Sẽ xử lý triệt để hơn vi phạm trên thị trường chứng khoán
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán là một trong 3 dự án luật được thông qua ngay tại kỳ họp Quốc hội thứ tám
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán là một trong 3 dự án luật được thông qua ngay tại kỳ họp Quốc hội thứ tám, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng nhấn mạnh tại cuộc họp báo chiều 18/10.
Hai dự luật còn lại là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân.
Theo nội dung được giới thiệu tại cuộc họp báo, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán đã bổ sung 1 điều mới; sửa đổi, bổ sung 16 điều và bãi bỏ 1 điều trong tổng số 136 điều của luật hiện hành.
Các nội dung cơ bản được sửa đổi, bổ sung liên quan đến hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán ra công chúng, chào mua công khai, quản trị công ty đại chúng, về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ...
Theo Ban soạn thảo dự án luật, tính chất đan xen giữa phát hành riêng lẻ và chào bán chứng khoán ra công chúng dẫn đến đòi hỏi Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp (cũng như các văn bản hướng dẫn hai luật này) cần có quy định rõ để tránh những “khoảng trống” trong quá trình thực hiện.
Với quan điểm đó, dự thảo luật đã bổ sung quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ. Bên cạnh đó, quy định hạn chế chuyển nhượng chứng khoán tối thiểu là một năm nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng phát hành cổ phiếu cho số lượng hạn chế rồi chào bán tiếp ra công chúng. Tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, dự thảo luật cũng đưa ra quy định các đợt chào bán riêng lẻ phải cách nhau ít nhất sáu tháng.
Với chào bán chứng khoán ra công chúng, dự thảo luật được sửa đổi theo hướng khi đăng ký các doanh nghiệp phải cam kết đưa chứng khoán chào bán niêm yết, đăng ký giao dịch tại thị trường chứng khoán có tổ chức trong thời hạn một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu thông qua.
Để khắc phục tính cứng nhắc của quy định hiện hành đồng thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh từ thực tế, dự thảo luật đã quy định cụ thể các trường hợp buộc phải chào mua công khai; các trường hợp miễn trừ nghĩa vụ chào mua công khai. Dựa vào nguyên tắc trên, giao Chính phủ quy định cụ thể về trình tự, thủ tục chào mua công khai.
Liên quan đến công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, dự thảo luật đã bổ sung nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán vào nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ để phù hợp với thực tế hoạt động của công ty quản lý quỹ cũng như thông lệ quốc tế. Mặt khác, dự luật cũng bổ sung quy định cấm việc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép hoặc chấp thuận; bổ sung quy định cho phép công ty chứng khoán được phép nhận ủy quyền của khách hàng trong việc quản lý giao dịch chứng khoán trên tài khoản nhà đầu tư cá nhân trên cơ sở hợp đồng ký giữa công ty với từng khách hàng.
Với quản trị công ty đại chúng, dự thảo luật được sửa đổi theo hướng giao Bộ Tài chính quy định cụ thể về quản trị công ty đối với các công ty đại chúng (cả công ty niêm yết và công ty đại chúng chưa niêm yết).
Về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, quy định mới yêu cầu công bố thông tin theo quy mô của công ty đại chúng mà không phân biệt giữa công ty đại chúng và tổ chức niêm yết nhằm đảm bảo tất cả các công ty quy mô vốn lớn đều phải thực hiện công bố thông tin đầy đủ và ở mức cao hơn so với công ty có quy mô vốn nhỏ và góp phần thu hẹp thị trường tự do.
Cũng tại lần sửa đổi này, các chỉ tiêu an toàn tài chính đã được điều chỉnh theo hướng thắt chặt dần từng bước tùy thuộc vào điều kiện thị trường và khả năng thực thi của tổ chức kinh doanh chứng khoán và giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra, một nội dung quan trọng khác là để đảm bảo xử lý kịp thời, triệt để các vi phạm trên thị trường, đặc biệt là các dạng hành vi tinh vi, phức tạp mới xuất hiện, dự luật đã bổ sung quy định giao cho Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm mới và chế tài xử phạt đối với những hành vi chưa được quy định trong Luật Chứng khoán.
Nhất trí với hướng sửa đổi này, tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế (cơ quan thẩm tra dự luật) còn cho rằng hiện nay còn có không ít các hành vi thao túng thị trường, kiếm lời bất chính, gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của các nhà đầu tư và sự phát triển của thị trường chứng khoán nhưng chưa được xử lý nghiêm khắc.
Chẳng hạn, một số nhà đầu tư câu kết thực hiện các giao dịch giả mạo để làm tăng hoặc giảm giá một số mã chứng khoán, qua đó để đầu cơ kiếm lời. Một trong những lý do chưa ngăn chặn và xử lý được các hành vi này là do cơ quan quản lý nhà nước chưa có đủ công cụ và thẩm quyền để xác minh bằng chứng gian lận.
Vì vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị bổ sung quy định: “Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của Chính phủ để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chức năng thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật”.
