Sẽ chỉ thu hồi đất cho dự án kinh tế, xã hội quy mô lớn?
Những thay đổi đáng chú ý tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mới nhất
Theo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mới nhất, Nhà nước chỉ thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội quy mô lớn, quan trọng của đất nước.
Sau lần cho ý kiến thứ 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa hoàn thành dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.
Phần lớn nội dung giải trình tập trung vào các quy định về thu hồi đất, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, giá đất…
Liên quan đến thu hồi đất, qua thảo luận tại hai kỳ họp Quốc hội và hàng ngàn góp ý của các chuyên gia cùng nhân dân vẫn có hai luồng ý kiến. Một tán thành thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội nhưng phải vì lợi ích quốc gia, lợi ích công công. Một đề nghị không quy định Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp đã dự kiến quỹ đất sử dụng cho mục đích phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội.
Nhà nước chỉ thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội quy mô lớn, quan trọng của đất nước (được quy định tại điều 62). Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng được chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với nhà đầu tư để thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Và nội dung này cũng được quy định cụ thể tại dự án luật.
Vẫn liên quan đến thu hồi đất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tỏ rõ chính kiến về đề nghị trường hợp nhà đầu tư đã thỏa thuận được từ 70 đến 80 % số người sử dụng đất trong dự án mà số người sử dụng đất còn lại không đồng ý thì Nhà nước cần có cơ chế để xử lý.
Theo quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc thỏa thuận để chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất với nhà đầu tư chỉ thực hiện đối với những dự án không thuộc trường hợp Nhà nước trực tiếp thu hồi đất, thường là những dự án nhỏ, lẻ. Đây là thỏa thuận mang tính dân sự theo nguyên tắc bình đẳng trên cơ sở các quyền hợp pháp của người sử dụng đất, vì vậy không nên quy định cơ chế can thiệp bằng biện pháp hành chính của Nhà nước.
Đề nghị trước khi ra quyết định cưỡng chế cần tổ chức đối thoại công khai với dân về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cũng đã được tiếp thu. Theo đó, dự thảo luật đã bổ sung quy định ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại đối với cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế chấp hành thì ban này lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Dự thảo luật cũng đã được chỉnh sửa theo hướng khi Nhà nước thu hồi đất ở mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì được bồi thường bằng tiền. Với trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường về đất, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.
Một số quy định về giá đất cũng đã được chỉnh sửa. Như quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá; theo thời hạn sử dụng đất; phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất hoặc giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất; cùng một thời điểm các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng cần giữ quy định Chính phủ ban hành khung giá đất, vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, Nhà nước có quyền quyết định giá đất nên việc quy định Chính phủ ban hành khung giá đất là cần thiết.
Theo chương trình dự kiến, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu (khai mạc vào ngày 21/10 tới), sau khi dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được thông qua.
Do tính chất phức tạp và tầm quan trọng của dự án luật này, trong hai ngày cuối tháng 9 vừa qua các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách đã tập trung thảo luận, cùng với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại đây, một số ý kiến cho rằng nếu vẫn tránh né thực tế về sở hữu đất đai thì sẽ không thể giải quyết được những phức tạp hiện nay.
Điều 62. Các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội
1. Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm:
a) Để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia;
b) Để xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình sự nghiệp công, trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
c) Công trình thuộc hệ thống giao thông, điện lực, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; công trình thu gom, xử lý chất thải;
d) Công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng; công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm do Nhà nước quản lý; công trình phục vụ sinh hoạt của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ;
đ) Cơ sở tôn giáo được phép hoạt động theo quy định của pháp luật về tôn giáo;
e) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
g) Khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn, cụm công nghiệp; dự án khai thác khoáng sản; khu chế biến nông, lâm, thủy, hải sản tập trung; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ;
h) Nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.
2. Các dự án đầu tư phải thu hồi đất quy định tại khoản 1 Điều này ngoài việc phải căn cứ vào các điều kiện quy định tại Điều 63 của Luật này còn phải theo quy định sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải có Nghị quyết của Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thì phải có văn bản của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư;
c) Đối với các trường hợp quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều này thì phải có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.
Nguồn: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 7/10/2013
Sau lần cho ý kiến thứ 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa hoàn thành dự thảo báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội.
