Sacom bác bỏ tin đồn phá sản
Nguyên nhân của tin đồn phá sản xuất phát từ việc Sacom bị thua lỗ 67,38 tỷ đồng trong năm 2008 vừa qua
Tại cuộc gặp mặt với các nhà đầu tư vào sáng ngày 5/3/2009, ông Đỗ Văn Trắc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cáp và Vật liệu viễn thông - Sacom (SAM-HOSE) đã chính thức bác bỏ tin đồn công ty bị phá sản.
Nguyên nhân của tin đồn trên xuất phát từ việc Sacom bị thua lỗ 67,38 tỷ đồng trong năm 2008 vừa qua.
Yêu cầu điều tra tin đồn
“Phá sản có nghĩa là đang vay ngân hàng một khoản tiền lớn và không trả được nợ, thế nhưng hiện chúng tôi đang có lượng tiền mặt 660 tỷ đồng gửi ngân hàng, chưa kể các khoản đầu tư, góp vốn khác. Tôi cũng đã gặp cơ quan công an và yêu cầu điều tra tin đồn trên”, ông Trắc nói.
“Các nhà đầu tư không nên quá lo lắng. Lượng tiền mặt Sacom đang gửi ngân hàng tương đương với giá trị vốn hóa của công ty. Điều này có nghĩa nếu công ty giải thể ở thời điểm này thì tiền mặt đủ để trả lại tiền cho cổ đông đúng bằng giá cổ phiếu họ mua.
Ngoài ra, chưa kể các tài sản khác của công ty như đất đai, nhà xưởng, các khoản đầu tư vào các công ty khác...”, ông Trắc trấn an nhà đầu tư.
Giải thích về tình hình kinh doanh dẫn đến thua lỗ trong năm 2008 vừa qua, ông Trắc cho biết: “Chúng tôi không ai muốn thua lỗ, nhưng việc rủi ro trong đầu tư là chuyện không tránh khỏi. Quan trọng là Sacom đã trích lập dự phòng triệt để, chứ không tính chuyện dồn lỗ sang năm sau.”
Doanh thu của Sacom giảm mạnh trong năm 2008 do nhu cầu của VNPT (khách hàng chính của công ty) đã giảm mạnh do mạng điện thoại truyền thống đã đạt đến gần mức bão hòa.
Hiện tại, các nhà khai thác dịch vụ điện thoại đang định hướng triển khai mạng sử dụng dịch vụ cao cấp bằng cách đưa cáp quang đến nhà thuê bao thay cho cáp đồng.
Tuy nhiên dự án này chưa khả thi vì chi phí để lắp đặt cáp quang lớn hơn so với cáp đồng và trình độ dân trí của người dân còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém nên việc triển khai dịch vụ cáp quang đến từng nhà là khó khả thi trong vài năm tới.
Thực tế, năm 2008, hoạt động kinh doanh của Sacom vẫn tốt. Cụ thể, quý 4/2008, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 97,33 tỷ đồng, lũy kế năm 2008 đạt 1.296,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do chi phí tài chính quý 4/2008 lên tới 203,65 tỷ đồng, lũy kế năm 2008 là 293,5 tỷ đồng, tổng giá trị trích lập dự phòng lên tới 240 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế quý 4/2008 của công ty lỗ 154,84 tỷ đồng và lũy kế cả năm lỗ 67,38 tỷ đồng.
"Xin hãy tin tưởng chúng tôi"
“Tôi không khuyên nhà đầu tư nên mua vào cổ phiếu SAM, mà chỉ có thể nói đây là cơ hội tốt để mua đầu tư trong dài hạn. Có thể trong ngắn hạn, Sacom vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cổ phiếu SAM chưa thể tăng trưởng ngay.
Nhưng trong dài hạn thì các nhà đầu tư xin hãy tin tưởng chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để đem lại kết quả tốt nhất cho cổ đông”, ông Trắc khẳng định.
Trong thời gian vừa qua khi thấy giá cổ phiếu SAM đã xuống mức thấp, đại diện của công ty đã liên tục đăng ký mua vào cổ phiếu quỹ. Tổng cộng đã có khoảng 2 triệu cổ phiếu quỹ được mua vào trong thời điểm cuối năm 2008.
