Sắp có cơ chế đặc thù cho điện hạt nhân Ninh Thuận
Kiến nghị xây dựng công trình điện hạt nhân Ninh Thuận theo tiêu chuẩn cấp đặc biệt
Ngày 13/11 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có văn bản gửi Chính phủ yêu cầu khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 1/2016, và trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 11 (tháng 3/2016).
Thông tin này được đưa ra tại báo cáo giám sát việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về dự án điện hạt nhân Ninh Thuận năm 2015 của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Tại đây, cơ quan giám sát cho biết, do nhiều nguyên nhân, thời gian lập dự án đầu tư (FS) sẽ kéo dài thêm khoảng hai năm và tiến độ tổng thể của dự án cũng phải điều chỉnh so với dự kiến ban đầu.
Theo đó, việc phê duyệt FS diễn ra vào tháng 3/2016, đến tháng 11/2019 phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tháng 2/2021 ký hợp đồng EPC.
Việc khởi công, (đổ mẻ bê tông đầu tiên móng lò phản ứng) dự kiến vào tháng 12/2022, đến tháng 7/2028 sẽ vận hành thương mại tổ máy số 1 và 1 năm sau sẽ vận hành thương mại tổ máy số 2.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra lưu ý, tiến độ nêu trên chỉ là dự kiến sơ bộ, theo thông lệ, tiến độ chi tiết và chính xác của dự án chỉ có thể xác định được sau khi đã ký hợp đồng tổng thầu EPC như đã được nêu tại hiệp định liên chính phủ Việt Nam - Nga: “Thời hạn đưa vào vận hành khai thác các tổ máy năng lượng của nhà máy điện hạt nhân được xác định trong các hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân được ký kết giữa các tổ chức được ủy quyền của các bên”.
Qua giám sát, ủy ban chuyên trách chỉ rõ, vẫn còn thiếu một số các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, đặc biệt về cơ chế, chính sách đặc thù đối với việc thực hiện dự án và thu hút, ưu đãi chuyên gia làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Đây cũng là lý do để Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra yêu cầu như đã nói trên.
Báo cáo giám sát cũng thông tin về dự án di dân tái định cư để xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Cụ thể, trong giai đoạn vừa qua, EVN đã chuyển cho UBND tỉnh Ninh Thuận 47.438,39 triệu đồng chi trả cho công tác điều tra, khảo sát, lập quy hoạch, lập dự án di dân tái định cư, chi phí Ban quản lý dự án của tỉnh và các chi phí khác.
Hiện nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đang xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền trước khi phê duyệt và công bố phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tái định canh khi thực hiện các dự án thành phần của dự án trên địa bàn và tổ chức thực hiện theo đúng quy định.
Dự kiến từ quý 4/2015 đến hết quý 4/2016 sẽ hoàn thành công tác giải phóng và nhận bàn giao mặt bằng của toàn bộ dự án thành phần di dân, tái định cư của các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Đến năm 2019, sau khi hoàn thành tất cả các hạng mục của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tái định cư sẽ tổ chức di dân đến nơi ở mới và bàn giao mặt bằng cho EVN thực hiện việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội kiến nghị Bộ Công Thương lập và xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật thiết kế, xây dựng công trình theo tiêu chuẩn cấp đặc biệt, bảo đảm an ninh, an toàn cao nhất cho công trình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam được đề nghị xây dựng thêm các kịch bản về sóng thần có thể ảnh hưởng tới vị trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân, để có căn cứ đảm bảo các nhà máy này hoạt động an toàn trong trường hợp có thể xảy ra động đất và sóng thần mạnh.
Thông tin này được đưa ra tại báo cáo giám sát việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về dự án điện hạt nhân Ninh Thuận năm 2015 của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội.
Tại đây, cơ quan giám sát cho biết, do nhiều nguyên nhân, thời gian lập dự án đầu tư (FS) sẽ kéo dài thêm khoảng hai năm và tiến độ tổng thể của dự án cũng phải điều chỉnh so với dự kiến ban đầu.
Theo đó, việc phê duyệt FS diễn ra vào tháng 3/2016, đến tháng 11/2019 phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tháng 2/2021 ký hợp đồng EPC.
Việc khởi công, (đổ mẻ bê tông đầu tiên móng lò phản ứng) dự kiến vào tháng 12/2022, đến tháng 7/2028 sẽ vận hành thương mại tổ máy số 1 và 1 năm sau sẽ vận hành thương mại tổ máy số 2.
Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra lưu ý, tiến độ nêu trên chỉ là dự kiến sơ bộ, theo thông lệ, tiến độ chi tiết và chính xác của dự án chỉ có thể xác định được sau khi đã ký hợp đồng tổng thầu EPC như đã được nêu tại hiệp định liên chính phủ Việt Nam - Nga: “Thời hạn đưa vào vận hành khai thác các tổ máy năng lượng của nhà máy điện hạt nhân được xác định trong các hợp đồng xây dựng nhà máy điện hạt nhân được ký kết giữa các tổ chức được ủy quyền của các bên”.
Qua giám sát, ủy ban chuyên trách chỉ rõ, vẫn còn thiếu một số các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng, đặc biệt về cơ chế, chính sách đặc thù đối với việc thực hiện dự án và thu hút, ưu đãi chuyên gia làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Đây cũng là lý do để Ủy ban Thường vụ Quốc hội đưa ra yêu cầu như đã nói trên.
Báo cáo giám sát cũng thông tin về dự án di dân tái định cư để xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Cụ thể, trong giai đoạn vừa qua, EVN đã chuyển cho UBND tỉnh Ninh Thuận 47.438,39 triệu đồng chi trả cho công tác điều tra, khảo sát, lập quy hoạch, lập dự án di dân tái định cư, chi phí Ban quản lý dự án của tỉnh và các chi phí khác.
Hiện nay, UBND tỉnh Ninh Thuận đang xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền trước khi phê duyệt và công bố phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tái định canh khi thực hiện các dự án thành phần của dự án trên địa bàn và tổ chức thực hiện theo đúng quy định.
Dự kiến từ quý 4/2015 đến hết quý 4/2016 sẽ hoàn thành công tác giải phóng và nhận bàn giao mặt bằng của toàn bộ dự án thành phần di dân, tái định cư của các dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Đến năm 2019, sau khi hoàn thành tất cả các hạng mục của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng tái định cư sẽ tổ chức di dân đến nơi ở mới và bàn giao mặt bằng cho EVN thực hiện việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Cơ quan thẩm tra của Quốc hội kiến nghị Bộ Công Thương lập và xây dựng, ban hành quy chuẩn kỹ thuật thiết kế, xây dựng công trình theo tiêu chuẩn cấp đặc biệt, bảo đảm an ninh, an toàn cao nhất cho công trình nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam được đề nghị xây dựng thêm các kịch bản về sóng thần có thể ảnh hưởng tới vị trí xây dựng nhà máy điện hạt nhân, để có căn cứ đảm bảo các nhà máy này hoạt động an toàn trong trường hợp có thể xảy ra động đất và sóng thần mạnh.