Phần lớn nội dung giải trình tập trung vào các quy định về thu hồi đất, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, giá đất…
Liên quan đến thu hồi đất, qua thảo luận tại hai kỳ họp Quốc hội và hàng ngàn góp ý của các chuyên gia cùng nhân dân vẫn có hai luồng ý kiến. Một tán thành thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội nhưng phải vì lợi ích quốc gia, lợi ích công công. Một đề nghị không quy định Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp đã dự kiến quỹ đất sử dụng cho mục đích phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội.
Nhà nước chỉ thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội quy mô lớn, quan trọng của đất nước (được quy định tại điều 62). Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng được chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với nhà đầu tư để thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Và nội dung này cũng được quy định cụ thể tại dự án luật.
Vẫn liên quan đến thu hồi đất, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tỏ rõ chính kiến về đề nghị trường hợp nhà đầu tư đã thỏa thuận được từ 70 đến 80 % số người sử dụng đất trong dự án mà số người sử dụng đất còn lại không đồng ý thì Nhà nước cần có cơ chế để xử lý.
Theo quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc thỏa thuận để chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất giữa hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất với nhà đầu tư chỉ thực hiện đối với những dự án không thuộc trường hợp Nhà nước trực tiếp thu hồi đất, thường là những dự án nhỏ, lẻ. Đây là thỏa thuận mang tính dân sự theo nguyên tắc bình đẳng trên cơ sở các quyền hợp pháp của người sử dụng đất, vì vậy không nên quy định cơ chế can thiệp bằng biện pháp hành chính của Nhà nước.
Đề nghị trước khi ra quyết định cưỡng chế cần tổ chức đối thoại công khai với dân về phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư cũng đã được tiếp thu. Theo đó, dự thảo luật đã bổ sung quy định ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại đối với cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế chấp hành thì ban này lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản.
Dự thảo luật cũng đã được chỉnh sửa theo hướng khi Nhà nước thu hồi đất ở mà hộ gia đình, cá nhân không còn đất ở, nhà ở nào khác trong địa bàn xã, phường, thị trấn nơi có đất thu hồi thì được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân không có nhu cầu bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở thì được bồi thường bằng tiền. Với trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường về đất, nếu không có chỗ ở nào khác thì được Nhà nước bán, cho thuê nhà ở hoặc giao đất ở có thu tiền sử dụng đất.
Một số quy định về giá đất cũng đã được chỉnh sửa. Như quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá; theo thời hạn sử dụng đất; phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất hoặc giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất; cùng một thời điểm các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng cần giữ quy định Chính phủ ban hành khung giá đất, vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, Nhà nước có quyền quyết định giá đất nên việc quy định Chính phủ ban hành khung giá đất là cần thiết.
Theo chương trình dự kiến, dự án Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu (khai mạc vào ngày 21/10 tới), sau khi dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được thông qua.
Do tính chất phức tạp và tầm quan trọng của dự án luật này, trong hai ngày cuối tháng 9 vừa qua các vị đại biểu Quốc hội chuyên trách đã tập trung thảo luận, cùng với dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Tại đây, một số ý kiến cho rằng nếu vẫn tránh né thực tế về sở hữu đất đai thì sẽ không thể giải quyết được những phức tạp hiện nay.
Điều 62. Các trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội
1. Các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm:
a) Để thực hiện các dự án quan trọng quốc gia;
b) Để xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công trình sự nghiệp công, trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao;
c) Công trình thuộc hệ thống giao thông, điện lực, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn, chứa xăng dầu, khí đốt; công trình thu gom, xử lý chất thải;
d) Công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng; công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm do Nhà nước quản lý; công trình phục vụ sinh hoạt của cộng đồng dân cư; dự án tái định cư, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ;
đ) Cơ sở tôn giáo được phép hoạt động theo quy định của pháp luật về tôn giáo;
e) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;
g) Khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn, cụm công nghiệp; dự án khai thác khoáng sản; khu chế biến nông, lâm, thủy, hải sản tập trung; khu văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí phục vụ công cộng; chợ;
h) Nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.
2. Các dự án đầu tư phải thu hồi đất quy định tại khoản 1 Điều này ngoài việc phải căn cứ vào các điều kiện quy định tại Điều 63 của Luật này còn phải theo quy định sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này phải có Nghị quyết của Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thì phải có văn bản của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư;
c) Đối với các trường hợp quy định tại điểm g và điểm h khoản 1 Điều này thì phải có Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.
Nguồn: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ngày 7/10/2013