Mới đây, công ty tiếp tục đăng ký mua thêm 5 triệu cổ phiếu nữa nhưng Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) không chấp nhận do công ty đang thua lỗ.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2008 của Sacom, tại thời điểm 31/12/2008, ngoài các khoản góp vốn 1.050 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn vào các Công ty Quỹ Tầm nhìn SSI (280 tỷ đồng), đầu tư cổ phiếu ALP (Công ty Cổ phần Alphanam - hơn 40 tỷ đồng), đầu tư vào cổ phiếu HPG hơn 345 tỷ đồng, góp hơn 42 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Bất động sản Sacomland...
Sacom còn trên 660 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, trên 130 tỷ đồng tiền nợ của khách hàng, vật tư tồn kho (không phải sản phẩm tồn kho) ước khoảng 280 tỷ đồng. Đây chính là số hàng hóa để phục vụ sản xuất và cũng chính là lợi nhuận của công ty.
Theo giới chuyên môn, mặc dù hoạt động kinh doanh chính của Sacom đang ở thời kỳ khó khăn, sản phẩm cáp đồng đang bị thu hẹp, nhu cầu cáp quang còn rất hạn chế, nhưng SAM là cổ phiếu tiềm năng trong dài hạn.
Tiềm năng nằm ở chỗ Sacom hiện tại không nợ ngân hàng, có lượng tiền mặt lớn, có khả năng tham gia vào các dự án bất động sản mà không cần vay vốn ngân hàng...
Tuy nhiên, về ngắn hạn không thể phủ nhận năm 2009 sẽ là một năm khó khăn cho cổ phiếu này.
Năm 2009 này, Ban giám đốc Sacom đã thận trọng đưa ra kế hoạch với khoảng 350 tỷ đồng doanh thu và 137 tỷ đồng lợi nhuận. Kế hoạch này đã được Hội đồng Quản trị thông qua và sẽ được đưa ra trình tại đại hội cổ đông thường niên 2009 sắp tới.
Được biết, trong năm 2009 này, Sacom sẽ tiếp tục triển khai các dự án: đầu tư giai đoạn 2 vào Công ty liên doanh Cáp Taihan-Sacom khi công ty này cổ phần hóa; đầu tư 30 triệu USD xây dựng toà cao ốc văn phòng tại Tp.HCM (quý 2/2009 bắt đầu khởi công); tiếp tục triển khai Khu nghỉ dưỡng cao cấp và sân golf (Sacom Resort) tại Đà Lạt với giá trị của dự án khoảng 2.000 tỷ đồng)...
Nguyên nhân của tin đồn trên xuất phát từ việc Sacom bị thua lỗ 67,38 tỷ đồng trong năm 2008 vừa qua.
Yêu cầu điều tra tin đồn
“Phá sản có nghĩa là đang vay ngân hàng một khoản tiền lớn và không trả được nợ, thế nhưng hiện chúng tôi đang có lượng tiền mặt 660 tỷ đồng gửi ngân hàng, chưa kể các khoản đầu tư, góp vốn khác. Tôi cũng đã gặp cơ quan công an và yêu cầu điều tra tin đồn trên”, ông Trắc nói.
“Các nhà đầu tư không nên quá lo lắng. Lượng tiền mặt Sacom đang gửi ngân hàng tương đương với giá trị vốn hóa của công ty. Điều này có nghĩa nếu công ty giải thể ở thời điểm này thì tiền mặt đủ để trả lại tiền cho cổ đông đúng bằng giá cổ phiếu họ mua.
Ngoài ra, chưa kể các tài sản khác của công ty như đất đai, nhà xưởng, các khoản đầu tư vào các công ty khác...”, ông Trắc trấn an nhà đầu tư.
Giải thích về tình hình kinh doanh dẫn đến thua lỗ trong năm 2008 vừa qua, ông Trắc cho biết: “Chúng tôi không ai muốn thua lỗ, nhưng việc rủi ro trong đầu tư là chuyện không tránh khỏi. Quan trọng là Sacom đã trích lập dự phòng triệt để, chứ không tính chuyện dồn lỗ sang năm sau.”
Doanh thu của Sacom giảm mạnh trong năm 2008 do nhu cầu của VNPT (khách hàng chính của công ty) đã giảm mạnh do mạng điện thoại truyền thống đã đạt đến gần mức bão hòa.
Hiện tại, các nhà khai thác dịch vụ điện thoại đang định hướng triển khai mạng sử dụng dịch vụ cao cấp bằng cách đưa cáp quang đến nhà thuê bao thay cho cáp đồng.
