Sẽ tinh giản ít nhất 10% biên chế bộ, ngành, địa phương
Từ 2015-2021, sẽ tinh giản tối thiểu 10% biên chế cán bộ, công chức, viên chức
Vừa hoàn thành ngày 4/11 và gửi đến các vị đại biểu Quốc hội vào ngày 9/11, báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội liên quan đến hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 13 đến nay trong lĩnh vực nội vụ được Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình ký.
Lương bộ trưởng vẫn chưa đến 15 triệu
Một trong những nội dung lớn của báo cáo là về chính sách tiền lương. Và đây cũng là một vấn đề được bàn thảo khá căng thẳng trong nhiều phiên thảo luận ở kỳ họp này của Quốc hội, khi mà ngân sách vẫn không thể cân đối để tăng lương theo lộ trình, sau 4 năm liền lương công chức vẫn dẫm chân tại chỗ.
Phương án được Chính phủ đề xuất là tháng ba năm sau sẽ báo cáo Quốc hội về khả năng tăng lương năm 2016 và lộ trình tăng lương 2017 trở về sau.
Tuy nhiên, thông tin này không được cập nhật trong báo cáo của Bộ trưởng Thái Bình.
Phần giải pháp, kiến nghị trong thời gian tới, Bộ trưởng vẫn nêu lại lý do được đề cập ở các báo cáo trước, đó là thu ngân sách Nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn, trong khi đó ngân sách Nhà nước phải bố trí ưu tiên cho chi trả nợ, đầu tư phát triển, tăng chi quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội..., nên chưa thể bố trí được nguồn cho cải cách tiền lương.
Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Tài chính căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội từng bước điều chỉnh mức lương cơ sở (lương tối thiểu) cho phù hợp.
Trước phần kiến nghị này, Bộ trưởng cũng nêu lại toàn bộ các thông tin ở... báo cáo trước.
Như, đối tượng hưởng lương và trợ cấp hàng tháng (gắn với tiền lương) từ ngân sách Nhà nước rất lớn khoảng 7 triệu người, chưa bao gồm quân đội và công an.
Hay, mức lương cơ sở hiện hành 1.150.000 đồng/tháng thực hiện từ ngày 01/7/2013 mới đạt 44,2% so với mức lương tối thiểu vùng bình quân năm 2015 của khu vực doanh nghiệp (2.600.000 đồng/tháng); dẫn đến các mức lương ngạch, bậc, chức vụ thấp theo (tính cả 25% phụ cấp công vụ thì mức tiền lương của người tốt nghiệp đại học hết tập sự khoảng 3,58 triệu đồng/tháng, bộ trưởng khoảng 14,4 triệu đồng/tháng).
Khó xử lý tăng biên chế sai
Theo Bộ trưởng Thái Bình, để tạo nguồn cho thực hiện điều chỉnh tiền lương các năm sau thì cần phải thực hiện nhiều giải pháp, và một trong số đó chính là thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy.
Thế nhưng, tại sao biên chế cồng kềnh nhưng không thể nào giảm được là câu hỏi được đặt ra tại nghị trường từ kỳ họp này sang kỳ họp khác mà chưa có câu trả lời.
Tại báo cáo lần này, thông tin từ Bộ trưởng Thái Bình cũng có thể được coi là một phần câu trả lời đang được chờ đợi đó.
Cập nhật đến 25/9/2015, báo cáo cho biết theo kết quả thẩm tra đối tượng tinh giản biên chế, đã có 8 bộ, ngành và 13 địa phương thực hiện tinh giản biên chế năm 2015, với số lượng tinh giản biên chế là 1.307 người.
Trong đó: 1.118 người hưởng chính sách về hưu trước tuổi, 185 người hưởng chính sách thôi việc ngay, 1 người hưởng chính sách thôi việc sau khi đi học, 2 người hưởng chính sách chuyển sang các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước.
Đánh giá chung, Bộ trưởng khái quát, các bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật về quản lý biên chế, nhưng vẫn còn một số địa phương tự quyết định tăng biên chế không đúng thẩm quyền và sử dụng vượt chỉ tiêu biên chế công chức được giao.
Nhưng "đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định việc xử lý các sai phạm này”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Mục tiêu tinh giản 10% biên chế
Phần giải pháp, kiến nghị và cạm kết thực hiện trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết sẽ rà soát, bỏ các tổ chức trung gian trong cơ cấu tổ chức bộ, cơ quan ngang bộ; bỏ cấp phòng trong vụ thuộc bộ, phòng trong vụ thuộc tổng cục.
Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ số lượng cấp phó trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm chỉ bổ nhiệm cấp phó khi còn chỉ tiêu về số lượng cấp phó trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Các cơ quan, đơn vị có số lượng cấp phó vượt quy định phải báo cáo cấp có thẩm quyền về kế hoạch điều chỉnh theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương chỉ tuyển dụng mới vào công vụ không quá 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản và không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu đúng tuổi và thôi việc theo quy định của pháp luật.
Hàng năm giảm 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản và 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu đúng tuổi, thôi việc theo quy định của pháp luật.
Báo cáo cũng nêu rõ, trong 7 năm tới (2015-2021), phải tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, tối thiểu 10% biên chế của các bộ, ngành, địa phương.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi thêm 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách Nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp.
