Sau khoản nợ không trả được của Đồng Bành
Bộ Tài chính mới đây đã phải đứng ra hỗ trợ nhà máy xi măng Đồng Bành thanh toán khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ
78 nghìn dân huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) chắc hẳn sẽ là những người có quyền trách cứ đầu tiên, nếu nhà máy xi măng Đồng Bành sẽ không trở thành trụ cột của công nghiệp tỉnh Lạng Sơn như từng được kỳ vọng.
Sau 5 năm từ lúc nhà máy bắt đầu khởi công, tháng 10/2006, người dân Chi Lăng đã “nhường” 28,5 ha đất làm mặt bằng; 2,6 ha mở rộng đường vào nhà máy; 7 ha nhà ở công nhân; chưa kể mỏ đá vôi trữ lượng trên 77 triệu tấn và mỏ sét gần 10 triệu tấn, đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy hoạt động 50 năm.
Những tưởng nhà máy sẽ hỗ trợ phát triển hạ tầng toàn tỉnh trong nay mai như lời “vàng ngọc” của chủ đầu tư mỗi lần diễn thuyết về dự án, nhưng lãi đâu chưa thấy, lỗ thì đã hiển hiện.
Một văn bản của Bộ Xây dựng ngày 23/8/2011 cho biết, riêng năm 2011, Đồng Bành thiếu 141 tỷ đồng để trả nợ gốc và lãi, trong đó phải trả nợ tiền gốc và lãi đến hạn cho ngân hàng ANZ vào ngày 25/8/2011 là 3.493.633,33 USD (tương đương trên 72 tỷ đồng).
Sẽ là một bài học chua xót với cá nhân hay doanh nghiệp tư nhân nào có dự án lỗ lớn như vậy. Nhưng với những doanh nghiệp nhà nước như Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA) hay Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE), trách nhiệm với khoản lỗ có thể khác.
Không trả được nợ thì có Nhà nước trả nợ thay. Bộ Tài chính mới đây đã phải đứng ra hỗ trợ doanh nghiệp này thanh toán khoản vay ngân hàng ANZ có bảo lãnh của Chính phủ.
Có thể chuyện kinh doanh thua lỗ ở Đồng Bành còn chưa dừng lại, khi theo Bộ Xây dựng, từ năm 2011 đến năm 2015, doanh nghiệp này dự kiến sẽ thiếu 607 tỷ đồng để trả nợ các tổ chức tín dụng và bù đắp nguồn tiền mất cân đối.
Dự án nhiều ưu ái về vốn
Dự án nhà máy xi măng Đồng Bành được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư theo quyết định số 318/TTg-CN ngày 28/3/2005, địa điểm xây dựng tại thị trấn Chi Lăng huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, có công suất 2.500 tấn clinker/ ngày, tương đương 910.000 tấn xi măng/năm.
Khởi công từ tháng 10/2006, dự án có tổng mức đầu tư 1.298,2 tỷ đồng này được dự kiến sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2008. Nhưng vì nhiều lý do, mãi đến tháng 9/2010, sản phẩm xi măng thương hiệu Đồng Bành đầu tiên mới ra lò.
Do có cổ đông rút khỏi dự án, phần vốn góp của cổ đông chi phối là COMA cũng tăng từ 51% tại thời điểm triển khai dự án lên 88,23% tổng vốn cam kết đóng góp của chủ đầu tư tại thời điểm nhà máy đi vào hoạt động, tương đương với 265,58 tỷ đồng. Điều này cũng cho thây, COMA đã “kiên nhẫn” thế nào với dự án này.
Trong khi đó, không kể hai năm chậm trễ so với kế hoạch ban đầu sẽ thiệt hại thế nào từ tiền trả lãi, từ chi phí điều hành và khoản lợi nhuận chậm được hiện thực…, tổng mức đầu tư cũng theo thời gian trôi đi đã bị đôn lên rất nhiều.
Theo một bản tin trên website của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) ngày 15/9/2010, tổng mức đầu tư của nhà máy tại thời điểm bắt đầu đi vào hoạt động đã là 1.505 tỷ đồng, tương đương mức tăng khoảng 16%.
Điều đáng nói là dự án này nhận được khá nhiều ưu ái từ các ngân hàng thương mại nhà nước và nước ngoài, dù vốn tự có của chủ đầu tư chỉ chiếm khoảng 20% tổng mức đầu tư vào dự án.