Hai dự luật còn lại là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân.
Theo nội dung được giới thiệu tại cuộc họp báo, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán đã bổ sung 1 điều mới; sửa đổi, bổ sung 16 điều và bãi bỏ 1 điều trong tổng số 136 điều của luật hiện hành.
Các nội dung cơ bản được sửa đổi, bổ sung liên quan đến hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ, chào bán chứng khoán ra công chúng, chào mua công khai, quản trị công ty đại chúng, về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ...
Theo Ban soạn thảo dự án luật, tính chất đan xen giữa phát hành riêng lẻ và chào bán chứng khoán ra công chúng dẫn đến đòi hỏi Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp (cũng như các văn bản hướng dẫn hai luật này) cần có quy định rõ để tránh những “khoảng trống” trong quá trình thực hiện.
Với quan điểm đó, dự thảo luật đã bổ sung quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ. Bên cạnh đó, quy định hạn chế chuyển nhượng chứng khoán tối thiểu là một năm nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng phát hành cổ phiếu cho số lượng hạn chế rồi chào bán tiếp ra công chúng. Tiếp thu kinh nghiệm quốc tế, dự thảo luật cũng đưa ra quy định các đợt chào bán riêng lẻ phải cách nhau ít nhất sáu tháng.
Với chào bán chứng khoán ra công chúng, dự thảo luật được sửa đổi theo hướng khi đăng ký các doanh nghiệp phải cam kết đưa chứng khoán chào bán niêm yết, đăng ký giao dịch tại thị trường chứng khoán có tổ chức trong thời hạn một năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được đại hội đồng cổ đông hoặc chủ sở hữu thông qua.
Để khắc phục tính cứng nhắc của quy định hiện hành đồng thời tháo gỡ những vướng mắc phát sinh từ thực tế, dự thảo luật đã quy định cụ thể các trường hợp buộc phải chào mua công khai; các trường hợp miễn trừ nghĩa vụ chào mua công khai. Dựa vào nguyên tắc trên, giao Chính phủ quy định cụ thể về trình tự, thủ tục chào mua công khai.
Liên quan đến công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, dự thảo luật đã bổ sung nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán vào nghiệp vụ kinh doanh của công ty quản lý quỹ để phù hợp với thực tế hoạt động của công ty quản lý quỹ cũng như thông lệ quốc tế. Mặt khác, dự luật cũng bổ sung quy định cấm việc thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán khi chưa được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép hoặc chấp thuận; bổ sung quy định cho phép công ty chứng khoán được phép nhận ủy quyền của khách hàng trong việc quản lý giao dịch chứng khoán trên tài khoản nhà đầu tư cá nhân trên cơ sở hợp đồng ký giữa công ty với từng khách hàng.
Với quản trị công ty đại chúng, dự thảo luật được sửa đổi theo hướng giao Bộ Tài chính quy định cụ thể về quản trị công ty đối với các công ty đại chúng (cả công ty niêm yết và công ty đại chúng chưa niêm yết).
Về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, quy định mới yêu cầu công bố thông tin theo quy mô của công ty đại chúng mà không phân biệt giữa công ty đại chúng và tổ chức niêm yết nhằm đảm bảo tất cả các công ty quy mô vốn lớn đều phải thực hiện công bố thông tin đầy đủ và ở mức cao hơn so với công ty có quy mô vốn nhỏ và góp phần thu hẹp thị trường tự do.
Cũng tại lần sửa đổi này, các chỉ tiêu an toàn tài chính đã được điều chỉnh theo hướng thắt chặt dần từng bước tùy thuộc vào điều kiện thị trường và khả năng thực thi của tổ chức kinh doanh chứng khoán và giao Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra, một nội dung quan trọng khác là để đảm bảo xử lý kịp thời, triệt để các vi phạm trên thị trường, đặc biệt là các dạng hành vi tinh vi, phức tạp mới xuất hiện, dự luật đã bổ sung quy định giao cho Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm mới và chế tài xử phạt đối với những hành vi chưa được quy định trong Luật Chứng khoán.
Nhất trí với hướng sửa đổi này, tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Kinh tế (cơ quan thẩm tra dự luật) còn cho rằng hiện nay còn có không ít các hành vi thao túng thị trường, kiếm lời bất chính, gây ảnh hưởng xấu đến lợi ích của các nhà đầu tư và sự phát triển của thị trường chứng khoán nhưng chưa được xử lý nghiêm khắc.
Chẳng hạn, một số nhà đầu tư câu kết thực hiện các giao dịch giả mạo để làm tăng hoặc giảm giá một số mã chứng khoán, qua đó để đầu cơ kiếm lời. Một trong những lý do chưa ngăn chặn và xử lý được các hành vi này là do cơ quan quản lý nhà nước chưa có đủ công cụ và thẩm quyền để xác minh bằng chứng gian lận.
Vì vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị bổ sung quy định: “Các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo quy định của Chính phủ để Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện chức năng thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật”.