Siêu du thuyền, "mốt" mới của các tỷ phú
Khi những người siêu giàu trở nên giàu hơn, kích thước của những chiếc du thuyền mà họ nhắm tới cũng lớn hơn
Tại một xưởng đóng tàu của hãng Blohm & Voss ở Đức, các công nhân đang đóng một chiếc du thuyền siêu lớn mang tên Eclipse.
Trong thế giới bí mật của những siêu du thuyền, người ta khó có thể đoán biết được chiều dài chính xác, tên chủ nhân và chi phí để đóng của chiếc du thuyền này.
Tuy nhiên, có một số nguồn tin đáng tin cậy cho biết, chiếc Eclipse này có chiều dài 531,5 foot, tương đương khoảng 162m. Và với chiều dài như vậy, chiếc Eclipse dài hơn cả chiếc du thuyền lớn nhất thế giới hiện nay - chiếc Dubai với tải trọng 11.600 tấn.
Chủ nhân của chiếc Dubai chính là người đứng đầu Dubai, ngài Sheik Monammed bin Rashid al-Maktoum.
Nhận diện những chủ nhân
Không phải ngẫu nhiên mà chiếc Eclipse có một chiều dài siêu trường như vậy. Lý do ở đây là, những chiếc siêu du thuyền đang trở thành một trong những biểu tượng mới nhất của sự giàu có trong giới tỷ phú của hành tinh. Nhiều người trong số này trước khi sở hữu một chiếc siêu du thuyền đã sở hữu một chiếc máy bay phản lực, ít nhất một chiếc Rolls Royce và nhiều tòa lâu đài lớn.
Bất chấp những lo ngại về một giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu và những áp lực về nguy cơ thất nghiệp mà người lao động tại nhiều nơi trên thế giới đang phải đối mặt, những người giàu vẫn cứ… giàu. Và khi những người siêu giàu trở nên giàu hơn, kích thước của những chiếc du thuyền mà họ nhắm tới cũng lớn hơn.
“Khi một chiếc du thuyền có chiều dài lớn hơn 328 foot, cả thế giới sẽ biết đến chủ nhân của nó. Nói cách khác, vị chủ nhân sẽ có quyền để khoe khoang. Và rõ ràng, đó là một động lực lớn để các tỷ phú tìm đến những siêu du thuyền”, biên tập viên Tork Buckley của tạp chí chuyên về du thuyền The Yatch Report cho biết.
Hãng đóng tàu Blohm & Voss không tiết lộ thông tin ai là chủ nhân của chiếc siêu du thuyền Eclipse mà họ đang đóng, nhưng một công ty du thuyền khác đề nghị giấu tên cho rằng, đây là chiếc du thuyền được đóng cho tỷ phú người Nga Roman Abramovich.
Vị tỷ phú này hiện đã sở hữu hai chiếc du thuyền lớn là chiếc Ecstasea có chiều dài 282 foot và chiếc Pelorus có chiều dài 337 foot. Nhiều người còn cho rằng, Abramovich còn có thể là chủ nhân của chiếc du thuyền Sigma có hình dạng trông như một chiếc tàu chiến, với chiều dài 394 foot.
Mới chỉ 4 năm trước đây, Lawrence Ellison, CEO của hãng Oracle, đã “qua mặt” người đồng sáng lập Microsoft Paul Allen khi “tậu” chiếc du thuyền Rising Sun có chiều dài 454 foot. Chiếc du thuyền Octopus của Allen dài có… 417 foot.
Các hãng đóng du thuyền cho biết, nhiều chủ nhân của các siêu du thuyền là những doanh nhân hay các nhà công nghiệp, chỉ có một số ít là thành viên các hoàng tộc trên thế giới hoặc những cái tên lớn từ Thung lũng Silicon. “Tôi có một nữ khách hàng, người đã tự mình lập nghiệp và xây dựng nên một tập đoàn sản xuất những loại đồ uống nổi tiếng”, ông Douglas Sharp - chủ một công ty thiết kế du thuyền tại San Diego - cho biết.
Cũng giống như Abramovich, một số lượng lớn những khách hàng đặt mua siêu du thuyền là những tỷ phú đến từ các nền kinh tế đang nổi lên như Nga, Ukraine và Ấn Độ. “Khách hàng đến từ những nước này là những người làm giàu quá nhanh và rất đam mê du thuyền”, Giám đốc điều hành Jonathan Beckett của công ty đóng tàu Burgess cho biết.
Theo tạp chí về các du thuyền hạng sang ShowBoats, tính đến ngày 1/9 năm ngoái, trên thế giới có khoảng 916 chiếc du thuyền có chiều dài từ 80 foot trở lên - định nghĩa truyền thống về một chiếc siêu du thuyền - đã được đặt hàng hoặc đang được đóng, tăng gấp 4 lần so với con số vào năm 2007.
Trong đó, số lượng gia tăng mạnh nhất thuộc về những chiếc du thuyền có kích thước lớn nhất: 47 chiếc du thuyền trong số này có chiều dài từ 200 - 249 foot, tăng 68% so với năm trước đó, còn những du thuyền có kích thước 250 foot trở lên là 23 chiếc, tăng 28%.
