Quốc hội phê chuẩn công ước chống tra tấn, hạ nhục con người
Việt Nam sẽ không áp dụng trực tiếp các quy định của công ước chống tra tấn, hạ nhục con người
Với 100% đại biểu tán thành, sáng 28/11 Quốc hội đã thông qua hai nghị quyết phê chuẩn công ước Liên hiệp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người, và công ước về quyền của người khuyết tật.
Tuy nhiên, Việt Nam sẽ không áp dụng trực tiếp các quy định của công ước, theo nghị quyết.
Trước đó, Việt Nam đã ký tham gia gia công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người tại New York ngày 7/11/2013.
Báo cáo giải trình trước khi Quốc hội phê chuẩn, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoạiTrần Văn Hằng cho biết, có ý kiến thảo luận đề nghị không quy định vấn đề không áp dụng trực tiếp công ước như trong dự thảo nghị quyết. Ý kiến khác đề nghị cần rà soát kỹ để áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần công ước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dẫn Hiến pháp năm 2013 khẳng định Việt Nam tuân thủ Hiến chương Liên hiệp quốc và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (điều 12 Hiến pháp). Công ước chống tra tấn là điều ước quốc tế liên quan đến quyền con người.
Do đó, để thực hiện công ước thì Việt Nam cần nội luật hóa quy định của công ước vào hệ thống pháp luật, nhất là đối với các quy định của công ước mà pháp luật Việt Nam chưa quy định. Do vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và thể hiện nội dung này tại nghị quyết.
Nghị quyết cũng nêu rõ, Việt Nam bảo lưu quy định điều 20, khoản 1 điều 30 công ước và không coi quy định tại khoản 2 điều 8 công ước là cơ sở pháp lý trực tiếp để dẫn độ.
Việc dẫn độ sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở các hiệp định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia hoặc nguyên tắc có đi có lại.
Quốc hội nhất trí bổ sung quy định Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
Thông qua nghị quyết phê chuẩn công ước về quyền của người khuyết tật mà Việt Nam đã ký tham gia ngày 22/10/2007 tại trụ sở Liên hiệp quốc tại New York, Việt Nam cam kết thực hiện công ước này trên tất cả các lĩnh vực.
Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện công ước, còn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội được giao giám sát việc thực hiện nghị quyết.
Tuy nhiên, Việt Nam sẽ không áp dụng trực tiếp các quy định của công ước, theo nghị quyết.
Trước đó, Việt Nam đã ký tham gia gia công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người tại New York ngày 7/11/2013.
Báo cáo giải trình trước khi Quốc hội phê chuẩn, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoạiTrần Văn Hằng cho biết, có ý kiến thảo luận đề nghị không quy định vấn đề không áp dụng trực tiếp công ước như trong dự thảo nghị quyết. Ý kiến khác đề nghị cần rà soát kỹ để áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần công ước.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội dẫn Hiến pháp năm 2013 khẳng định Việt Nam tuân thủ Hiến chương Liên hiệp quốc và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (điều 12 Hiến pháp). Công ước chống tra tấn là điều ước quốc tế liên quan đến quyền con người.
Do đó, để thực hiện công ước thì Việt Nam cần nội luật hóa quy định của công ước vào hệ thống pháp luật, nhất là đối với các quy định của công ước mà pháp luật Việt Nam chưa quy định. Do vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và thể hiện nội dung này tại nghị quyết.
Nghị quyết cũng nêu rõ, Việt Nam bảo lưu quy định điều 20, khoản 1 điều 30 công ước và không coi quy định tại khoản 2 điều 8 công ước là cơ sở pháp lý trực tiếp để dẫn độ.
Việc dẫn độ sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, trên cơ sở các hiệp định về dẫn độ mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia hoặc nguyên tắc có đi có lại.
Quốc hội nhất trí bổ sung quy định Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
Thông qua nghị quyết phê chuẩn công ước về quyền của người khuyết tật mà Việt Nam đã ký tham gia ngày 22/10/2007 tại trụ sở Liên hiệp quốc tại New York, Việt Nam cam kết thực hiện công ước này trên tất cả các lĩnh vực.
Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, các cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện công ước, còn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội được giao giám sát việc thực hiện nghị quyết.