Sẽ hạn chế “lách” giới hạn tín dụng qua trái phiếu doanh nghiệp
Ngân hàng Nhà nước quy định việc tính dư nợ mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng vào dư nợ cấp tín dụng
Trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước quy định việc tính dư nợ mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng vào dư nợ cấp tín dụng.
Đây là một nội dung chính trong Thông tư số 28/2011/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp mà Ngân hàng Nhà nước mới ban hành.
Quy định trên được cho là một giải pháp nhằm khắc phục hiện tượng thời gian qua tổ chức tín dụng mua trái phiếu của doanh nghiệp, “lách” giới hạn tăng trưởng tín dụng (cả giới hạn chung 20% và giới hạn đối với tín dụng phi sản xuất), trong khi về bản chất có những trường hợp có thể xem như hoạt động cho vay.
Đầu tuần này, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét lại và kiểm tra hiện tượng dư nợ hạch toán trên tài khoản phải thu (tài trợ ủy thác đầu tư, ứng trước) tăng đột biến tại một số thành viên với khả năng “lách” giới hạn tăng trưởng tín dụng tương tự như qua kênh trái phiếu doanh nghiệp, qua đó tiến hành xử lý và chấn chỉnh lại.
Còn với hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, thông tư vừa ban hành đưa ra 5 điều kiện mà các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng; trong đó giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp phải có ghi nội dung mua trái phiếu doanh nghiệp; phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo quy định; và đặc biệt là phải có hệ thống và thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, trong đó có xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu…
Về giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp, Thông tư quy định tổng mức đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của Ngân hàng Nhà nước. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi.
Theo thông tư trên, hệ số rủi ro đối với dư nợ mua trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư trái phiếu và xử lý khoản dự phòng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ trích lập, sử dụng các khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính đối với trái phiếu đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng niêm yết (UPCom).
Đối với trái phiếu chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên UPCom, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện dự phòng rủi ro đối với dư nợ mua trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2011. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã mua trái phiếu doanh nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện cho đến khi trái phiếu doanh nghiệp đến hạn thanh toán.
Đây là một nội dung chính trong Thông tư số 28/2011/TT-NHNN quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua trái phiếu doanh nghiệp mà Ngân hàng Nhà nước mới ban hành.
Quy định trên được cho là một giải pháp nhằm khắc phục hiện tượng thời gian qua tổ chức tín dụng mua trái phiếu của doanh nghiệp, “lách” giới hạn tăng trưởng tín dụng (cả giới hạn chung 20% và giới hạn đối với tín dụng phi sản xuất), trong khi về bản chất có những trường hợp có thể xem như hoạt động cho vay.
Đầu tuần này, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có yêu cầu các tổ chức tín dụng xem xét lại và kiểm tra hiện tượng dư nợ hạch toán trên tài khoản phải thu (tài trợ ủy thác đầu tư, ứng trước) tăng đột biến tại một số thành viên với khả năng “lách” giới hạn tăng trưởng tín dụng tương tự như qua kênh trái phiếu doanh nghiệp, qua đó tiến hành xử lý và chấn chỉnh lại.
Còn với hoạt động mua trái phiếu doanh nghiệp, thông tư vừa ban hành đưa ra 5 điều kiện mà các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng; trong đó giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước cấp phải có ghi nội dung mua trái phiếu doanh nghiệp; phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động theo quy định; và đặc biệt là phải có hệ thống và thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ, trong đó có xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu…
Về giới hạn mua trái phiếu doanh nghiệp, Thông tư quy định tổng mức đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp được tính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng, đối với một khách hàng và người có liên quan theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định có liên quan của Ngân hàng Nhà nước. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được mua trái phiếu chuyển đổi.
Theo thông tư trên, hệ số rủi ro đối với dư nợ mua trái phiếu doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư trái phiếu và xử lý khoản dự phòng theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính về chế độ trích lập, sử dụng các khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính đối với trái phiếu đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng niêm yết (UPCom).
Đối với trái phiếu chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên UPCom, thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện dự phòng rủi ro đối với dư nợ mua trái phiếu doanh nghiệp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2011. Trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã mua trái phiếu doanh nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thì được tiếp tục thực hiện cho đến khi trái phiếu doanh nghiệp đến hạn thanh toán.