Lương bộ trưởng vẫn chưa đến 15 triệu
Một trong những nội dung lớn của báo cáo là về chính sách tiền lương. Và đây cũng là một vấn đề được bàn thảo khá căng thẳng trong nhiều phiên thảo luận ở kỳ họp này của Quốc hội, khi mà ngân sách vẫn không thể cân đối để tăng lương theo lộ trình, sau 4 năm liền lương công chức vẫn dẫm chân tại chỗ.
Phương án được Chính phủ đề xuất là tháng ba năm sau sẽ báo cáo Quốc hội về khả năng tăng lương năm 2016 và lộ trình tăng lương 2017 trở về sau.
Tuy nhiên, thông tin này không được cập nhật trong báo cáo của Bộ trưởng Thái Bình.
Phần giải pháp, kiến nghị trong thời gian tới, Bộ trưởng vẫn nêu lại lý do được đề cập ở các báo cáo trước, đó là thu ngân sách Nhà nước vẫn còn nhiều khó khăn, trong khi đó ngân sách Nhà nước phải bố trí ưu tiên cho chi trả nợ, đầu tư phát triển, tăng chi quốc phòng, an ninh và an sinh xã hội..., nên chưa thể bố trí được nguồn cho cải cách tiền lương.
Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Tài chính căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội từng bước điều chỉnh mức lương cơ sở (lương tối thiểu) cho phù hợp.
Trước phần kiến nghị này, Bộ trưởng cũng nêu lại toàn bộ các thông tin ở... báo cáo trước.
Như, đối tượng hưởng lương và trợ cấp hàng tháng (gắn với tiền lương) từ ngân sách Nhà nước rất lớn khoảng 7 triệu người, chưa bao gồm quân đội và công an.
Hay, mức lương cơ sở hiện hành 1.150.000 đồng/tháng thực hiện từ ngày 01/7/2013 mới đạt 44,2% so với mức lương tối thiểu vùng bình quân năm 2015 của khu vực doanh nghiệp (2.600.000 đồng/tháng); dẫn đến các mức lương ngạch, bậc, chức vụ thấp theo (tính cả 25% phụ cấp công vụ thì mức tiền lương của người tốt nghiệp đại học hết tập sự khoảng 3,58 triệu đồng/tháng, bộ trưởng khoảng 14,4 triệu đồng/tháng).
Khó xử lý tăng biên chế sai
Theo Bộ trưởng Thái Bình, để tạo nguồn cho thực hiện điều chỉnh tiền lương các năm sau thì cần phải thực hiện nhiều giải pháp, và một trong số đó chính là thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy.
Thế nhưng, tại sao biên chế cồng kềnh nhưng không thể nào giảm được là câu hỏi được đặt ra tại nghị trường từ kỳ họp này sang kỳ họp khác mà chưa có câu trả lời.
Tại báo cáo lần này, thông tin từ Bộ trưởng Thái Bình cũng có thể được coi là một phần câu trả lời đang được chờ đợi đó.
Cập nhật đến 25/9/2015, báo cáo cho biết theo kết quả thẩm tra đối tượng tinh giản biên chế, đã có 8 bộ, ngành và 13 địa phương thực hiện tinh giản biên chế năm 2015, với số lượng tinh giản biên chế là 1.307 người.
Trong đó: 1.118 người hưởng chính sách về hưu trước tuổi, 185 người hưởng chính sách thôi việc ngay, 1 người hưởng chính sách thôi việc sau khi đi học, 2 người hưởng chính sách chuyển sang các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách Nhà nước.
Đánh giá chung, Bộ trưởng khái quát, các bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, pháp luật về quản lý biên chế, nhưng vẫn còn một số địa phương tự quyết định tăng biên chế không đúng thẩm quyền và sử dụng vượt chỉ tiêu biên chế công chức được giao.
Nhưng "đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định việc xử lý các sai phạm này”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Mục tiêu tinh giản 10% biên chế
Phần giải pháp, kiến nghị và cạm kết thực hiện trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết sẽ rà soát, bỏ các tổ chức trung gian trong cơ cấu tổ chức bộ, cơ quan ngang bộ; bỏ cấp phòng trong vụ thuộc bộ, phòng trong vụ thuộc tổng cục.
Đồng thời, kiểm soát chặt chẽ số lượng cấp phó trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm chỉ bổ nhiệm cấp phó khi còn chỉ tiêu về số lượng cấp phó trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Các cơ quan, đơn vị có số lượng cấp phó vượt quy định phải báo cáo cấp có thẩm quyền về kế hoạch điều chỉnh theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương chỉ tuyển dụng mới vào công vụ không quá 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản và không quá 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu đúng tuổi và thôi việc theo quy định của pháp luật.
Hàng năm giảm 50% số biên chế đã thực hiện tinh giản và 50% số biên chế cán bộ, công chức, viên chức nghỉ hưu đúng tuổi, thôi việc theo quy định của pháp luật.
Báo cáo cũng nêu rõ, trong 7 năm tới (2015-2021), phải tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, tối thiểu 10% biên chế của các bộ, ngành, địa phương.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có nguồn thu sự nghiệp, khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi thêm 10% số lượng viên chức sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và xã hội hóa, thay thế nguồn trả lương từ ngân sách Nhà nước bằng việc trả lương từ nguồn thu sự nghiệp.