Cũng theo nguồn tin trên, cơ cấu vốn cụ thể gồm có khoản vay Nhà nước từ VDB là 272,142 tỷ đồng; vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 183,467 tỷ đồng, vay ngân hàng ANZ là 747,850 tỷ đồng; và vốn tự có của chủ đầu tư thì chỉ vỏn vẹn 301,542 tỷ đồng.
Thông thường, với những dự án có tỷ lệ vốn vay lớn, các nhà băng sẽ phải đắn đo liệu với trách nhiệm trả nợ gốc và lãi cao hơn doanh nghiệp khác sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh như thế nào, và quan trọng nhất là khả năng trả nợ đến đâu… Nhưng với Đồng Bành, điều này dường như đã không được tính đến.
Một ưu ái khác, riêng với phần vốn vay từ ngân hàng ANZ, dự án được Chính phủ bảo lãnh theo Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 14/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Thư bảo lãnh được Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ ký với mức phí bảo lãnh là 0,25%/năm, tính trên dư nợ của khoản vay được bảo lãnh.
“Nợ Chính phủ bảo lãnh, chúng tôi coi nó là nghĩa vụ nợ dự phòng. Khi mà các doanh nghiệp không trả được nợ, Chính phủ phải trả thay, thì lúc đó nghĩa vụ nợ dự phòng trở thành nghĩa vụ nợ thực tế của nhà nước”, tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trong lần trả lời về dự án này gần đây có nói như vậy.
Hoạt động sau một năm vẫn lỗ lớn
Trên bao xi măng Đồng Bành, nổi bật là hàng chữ “công nghệ châu Âu”. Trên thực tế, trong quá trình triển khai đầu tư nhà máy này, nhiều thiết bị Trung Quốc đã thế chỗ thiết bị vốn theo thiết kế có xuất xứ từ châu Âu...
Năm ngoái, một số tờ báo từng đưa tin, chủ đầu tư dự án đã “nghe” theo tổng thầu Sinoma (Trung Quốc) chuyển từ phương án sử dụng ba máy nghiền đứng với bộ phận chính nhập khẩu từ hãng Loesshe (Đức) sang sử dụng hai máy nghiền đứng, một máy cán ép và máy nghiền bi do các hãng Trung Quốc sản xuất.
Đáng lưu ý là việc lựa chọn phương án thay thế này được thực hiện khi chưa có bản tính toán chi tiết và so sánh hiệu quả kinh tế, đồng thời cũng chưa có ý kiến của tư vấn và các chuyên gia công nghệ về việc tiêu hao năng lượng do sử dụng máy nghiền bi.
Ngoài ra, chủ đầu tư cũng chấp thay đổi bảy bộ khởi động mềm/biến trở lỏng của động cơ trung thế sang bảy bộ khởi động biến tần cho các động cơ quạt trung thế có xuất xứ từ Trung Quốc; cho phép nhà thầu đổi thiết bị của trạm điện 110 KV có xuất xứ châu ÂU/G7 sang các hãng của Ấn Độ, Trung Quốc; hạ công suất 14 động cơ xả liệu đáy xi lô clinker từ 1,2 KW theo thiết kế xuống còn 0,75 KW…
Chưa có kết quả kiểm tra về việc những thay đổi so với thiết kế đã ảnh hưởng thế nào đến lợi suất của nhà máy, nhưng việc Đồng Bành lỗ lớn trong năm đầu hoạt động và tiếp tục chịu sức ép từ các khoản nợ trong 5 năm tới là vấn đề cần quan tâm.
Tờ báo địa phương, nơi nhà máy này hoạt động mới đây cho biết, tính đến nay công suất hoạt động của nhà máy đã gần đạt so với thiết kế, ở mức 800.000 tấn/năm. Theo ước tính từ khi vận hành chính thức đến nay, Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành đã cung ứng trên 150.000 tấn xi măng.
Với việc nhà máy xi măng Đồng Bành đã đi vào sản xuất ổn định như trên, việc khoản lỗ không trả nổi lên đến 141 tỷ đồng trong năm nay, hay dự kiến 607 tỷ đồng trong 5 năm tới sẽ được trả như thế nào?
Quả bóng trách nhiệm
Một chi tiết cũng cần được đề cập, cùng với thời gian dự án được triển khai, ngày 13/5/2009, Văn phòng Chính phủ ra thông báo của về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho Bộ Xây dựng chỉ đạo để xây dựng “Đề án Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam”, gồm nhiều tổng công ty trong đó có COMA.
Chủ đầu tư dự án đã tính toán gì khi “quyết liệt” đầu tư ở thời điểm quyền lợi cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ đang có dự kiến được chuyển giao? Điều này là một câu hỏi lớn.
