Thường vụ Quốc hội cho ý kiến sửa Luật Chứng khoán
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nhiều dự án luật tại phiên họp thứ 34, khai mạc ngày 13/9
Cho ý kiến về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán là một trong những nội dung của phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sẽ diễn ra từ 13-18/9.
Điều chỉnh và bổ sung một số nội dung cho phù hợp với tình hình thị trường và các cam kết hội nhập kinh tế, quốc tế của Việt Nam, đồng bộ với các luật khác để tạo ra sự thống nhất về khuôn khổ pháp lý, dự án luật này sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ tám theo quy trình một kỳ họp.
Theo chương trình dự kiến, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn xem xét các dự án Luật Tố cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự: Luật Phòng, chống mua bán người; Luật Lưu trữ: Luật Kiểm toán độc lập...
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cũng nằm trong chương trình của phiên họp 34.
Đáng chú ý, dự án Luật Thủ đô sau nhiều lần lỡ hẹn đã được đưa lên bàn nghị sự. Đây là dự luật từng nằm trong chương trình thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy đã được chuyển sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám và thông qua tại kỳ họp thứ chín.
Ngày 13/9, ngay tại phiên khai mạc, định mức phân bổ ngân sách nhà nước áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách 2011- 2015 sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận. Trước đó, nội dung này đã được thẩm tra tại phiên họp ngày 9/9 của Ủy ban Tài chính – Ngân sách.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011-2020 cũng là nội dung được xem xét ngay ngày họp đầu tiên. Thẩm tra nội dung này, một số thành viên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã đề nghị miễn thuế cho tất cả đối tượng sử dụng đất nông nghiệp để khuyến khích người dân yên tâm tham gia sản xuất nông nghiệp.
Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.
Báo cáo tổng kết bước 1 việc thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường sẽ được Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong ngày làm việc cuối cùng.
Việc chuẩn bị kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa 12 cũng sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến. Theo dự kiến của Văn phòng Quốc hội tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kỳ họp thứ tám của Quốc hội sẽ diễn ra trong khoảng 32 ngày, khai mạc ngày 20/10 và kết thúc ngày 27/11/2010.
Tại đây, Quốc hội dự kiến sẽ dành 1,5 ngày để góp ý kiến về các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; xem xét thông qua 10 dự án luật, cho ý kiến 9 dự án luật, thảo luận, xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng khác.
Điều chỉnh và bổ sung một số nội dung cho phù hợp với tình hình thị trường và các cam kết hội nhập kinh tế, quốc tế của Việt Nam, đồng bộ với các luật khác để tạo ra sự thống nhất về khuôn khổ pháp lý, dự án luật này sẽ được xem xét thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ tám theo quy trình một kỳ họp.
Theo chương trình dự kiến, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn xem xét các dự án Luật Tố cáo; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự: Luật Phòng, chống mua bán người; Luật Lưu trữ: Luật Kiểm toán độc lập...
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cũng nằm trong chương trình của phiên họp 34.
Đáng chú ý, dự án Luật Thủ đô sau nhiều lần lỡ hẹn đã được đưa lên bàn nghị sự. Đây là dự luật từng nằm trong chương trình thông qua tại kỳ họp Quốc hội thứ bảy đã được chuyển sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám và thông qua tại kỳ họp thứ chín.
Ngày 13/9, ngay tại phiên khai mạc, định mức phân bổ ngân sách nhà nước áp dụng cho thời kỳ ổn định ngân sách 2011- 2015 sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận. Trước đó, nội dung này đã được thẩm tra tại phiên họp ngày 9/9 của Ủy ban Tài chính – Ngân sách.
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2011-2020 cũng là nội dung được xem xét ngay ngày họp đầu tiên. Thẩm tra nội dung này, một số thành viên của Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã đề nghị miễn thuế cho tất cả đối tượng sử dụng đất nông nghiệp để khuyến khích người dân yên tâm tham gia sản xuất nông nghiệp.
Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiến hành giám sát chuyên đề “việc thực hiện chính sách, pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.
Báo cáo tổng kết bước 1 việc thực hiện thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường sẽ được Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong ngày làm việc cuối cùng.
Việc chuẩn bị kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa 12 cũng sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục cho ý kiến. Theo dự kiến của Văn phòng Quốc hội tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, kỳ họp thứ tám của Quốc hội sẽ diễn ra trong khoảng 32 ngày, khai mạc ngày 20/10 và kết thúc ngày 27/11/2010.
Tại đây, Quốc hội dự kiến sẽ dành 1,5 ngày để góp ý kiến về các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; xem xét thông qua 10 dự án luật, cho ý kiến 9 dự án luật, thảo luận, xem xét quyết định nhiều nội dung quan trọng khác.