Sau cuộc gọi đến Đài Loan, Trump phàn nàn về Trung Quốc
Trump dường như không muốn “xoa dịu” Bắc Kinh sau cuộc điện đàm giữa ông với nhà lãnh đạo Đài Loan
Bằng một dòng trạng thái trên mạng xã hội Twitter, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ngày 4/12 đã phàn nàn về chính sách kinh tế và quân sự của Trung Quốc.
Theo hãng tin Reuters, động thái này cho thấy Trump dường như không muốn “xoa dịu” Bắc Kinh sau khi cuộc điện đàm giữa ông với nhà lãnh đạo Đài Loan khiến Trung Quốc đại lục “khó chịu”.
Cuộc gọi được cho là bất thường giữa giữa ông Trump với bà Thái Anh Văn vào hôm thứ Sáu đã dẫn tới động thái phản đối bằng đường ngoại giao của Trung Quốc với Mỹ vào hôm thứ Bảy.
Mặc dù vậy, Phó tổng thống Mỹ đắc cử Mike Pence đã phủ nhận tầm quan trọng của cuộc gọi này, nói đây chỉ là một cuộc gọi “mang tính xã giao” và không nhằm thể hiện bất kỳ một sự thay đổi nào trong chính sách của Washington đối với Trung Quốc.
Trong khi đó, ông Trump - người tuyên bố trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ rằng ông sẽ “dán nhãn” Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá - tiếp tục đưa ra quan điểm cứng rắn vào ngày Chủ nhật (4/12).
“Liệu Trung Quốc đã hỏi chúng ta rằng việc họ phá giá đồng tiền (khiến các công ty của chúng ta khó cạnh tranh), đánh thuế mạnh vào các sản phẩm của chúng ta xuất khẩu sang nước họ (Mỹ không đánh thuế họ), hay xây dựng một tổ hợp quân sự khổng lồ giữa Biển Đông có phải là những hành động chấp nhận được hay không? Tôi nghĩ là họ không hề hỏi!” Trump viết trên Twitter.
Cuộc gọi giữa ông Trump với bà Thái Anh Văn là cuộc gọi đầu tiên của một Tổng thống Mỹ đắc cử với một nhà lãnh đạo Đài Loan kể từ khi Tổng thống Jimmy Carter dịch chuyển sự công nhận ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc vào năm 1979, công nhận Đài Loạn là một phần của “một Trung Quốc”.
Trung Quốc đã chỉ trích Đài Loan về cuộc gọi này, đồng thời nói với Mỹ rằng chính sách “một Trung Quốc” là nền tảng của mối quan hệ Trung-Mỹ.
Ông Pence đã gọi việc Bắc Kinh “nổi đóa” với Washington về cuộc gọi với bà Thái Anh Văn - nhà lãnh đạo “được bầu một cách dân chủ” - là “cơn bão trong ấm trà”, ý nói rằng Trung Quốc đã “nghiêm trọng hóa” vấn đề.
Ông Pence cũng đổ lỗi cho giới truyền thông về cuộc tranh cãi này, nói rằng về bản chất, cuộc gọi giữa ông Trump với bà Thái Anh Văn cũng thương tự như cuộc gọi giữa ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau cuộc bầu cử 8/11.
“Tôi muốn nói với các đối tác bên phía Trung Quốc rằng đây là chuyện xã giao. Tổng thống đắc cử đã trò chuyện với Chủ tịch Tập cách đây hai tuần cũng theo cách này. Đây không phải là một cuộc thảo luận chính sách”, ông Pence nói với kênh NBC.
Hôm thứ Bảy, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đã bày tỏ “sự phản đối gay gắt” với “bên hữu quan của Mỹ”, kêu gọi Washington thận trọng về vấn đề này.
Kể từ khi đắc cử đến nay, ông Trump và ông Pence đã có hơn 50 cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Cuộc gọi được cho là bất thường giữa giữa ông Trump với bà Thái Anh Văn vào hôm thứ Sáu đã dẫn tới động thái phản đối bằng đường ngoại giao của Trung Quốc với Mỹ vào hôm thứ Bảy.
Mặc dù vậy, Phó tổng thống Mỹ đắc cử Mike Pence đã phủ nhận tầm quan trọng của cuộc gọi này, nói đây chỉ là một cuộc gọi “mang tính xã giao” và không nhằm thể hiện bất kỳ một sự thay đổi nào trong chính sách của Washington đối với Trung Quốc.
Trong khi đó, ông Trump - người tuyên bố trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ rằng ông sẽ “dán nhãn” Trung Quốc là một quốc gia thao túng tỷ giá - tiếp tục đưa ra quan điểm cứng rắn vào ngày Chủ nhật (4/12).
“Liệu Trung Quốc đã hỏi chúng ta rằng việc họ phá giá đồng tiền (khiến các công ty của chúng ta khó cạnh tranh), đánh thuế mạnh vào các sản phẩm của chúng ta xuất khẩu sang nước họ (Mỹ không đánh thuế họ), hay xây dựng một tổ hợp quân sự khổng lồ giữa Biển Đông có phải là những hành động chấp nhận được hay không? Tôi nghĩ là họ không hề hỏi!” Trump viết trên Twitter.
Cuộc gọi giữa ông Trump với bà Thái Anh Văn là cuộc gọi đầu tiên của một Tổng thống Mỹ đắc cử với một nhà lãnh đạo Đài Loan kể từ khi Tổng thống Jimmy Carter dịch chuyển sự công nhận ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc vào năm 1979, công nhận Đài Loạn là một phần của “một Trung Quốc”.
Trung Quốc đã chỉ trích Đài Loan về cuộc gọi này, đồng thời nói với Mỹ rằng chính sách “một Trung Quốc” là nền tảng của mối quan hệ Trung-Mỹ.
Ông Pence đã gọi việc Bắc Kinh “nổi đóa” với Washington về cuộc gọi với bà Thái Anh Văn - nhà lãnh đạo “được bầu một cách dân chủ” - là “cơn bão trong ấm trà”, ý nói rằng Trung Quốc đã “nghiêm trọng hóa” vấn đề.
Ông Pence cũng đổ lỗi cho giới truyền thông về cuộc tranh cãi này, nói rằng về bản chất, cuộc gọi giữa ông Trump với bà Thái Anh Văn cũng thương tự như cuộc gọi giữa ông Trump với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau cuộc bầu cử 8/11.
“Tôi muốn nói với các đối tác bên phía Trung Quốc rằng đây là chuyện xã giao. Tổng thống đắc cử đã trò chuyện với Chủ tịch Tập cách đây hai tuần cũng theo cách này. Đây không phải là một cuộc thảo luận chính sách”, ông Pence nói với kênh NBC.
Hôm thứ Bảy, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đã bày tỏ “sự phản đối gay gắt” với “bên hữu quan của Mỹ”, kêu gọi Washington thận trọng về vấn đề này.
Kể từ khi đắc cử đến nay, ông Trump và ông Pence đã có hơn 50 cuộc điện đàm với các nhà lãnh đạo nước ngoài.