Trong khi đó, ngày 28/9/2010, tập đoàn Sông Đà đã nhận bàn giao chuyển quyền và nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại nhiều tổng công ty, trong đó có COMA để chính thức quy về một đầu mối là hội đồng quản trị công ty mẹ - tập đoàn Sông Đà.
Tuy nhiên, tại văn bản số 1278/TĐSĐ-TCKT ngày 18/8/2011 gửi Bộ Xây dựng, tập đoàn Sông Đà cho rằng, do tình hình tài chính khó khăn nên chưa thể “hỗ trợ ngay” cho COMA trong việc góp vốn theo cam kết vào Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành.
Cùng lúc, tình hình tài chính của COMA “rất khó khăn”. Theo Bộ Xây dựng, vốn chủ sở hữu đến 31/12/2010 của COMA là 1,07 tỷ đồng, kết quả kinh doanh năm 2009 lỗ tới 16 tỷ đồng, 2010 lỗ 13 tỷ đồng.
Với vốn điều lệ 107 tỷ đồng, COMA đã đầu tư ngắn hạn và dài hạn gấp hơn 3 lần vốn điều lệ, tương ứng là 352 tỷ đồng,. “Như vậy, với tình hình tài chính như trên, COMA khó có khả năng thực hiện cam kết góp đủ vốn điều lệ vào Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành”, Bộ Xây dựng cho hay.
Phía Bộ Xây dựng, sau thời điểm chuyển giao “quyền lực” ngày 28/9/2010 thì gần như chẳng còn liên quan tới điều hành của doanh nghiệp. Tại văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ này cho biết sẽ “có ý kiến” với tập đoàn Sông Đà có trách nhiệm hỗ trợ Tổng công ty Cơ khí xây dựng góp vốn theo cam kết vào Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành.
Nhưng ở trường hợp không thực hiện đúng cam kết góp vốn thì tập đoàn Sông Đà nghiên cứu phương án tái cơ cấu tài chính đối với COMA - cổ đông chi phối của Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành. Việc này lại thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
“Đối với các khoản nợ Chính phủ bảo lãnh, nếu doanh nghiệp không trả được nợ thì Bộ Tài chính sẽ tạm ứng trả cho nhiều nhất là 3 kỳ. Nếu sau 3 kỳ vẫn không trả được nợ thì thực hiện theo Luật Quản lý nợ công, tức là bán, thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết.
Sau 5 năm từ lúc nhà máy bắt đầu khởi công, tháng 10/2006, người dân Chi Lăng đã “nhường” 28,5 ha đất làm mặt bằng; 2,6 ha mở rộng đường vào nhà máy; 7 ha nhà ở công nhân; chưa kể mỏ đá vôi trữ lượng trên 77 triệu tấn và mỏ sét gần 10 triệu tấn, đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy hoạt động 50 năm.
Những tưởng nhà máy sẽ hỗ trợ phát triển hạ tầng toàn tỉnh trong nay mai như lời “vàng ngọc” của chủ đầu tư mỗi lần diễn thuyết về dự án, nhưng lãi đâu chưa thấy, lỗ thì đã hiển hiện.
Một văn bản của Bộ Xây dựng ngày 23/8/2011 cho biết, riêng năm 2011, Đồng Bành thiếu 141 tỷ đồng để trả nợ gốc và lãi, trong đó phải trả nợ tiền gốc và lãi đến hạn cho ngân hàng ANZ vào ngày 25/8/2011 là 3.493.633,33 USD (tương đương trên 72 tỷ đồng).
Sẽ là một bài học chua xót với cá nhân hay doanh nghiệp tư nhân nào có dự án lỗ lớn như vậy. Nhưng với những doanh nghiệp nhà nước như Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA) hay Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE), trách nhiệm với khoản lỗ có thể khác.
Không trả được nợ thì có Nhà nước trả nợ thay. Bộ Tài chính mới đây đã phải đứng ra hỗ trợ doanh nghiệp này thanh toán khoản vay ngân hàng ANZ có bảo lãnh của Chính phủ.
Có thể chuyện kinh doanh thua lỗ ở Đồng Bành còn chưa dừng lại, khi theo Bộ Xây dựng, từ năm 2011 đến năm 2015, doanh nghiệp này dự kiến sẽ thiếu 607 tỷ đồng để trả nợ các tổ chức tín dụng và bù đắp nguồn tiền mất cân đối.
