Sẽ có cách biệt ở vị trí số 1 lợi nhuận ngân hàng Việt Nam
Khoảng cách sẽ được nới rộng trong năm 2017, thay vì chênh lệch vài chục tỷ
Các ngân hàng thương mại lần lượt đưa ra chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2017, cũng như kết quả ước tính khởi đầu quý 1.
Với những thông tin đó, bước đầu dự kiến vị trí số 1 về lợi nhuận trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ tiếp tục có những thay đổi rõ hơn trong năm nay.
Tại đại hội cổ đông sáng nay (17/4), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) - thành viên giữ vị trí số 1 về lợi nhuận của hệ thống những năm gần đây - đã nêu con số 8.800 tỷ đồng kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2017, chỉ tăng nhẹ gần 3% so với 2016.
Cũng tại đại hội, VietinBank cho biết trong quý 1 vừa qua đã đạt 2.488 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này trong quý đầu 2017 khá cao, với 5,6%.
Với chỉ tiêu kế hoạch trên, dự kiến năm nay vị trí số 1 về lợi nhuận của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ thay đổi. Đầu năm nay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã ước tính chỉ tiêu 9.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế 2017. Bước đầu, đây là sự cách biệt rõ ràng so với chỉ tiêu của VietinBank.
Trong quý 1/2017, kết quả lợi nhuận của Vietcombank ước tính cũng đã tạo khoảng cách với khoảng 2.600 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này quý đầu tiên cũng rất cao.
Nếu năm 2017, VietinBank đặt mục tiêu xử lý toàn bộ nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), thì Vietcombank đã sớm hoàn tất việc này trong năm 2016. Theo đó, dự kiến từ 2017, Vietcombank đã bớt áp lực chi phí dự phòng đối với lợi nhuận, đồng thời tăng khả năng hoàn nhập từ xử lý nợ xấu vào lợi nhuận.
Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần không có tỷ lệ sở hữu Nhà nước chi phối, vị trí số 1 về lợi nhuận của Ngân hàng Quân đội (MB) trước đây dự kiến sẽ tiếp tục khó lấy lại và bị bỏ xa.
Năm 2016, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tiếp tục tạo hiện tượng ở vị trí số 1 nhóm này, khi lợi nhuận trước thuế đã áp sát mốc 5.000 tỷ đồng. Năm 2017, VPBank đề ra chỉ tiêu đột biến với khoảng 6.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó, MB có đặt chỉ tiêu tăng trưởng nhưng có thể sẽ rất khó lấy lại vị trí dẫn đầu khối trước đây, 2017 đặt chỉ tiêu khoảng 4.700 tỷ đồng.
Cao hơn MB, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) cũng đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay ở mức cao, với khoảng 5.000 tỷ đồng.
Ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đang ở tốp đầu lợi nhuận này, 2017 tiếp tục kỳ vọng là một năm bứt phá.
Với những thông tin đó, bước đầu dự kiến vị trí số 1 về lợi nhuận trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ tiếp tục có những thay đổi rõ hơn trong năm nay.
Tại đại hội cổ đông sáng nay (17/4), Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) - thành viên giữ vị trí số 1 về lợi nhuận của hệ thống những năm gần đây - đã nêu con số 8.800 tỷ đồng kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2017, chỉ tăng nhẹ gần 3% so với 2016.
Cũng tại đại hội, VietinBank cho biết trong quý 1 vừa qua đã đạt 2.488 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này trong quý đầu 2017 khá cao, với 5,6%.
Với chỉ tiêu kế hoạch trên, dự kiến năm nay vị trí số 1 về lợi nhuận của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ thay đổi. Đầu năm nay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã ước tính chỉ tiêu 9.200 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế 2017. Bước đầu, đây là sự cách biệt rõ ràng so với chỉ tiêu của VietinBank.
Trong quý 1/2017, kết quả lợi nhuận của Vietcombank ước tính cũng đã tạo khoảng cách với khoảng 2.600 tỷ đồng. Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng này quý đầu tiên cũng rất cao.
Nếu năm 2017, VietinBank đặt mục tiêu xử lý toàn bộ nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), thì Vietcombank đã sớm hoàn tất việc này trong năm 2016. Theo đó, dự kiến từ 2017, Vietcombank đã bớt áp lực chi phí dự phòng đối với lợi nhuận, đồng thời tăng khả năng hoàn nhập từ xử lý nợ xấu vào lợi nhuận.
Ở khối ngân hàng thương mại cổ phần không có tỷ lệ sở hữu Nhà nước chi phối, vị trí số 1 về lợi nhuận của Ngân hàng Quân đội (MB) trước đây dự kiến sẽ tiếp tục khó lấy lại và bị bỏ xa.
Năm 2016, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tiếp tục tạo hiện tượng ở vị trí số 1 nhóm này, khi lợi nhuận trước thuế đã áp sát mốc 5.000 tỷ đồng. Năm 2017, VPBank đề ra chỉ tiêu đột biến với khoảng 6.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó, MB có đặt chỉ tiêu tăng trưởng nhưng có thể sẽ rất khó lấy lại vị trí dẫn đầu khối trước đây, 2017 đặt chỉ tiêu khoảng 4.700 tỷ đồng.
Cao hơn MB, Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) cũng đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay ở mức cao, với khoảng 5.000 tỷ đồng.
Ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần đang ở tốp đầu lợi nhuận này, 2017 tiếp tục kỳ vọng là một năm bứt phá.