Tuy nhiên dự án này chưa khả thi vì chi phí để lắp đặt cáp quang lớn hơn so với cáp đồng và trình độ dân trí của người dân còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém nên việc triển khai dịch vụ cáp quang đến từng nhà là khó khả thi trong vài năm tới.
Thực tế, năm 2008, hoạt động kinh doanh của Sacom vẫn tốt. Cụ thể, quý 4/2008, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 97,33 tỷ đồng, lũy kế năm 2008 đạt 1.296,4 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do chi phí tài chính quý 4/2008 lên tới 203,65 tỷ đồng, lũy kế năm 2008 là 293,5 tỷ đồng, tổng giá trị trích lập dự phòng lên tới 240 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế quý 4/2008 của công ty lỗ 154,84 tỷ đồng và lũy kế cả năm lỗ 67,38 tỷ đồng.
"Xin hãy tin tưởng chúng tôi"
“Tôi không khuyên nhà đầu tư nên mua vào cổ phiếu SAM, mà chỉ có thể nói đây là cơ hội tốt để mua đầu tư trong dài hạn. Có thể trong ngắn hạn, Sacom vẫn còn gặp nhiều khó khăn, cổ phiếu SAM chưa thể tăng trưởng ngay.
Nhưng trong dài hạn thì các nhà đầu tư xin hãy tin tưởng chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình để đem lại kết quả tốt nhất cho cổ đông”, ông Trắc khẳng định.
Trong thời gian vừa qua khi thấy giá cổ phiếu SAM đã xuống mức thấp, đại diện của công ty đã liên tục đăng ký mua vào cổ phiếu quỹ. Tổng cộng đã có khoảng 2 triệu cổ phiếu quỹ được mua vào trong thời điểm cuối năm 2008.
Mới đây, công ty tiếp tục đăng ký mua thêm 5 triệu cổ phiếu nữa nhưng Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) không chấp nhận do công ty đang thua lỗ.
Theo báo cáo tài chính quý 4/2008 của Sacom, tại thời điểm 31/12/2008, ngoài các khoản góp vốn 1.050 tỷ đồng đầu tư tài chính dài hạn vào các Công ty Quỹ Tầm nhìn SSI (280 tỷ đồng), đầu tư cổ phiếu ALP (Công ty Cổ phần Alphanam - hơn 40 tỷ đồng), đầu tư vào cổ phiếu HPG hơn 345 tỷ đồng, góp hơn 42 tỷ đồng vào Công ty Cổ phần Bất động sản Sacomland...
Sacom còn trên 660 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng, trên 130 tỷ đồng tiền nợ của khách hàng, vật tư tồn kho (không phải sản phẩm tồn kho) ước khoảng 280 tỷ đồng. Đây chính là số hàng hóa để phục vụ sản xuất và cũng chính là lợi nhuận của công ty.
Theo giới chuyên môn, mặc dù hoạt động kinh doanh chính của Sacom đang ở thời kỳ khó khăn, sản phẩm cáp đồng đang bị thu hẹp, nhu cầu cáp quang còn rất hạn chế, nhưng SAM là cổ phiếu tiềm năng trong dài hạn.
Tiềm năng nằm ở chỗ Sacom hiện tại không nợ ngân hàng, có lượng tiền mặt lớn, có khả năng tham gia vào các dự án bất động sản mà không cần vay vốn ngân hàng...
Tuy nhiên, về ngắn hạn không thể phủ nhận năm 2009 sẽ là một năm khó khăn cho cổ phiếu này.
Năm 2009 này, Ban giám đốc Sacom đã thận trọng đưa ra kế hoạch với khoảng 350 tỷ đồng doanh thu và 137 tỷ đồng lợi nhuận. Kế hoạch này đã được Hội đồng Quản trị thông qua và sẽ được đưa ra trình tại đại hội cổ đông thường niên 2009 sắp tới.
Được biết, trong năm 2009 này, Sacom sẽ tiếp tục triển khai các dự án: đầu tư giai đoạn 2 vào Công ty liên doanh Cáp Taihan-Sacom khi công ty này cổ phần hóa; đầu tư 30 triệu USD xây dựng toà cao ốc văn phòng tại Tp.HCM (quý 2/2009 bắt đầu khởi công); tiếp tục triển khai Khu nghỉ dưỡng cao cấp và sân golf (Sacom Resort) tại Đà Lạt với giá trị của dự án khoảng 2.000 tỷ đồng)...