Dự án nhiều ưu ái về vốn
Dự án nhà máy xi măng Đồng Bành được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư theo quyết định số 318/TTg-CN ngày 28/3/2005, địa điểm xây dựng tại thị trấn Chi Lăng huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, có công suất 2.500 tấn clinker/ ngày, tương đương 910.000 tấn xi măng/năm.
Khởi công từ tháng 10/2006, dự án có tổng mức đầu tư 1.298,2 tỷ đồng này được dự kiến sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2008. Nhưng vì nhiều lý do, mãi đến tháng 9/2010, sản phẩm xi măng thương hiệu Đồng Bành đầu tiên mới ra lò.
Do có cổ đông rút khỏi dự án, phần vốn góp của cổ đông chi phối là COMA cũng tăng từ 51% tại thời điểm triển khai dự án lên 88,23% tổng vốn cam kết đóng góp của chủ đầu tư tại thời điểm nhà máy đi vào hoạt động, tương đương với 265,58 tỷ đồng. Điều này cũng cho thây, COMA đã “kiên nhẫn” thế nào với dự án này.
Trong khi đó, không kể hai năm chậm trễ so với kế hoạch ban đầu sẽ thiệt hại thế nào từ tiền trả lãi, từ chi phí điều hành và khoản lợi nhuận chậm được hiện thực…, tổng mức đầu tư cũng theo thời gian trôi đi đã bị đôn lên rất nhiều.
Theo một bản tin trên website của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) ngày 15/9/2010, tổng mức đầu tư của nhà máy tại thời điểm bắt đầu đi vào hoạt động đã là 1.505 tỷ đồng, tương đương mức tăng khoảng 16%.
Điều đáng nói là dự án này nhận được khá nhiều ưu ái từ các ngân hàng thương mại nhà nước và nước ngoài, dù vốn tự có của chủ đầu tư chỉ chiếm khoảng 20% tổng mức đầu tư vào dự án.
Cũng theo nguồn tin trên, cơ cấu vốn cụ thể gồm có khoản vay Nhà nước từ VDB là 272,142 tỷ đồng; vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 183,467 tỷ đồng, vay ngân hàng ANZ là 747,850 tỷ đồng; và vốn tự có của chủ đầu tư thì chỉ vỏn vẹn 301,542 tỷ đồng.
Thông thường, với những dự án có tỷ lệ vốn vay lớn, các nhà băng sẽ phải đắn đo liệu với trách nhiệm trả nợ gốc và lãi cao hơn doanh nghiệp khác sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh như thế nào, và quan trọng nhất là khả năng trả nợ đến đâu… Nhưng với Đồng Bành, điều này dường như đã không được tính đến.
Một ưu ái khác, riêng với phần vốn vay từ ngân hàng ANZ, dự án được Chính phủ bảo lãnh theo Quyết định số 545/QĐ-TTg ngày 14/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Thư bảo lãnh được Bộ Tài chính thay mặt Chính phủ ký với mức phí bảo lãnh là 0,25%/năm, tính trên dư nợ của khoản vay được bảo lãnh.
“Nợ Chính phủ bảo lãnh, chúng tôi coi nó là nghĩa vụ nợ dự phòng. Khi mà các doanh nghiệp không trả được nợ, Chính phủ phải trả thay, thì lúc đó nghĩa vụ nợ dự phòng trở thành nghĩa vụ nợ thực tế của nhà nước”, tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ trong lần trả lời về dự án này gần đây có nói như vậy.
Hoạt động sau một năm vẫn lỗ lớn
Trên bao xi măng Đồng Bành, nổi bật là hàng chữ “công nghệ châu Âu”. Trên thực tế, trong quá trình triển khai đầu tư nhà máy này, nhiều thiết bị Trung Quốc đã thế chỗ thiết bị vốn theo thiết kế có xuất xứ từ châu Âu...
Năm ngoái, một số tờ báo từng đưa tin, chủ đầu tư dự án đã “nghe” theo tổng thầu Sinoma (Trung Quốc) chuyển từ phương án sử dụng ba máy nghiền đứng với bộ phận chính nhập khẩu từ hãng Loesshe (Đức) sang sử dụng hai máy nghiền đứng, một máy cán ép và máy nghiền bi do các hãng Trung Quốc sản xuất.
Đáng lưu ý là việc lựa chọn phương án thay thế này được thực hiện khi chưa có bản tính toán chi tiết và so sánh hiệu quả kinh tế, đồng thời cũng chưa có ý kiến của tư vấn và các chuyên gia công nghệ về việc tiêu hao năng lượng do sử dụng máy nghiền bi.
