Rút giấy phép 16 doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ký quyết định thu hồi giấy phép của 16 doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ký quyết định thu hồi giấy phép của 16 doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Lý do thu hồi giấy phép mà Bộ đưa ra là các doanh nghiệp này đã “phạm luật”.
Cụ thể, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ( luật xuất khẩu lao động) có hiệu từ 1/7/2007 quy định, sau 180 ngày kể từ ngày luật có hiệu lực, doanh nghiệp đang có giấy phép xuất khẩu lao động phải làm thủ tục đổi lại giấy phép. Tuy nhiên, 16 doanh nghiệp này vẫn chưa làm thủ tục nói trên.
Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, những doanh nghiệp sau khi bị thu hồi giấy phép vẫn phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của mình với những hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người đi làm việc ở nước ngoài tới khi chúng hết hiệu lực. Bản thân doanh nghiệp phải có trách nhiệm với những lao động mà họ đã tạo nguồn nhưng chưa đưa đi được.
Lý do thu hồi giấy phép mà Bộ đưa ra là các doanh nghiệp này đã “phạm luật”.
Cụ thể, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ( luật xuất khẩu lao động) có hiệu từ 1/7/2007 quy định, sau 180 ngày kể từ ngày luật có hiệu lực, doanh nghiệp đang có giấy phép xuất khẩu lao động phải làm thủ tục đổi lại giấy phép. Tuy nhiên, 16 doanh nghiệp này vẫn chưa làm thủ tục nói trên.
Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, những doanh nghiệp sau khi bị thu hồi giấy phép vẫn phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của mình với những hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng đưa người đi làm việc ở nước ngoài tới khi chúng hết hiệu lực. Bản thân doanh nghiệp phải có trách nhiệm với những lao động mà họ đã tạo nguồn nhưng chưa đưa đi được.