Sắp đấu giá hơn 4 triệu cổ phần Công ty Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày 24/7 tới, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM tổ chức bán đấu giá 4.082.800 cổ phần của Công ty Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày 24/7 tới, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM tổ chức bán đấu giá 4.082.800 cổ phần của Công ty Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu (vốn điều lệ 164 tỷ đồng), giá khởi điểm là 10.500 đồng/cổ phần.
Doanh nghiệp này có rất nhiều khó khăn, chỉ tiêu nào cũng thấp, nợ phải trả tăng mạnh trong 3 năm qua và lợi nhuận đang giảm dần.
Cơ cấu sở hữu của Công ty Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu trong tổng vốn điều lệ (164 tỷ đồng) sau cổ phần hóa: Nhà nước nắm giữ 65%, cán bộ công nhân viên sở hữu 3,1%, nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 7% và bán đấu giá ra công chúng 24,9% vốn điều lệ.
Theo Công ty Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu, giá bán nước sạch do UBND tỉnh ban hành nên Công ty không được chủ động về giá bán đầu ra của sản phẩm.
Bên cạnh đó giá nước UBND tỉnh ban hành được xây dựng dựa trên bộ định mức theo quy định của Nhà nước, trong đó lợi nhuận định mức khi xây dựng giá thành không quá 3%, điều này khiến cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn rất nhỏ dẫn đến hoạt động của công ty chỉ có lợi nhuận ở mức thấp.
Đây là khó khăn lớn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh giá các nguyên, nhiên liệu đầu vào liên tục tăng giá. Nợ vay thương mại nhiều kéo theo tiền lãi và tiền vốn gốc phải trả chiếm tỷ trọng rất cao.
Do đặc thù ngành cấp nước phải đầu tư tài sản rất lớn trong khi lợi nhuận thấp do hạn chế giá bán đầu ra nên không thể tích lũy tài chính để đầu tư mở rộng.
Vì vậy, để đầu tư dự án, năm 2004-2005, công ty đã phải vay thương mại số vốn lớn để đầu tư. Đến cuối năm 2006 đã bắt đầu đến hạn phải trả lãi làm lợi nhuận năm 2006 giảm đi đáng kể so với năm 2004-2005.
Điều này tạo thêm gánh nặng chi phí cho tình hình kinh doanh của công ty đặc biệt là trong các năm tiếp theo.
Hơn nữa, từ năm 2005, Xí nghiệp Cấp nước Phú Mỹ, đơn vị cấp nước trên địa bàn huyện Tân Thành đã được cổ phần hóa tách khỏi công ty và hoạt động độc lập.
Do các khu công nghiệp chính của tỉnh đều nằm trên địa bàn huyện Tân Thành nên khi Xí nghiệp Phú Mỹ tách khỏi công ty, tỷ trọng nước cấp cho đối tượng công nghiệp của công ty giảm sút đáng kể làm lợi nhuận năm 2005-2006 giảm so với năm 2004.
Mặc dù tỷ suất thanh toán của công ty năm 2006 có giảm so với năm 2005, nhưng các tỷ số này vẫn ở mức khá tốt, vẫn đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn.
Hoạt động của công ty thuộc lĩnh vực cung cấp nước sạch, hiện tại phần lớn tài sản đang được tài trợ từ nguồn vốn vay, năm 2006, công ty đầu tư, nâng cấp và sửa chữa hệ thống máy móc, nhà xưởng, do vậy tỷ lệ nợ vay tăng lên: tỷ suất nợ/tổng nguồn vốn tăng từ 0,55 năm 2005 lên 0,60 năm 2006 và tỷ suất nợ/vốn chủ sở hữu từ 1,23 năm 2005 tăng lên 1,54 năm 2006. Tuy nhiên, các tỷ số này vẫn ở mức an toàn.
Nhìn chung, tuy tỷ suất lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hướng giảm trong các năm gần đây, nhưng công ty ở trong tình trạng an toàn về tài chính.
Doanh nghiệp này có rất nhiều khó khăn, chỉ tiêu nào cũng thấp, nợ phải trả tăng mạnh trong 3 năm qua và lợi nhuận đang giảm dần.
Cơ cấu sở hữu của Công ty Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu trong tổng vốn điều lệ (164 tỷ đồng) sau cổ phần hóa: Nhà nước nắm giữ 65%, cán bộ công nhân viên sở hữu 3,1%, nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 7% và bán đấu giá ra công chúng 24,9% vốn điều lệ.
Theo Công ty Cấp nước Bà Rịa - Vũng Tàu, giá bán nước sạch do UBND tỉnh ban hành nên Công ty không được chủ động về giá bán đầu ra của sản phẩm.
Bên cạnh đó giá nước UBND tỉnh ban hành được xây dựng dựa trên bộ định mức theo quy định của Nhà nước, trong đó lợi nhuận định mức khi xây dựng giá thành không quá 3%, điều này khiến cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn rất nhỏ dẫn đến hoạt động của công ty chỉ có lợi nhuận ở mức thấp.
Đây là khó khăn lớn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh giá các nguyên, nhiên liệu đầu vào liên tục tăng giá. Nợ vay thương mại nhiều kéo theo tiền lãi và tiền vốn gốc phải trả chiếm tỷ trọng rất cao.
Do đặc thù ngành cấp nước phải đầu tư tài sản rất lớn trong khi lợi nhuận thấp do hạn chế giá bán đầu ra nên không thể tích lũy tài chính để đầu tư mở rộng.
Vì vậy, để đầu tư dự án, năm 2004-2005, công ty đã phải vay thương mại số vốn lớn để đầu tư. Đến cuối năm 2006 đã bắt đầu đến hạn phải trả lãi làm lợi nhuận năm 2006 giảm đi đáng kể so với năm 2004-2005.
Điều này tạo thêm gánh nặng chi phí cho tình hình kinh doanh của công ty đặc biệt là trong các năm tiếp theo.
Hơn nữa, từ năm 2005, Xí nghiệp Cấp nước Phú Mỹ, đơn vị cấp nước trên địa bàn huyện Tân Thành đã được cổ phần hóa tách khỏi công ty và hoạt động độc lập.
Do các khu công nghiệp chính của tỉnh đều nằm trên địa bàn huyện Tân Thành nên khi Xí nghiệp Phú Mỹ tách khỏi công ty, tỷ trọng nước cấp cho đối tượng công nghiệp của công ty giảm sút đáng kể làm lợi nhuận năm 2005-2006 giảm so với năm 2004.
Mặc dù tỷ suất thanh toán của công ty năm 2006 có giảm so với năm 2005, nhưng các tỷ số này vẫn ở mức khá tốt, vẫn đảm bảo khả năng thanh toán trong ngắn hạn.
Hoạt động của công ty thuộc lĩnh vực cung cấp nước sạch, hiện tại phần lớn tài sản đang được tài trợ từ nguồn vốn vay, năm 2006, công ty đầu tư, nâng cấp và sửa chữa hệ thống máy móc, nhà xưởng, do vậy tỷ lệ nợ vay tăng lên: tỷ suất nợ/tổng nguồn vốn tăng từ 0,55 năm 2005 lên 0,60 năm 2006 và tỷ suất nợ/vốn chủ sở hữu từ 1,23 năm 2005 tăng lên 1,54 năm 2006. Tuy nhiên, các tỷ số này vẫn ở mức an toàn.
Nhìn chung, tuy tỷ suất lợi nhuận sau thuế của công ty có xu hướng giảm trong các năm gần đây, nhưng công ty ở trong tình trạng an toàn về tài chính.