hoà bình, nên để bảo vệ chủ quyền biển đảo trong bối cảnh có tranh chấp nhiều bên, thì phải có biện pháp đấu tranh chính trị, ngoại giao khôn khéo để đảm bảo hoà bình... Cũng có một số cá nhân, tổ chức hô hào rất to, nhưng chỉ nhằm kích động để làm rối tình hình", Chủ tịch nói.
Rõ ràng với báo chí còn hơn là mập mờ
Tại cuộc gặp, nhiều câu hỏi liên quan đến Formosa cũng đã được Chủ tịch Quốc hội trả lời.
Phóng viên Tuổi Trẻ đề nghị bà cho biết ý kiến cá nhân về phát biểu của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, cho rằng cần lập uỷ ban điều tra về Formosa.
Bà Ngân cho biết, hiện nay chưa có chủ trương lập uỷ ban lâm thời. Để có kết luận về Formosa, Chính phủ đã rất cố gắng, tổ chức gây ra đã nhận lỗi và cam kết khắc phục, đó là thắng lợi bước đầu.
"Dân nói là chậm, nhưng không nhanh được đâu, vì cần phải có bằng chứng khoa học thì người ta mới thừa nhận. Chưa đặt ra vấn đề về lập uỷ ban lâm thời, nhưng sẽ giám sát. Bộ Chính trị đã có nhiều phiên họp và chỉ đạo chặt chẽ, mới có kết quả như vừa qua", bà Ngân cho biết.
"Trong vụ Formosa, báo chí rất khó tiếp cận các đại biểu có liên quan, như nguyên Bí thư Hà Tĩnh Võ Kim Cự, xin Chủ tịch bình luận", phóng viên VnExpress đặt vấn đề.
"Việc ông Võ Kim Cự "tránh" thì bữa nay tôi mới biết, tôi sẽ nhắc ông Cự là phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí. Rõ ràng với báo chí còn hơn là mập mờ", Chủ tịch trả lời.
Phóng viên Zing News nêu về vấn đề giám sát đối với việc bổ nhiệm cán bộ ồ ạt cuối nhiệm kỳ, như ở Bộ Công Thương vừa qua, với trường hợp cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.
"Trong giám sát, không phải lúc nào cũng đổ hết lỗi cho Chính phủ cả. Quốc hội cũng phải chịu trách nhiệm với hoạt động giám sát của mình, nếu ở đâu đó có sai phạm. Quốc hội vì vậy phải tăng cường thêm trách nhiệm với chính mỗi đại biểu", Chủ tịch trao đổi.
"Chủ tịch tự chọn áo dài cho mình, hay có nhà thiết kế riêng? Bà dành bao nhiêu thời gian chuẩn bị mỗi lần xuất hiện trước công chúng?", bà Nguyễn Thị Kim Ngân nhận câu hỏi cuối cùng.
"Tôi may nhiều chỗ lắm, tất nhiên có một vài nhà thiết kế thấy cũng đẹp thì tôi chọn, cũng phải thay đổi phong cách khi đơn giản khi cầu kỳ, nhưng mỗi lần xuất hiện cũng không mất nhiều thời gian. Sáng nay không định mặc áo dài, nhưng thấy chị Phóng (Phó chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng - PV) mặc, nên chỉ 5 phút là tôi có ngay chiếc áo dài này", bà Ngân trả lời.