Ngoài ra, chủ đầu tư cũng chấp thay đổi bảy bộ khởi động mềm/biến trở lỏng của động cơ trung thế sang bảy bộ khởi động biến tần cho các động cơ quạt trung thế có xuất xứ từ Trung Quốc; cho phép nhà thầu đổi thiết bị của trạm điện 110 KV có xuất xứ châu ÂU/G7 sang các hãng của Ấn Độ, Trung Quốc; hạ công suất 14 động cơ xả liệu đáy xi lô clinker từ 1,2 KW theo thiết kế xuống còn 0,75 KW…
Chưa có kết quả kiểm tra về việc những thay đổi so với thiết kế đã ảnh hưởng thế nào đến lợi suất của nhà máy, nhưng việc Đồng Bành lỗ lớn trong năm đầu hoạt động và tiếp tục chịu sức ép từ các khoản nợ trong 5 năm tới là vấn đề cần quan tâm.
Tờ báo địa phương, nơi nhà máy này hoạt động mới đây cho biết, tính đến nay công suất hoạt động của nhà máy đã gần đạt so với thiết kế, ở mức 800.000 tấn/năm. Theo ước tính từ khi vận hành chính thức đến nay, Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành đã cung ứng trên 150.000 tấn xi măng.
Với việc nhà máy xi măng Đồng Bành đã đi vào sản xuất ổn định như trên, việc khoản lỗ không trả nổi lên đến 141 tỷ đồng trong năm nay, hay dự kiến 607 tỷ đồng trong 5 năm tới sẽ được trả như thế nào?
Quả bóng trách nhiệm
Một chi tiết cũng cần được đề cập, cùng với thời gian dự án được triển khai, ngày 13/5/2009, Văn phòng Chính phủ ra thông báo của về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho Bộ Xây dựng chỉ đạo để xây dựng “Đề án Tập đoàn Công nghiệp Xây dựng Việt Nam”, gồm nhiều tổng công ty trong đó có COMA.
Chủ đầu tư dự án đã tính toán gì khi “quyết liệt” đầu tư ở thời điểm quyền lợi cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ đang có dự kiến được chuyển giao? Điều này là một câu hỏi lớn.
Trong khi đó, ngày 28/9/2010, tập đoàn Sông Đà đã nhận bàn giao chuyển quyền và nghĩa vụ đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại nhiều tổng công ty, trong đó có COMA để chính thức quy về một đầu mối là hội đồng quản trị công ty mẹ - tập đoàn Sông Đà.
Tuy nhiên, tại văn bản số 1278/TĐSĐ-TCKT ngày 18/8/2011 gửi Bộ Xây dựng, tập đoàn Sông Đà cho rằng, do tình hình tài chính khó khăn nên chưa thể “hỗ trợ ngay” cho COMA trong việc góp vốn theo cam kết vào Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành.
Cùng lúc, tình hình tài chính của COMA “rất khó khăn”. Theo Bộ Xây dựng, vốn chủ sở hữu đến 31/12/2010 của COMA là 1,07 tỷ đồng, kết quả kinh doanh năm 2009 lỗ tới 16 tỷ đồng, 2010 lỗ 13 tỷ đồng.
Với vốn điều lệ 107 tỷ đồng, COMA đã đầu tư ngắn hạn và dài hạn gấp hơn 3 lần vốn điều lệ, tương ứng là 352 tỷ đồng,. “Như vậy, với tình hình tài chính như trên, COMA khó có khả năng thực hiện cam kết góp đủ vốn điều lệ vào Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành”, Bộ Xây dựng cho hay.
Phía Bộ Xây dựng, sau thời điểm chuyển giao “quyền lực” ngày 28/9/2010 thì gần như chẳng còn liên quan tới điều hành của doanh nghiệp. Tại văn bản gửi Bộ Tài chính, Bộ này cho biết sẽ “có ý kiến” với tập đoàn Sông Đà có trách nhiệm hỗ trợ Tổng công ty Cơ khí xây dựng góp vốn theo cam kết vào Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành.
Nhưng ở trường hợp không thực hiện đúng cam kết góp vốn thì tập đoàn Sông Đà nghiên cứu phương án tái cơ cấu tài chính đối với COMA - cổ đông chi phối của Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành. Việc này lại thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
“Đối với các khoản nợ Chính phủ bảo lãnh, nếu doanh nghiệp không trả được nợ thì Bộ Tài chính sẽ tạm ứng trả cho nhiều nhất là 3 kỳ. Nếu sau 3 kỳ vẫn không trả được nợ thì thực hiện theo Luật Quản lý nợ công, tức là bán, thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn”, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ cho biết.