“Khi tôi bắt đầu vào nghề vào thập niên 1970, một chiếc du thuyền dài 60 foot đã được coi là khá lớn. Chiếc du thuyền dài 150 food đã được coi là “vua” tại triển lãm du thuyền tại Monaco vào năm 1982. Nhưng năm nay, đố ai tìm được những chiếc du thuyền có kích thước như thế ở bến đỗ dành cho các du thuyền nữa”, ông Sharp cho biết.
Kinh doanh du thuyền kiểu “lướt sóng”
Một số siêu du thuyền còn lớn đến nỗi phải được đỗ trong các cảng thương mại. Mặt khác, số lượng và kích thước cùng tăng của những chiếc du thuyền cũng khiến việc tìm thủy thủ đoàn đủ tiêu chuẩn cũng trở nên khó khăn hơn trước. Mặc dù vậy, hàng năm vẫn có rất nhiều ông chủ du thuyền đổi du thuyền hiện có của họ lấy một chiếc du thuyền lớn hơn.
Thêm vào đó, các ông chủ tỷ phú này cũng muốn sắm thêm cho du thuyền của mình nhiều “phụ kiện” khác. “Cách đây 20 năm, ít có du thuyền có phòng tập thể thao nhưng hiện nay, chẳng có du thuyền nào mà lại không có phòng tập. Các du thuyền còn được trang bị thêm tàu ngầm dành cho 2 - 4 người, có máy bay trực thăng và cả thuyền buồm nữa”, Giám đốc Wim Koersvelt của công ty du thuyền Icon Yachts ở Hà Lan nói.
Phải mất từ 2 - 4 năm để đóng xong một du thuyền và giá du thuyền đang tăng với tốc độ chóng mặt, do đó nhiều tỷ phú đã kinh doanh du thuyền kiểu “lướt sóng” - bán lại du thuyền của mình trước khi hoàn thành nhằm kiếm một khoản lời lớn. Theo các công ty du thuyền, giá du thuyền đã tăng 10 - 20% trong vòng 2 năm qua, đẩy giá một chiếc du thuyền dài 328 foot lên mức 230 triệu USD, còn giá một chiếc du thuyền 500 foot lên tới 650 triệu USD.
Để “thu hồi” vốn, nhiều tỷ phú đã “chặt chém” những khách hàng muốn du ngoạn trên du thuyền của họ. Nếu muốn thuê chiếc du thuyền Maltese Falcon của nhà tư bản Tom Perkins đến từ Thung lũng Silicon trong vòng 1 tuần, bạn sẽ phải chi ra từ 539.000 - 555.000 USD, chưa bao gồm chi phí nhiên liệu, đồ ăn và tiền trả cho thủy thủ đoàn. Hoặc muốn ngao du trên chiếc Mirabella V của tỷ phú Joe Vittoria, cựu CEO của Avis Rent A Car System, bạn sẽ mất từ 325.000 - 375.000 USD mỗi tuần, tùy theo mùa.
Chưa có dấu hiệu nào cho thấy nhu cầu trên thị trường du thuyền của thế giới sẽ tăng chậm lại. Hiện trên thế giới đã có khoảng 2.000 chiếc siêu du thuyền có chiều dài trên 120 foot và có gần 200.000 khách hàng có đủ khả năng tài chính để tậu những chiếc du thuyền như vậy, ông Beckett cho biết.
Cuộc đua du thuyền hiện nay được nhiều người so sánh với cuộc đua giữa các tập đoàn khổng lồ trong việc xây dựng những tòa nhà chọc trời hàng đầu thế giới vào thế kỷ trước. Trong cuốn sách mang tên “Mine’s Bigger” (tạm dịch là Du thuyền của tôi lớn hơn), tác giả David Kaplan đã mô tả cuộc đua giữa nhà tư bản Tom Perkins và Jim Clark, người đồng sáng lập của 3 công ty ở Thung lũng Silicon, trong việc sắm tậu chiếc du thuyền lớn nhất thế giới.
Cho tới khi chiếc du thuyền Maltese Falcon dài 288 foot của Perkins được đóng xong vào năm 2006, chiếc du thuyền này dài hơn đáng kể so với chiếc Athena của Clark nếu được đo khi đã hạ thủy. “Điều an ủi đối với Clark là nếu phần rầm néo dài 33 foot của chiếc phi thuyền mà ông sở hữu cũng được tính vào chiều dài, chiếc thuyền này sẽ là chiếc thuyền lớn nhất”, cuốn sách viết.
Tỷ phú Vittoria thì giữ một kỷ lục khác. Chiếc Mirabella V dài 247 foot của ông có một cột buồm dài 292 foot, cao đến nỗi không thể đi qua bên dưới chiếc Cầu Cổng Vàng nổi tiếng.
(Theo IHT)
Trong thế giới bí mật của những siêu du thuyền, người ta khó có thể đoán biết được chiều dài chính xác, tên chủ nhân và chi phí để đóng của chiếc du thuyền này.
Tuy nhiên, có một số nguồn tin đáng tin cậy cho biết, chiếc Eclipse này có chiều dài 531,5 foot, tương đương khoảng 162m. Và với chiều dài như vậy, chiếc Eclipse dài hơn cả chiếc du thuyền lớn nhất thế giới hiện nay - chiếc Dubai với tải trọng 11.600 tấn.
Chủ nhân của chiếc Dubai chính là người đứng đầu Dubai, ngài Sheik Monammed bin Rashid al-Maktoum.
Nhận diện những chủ nhân
Không phải ngẫu nhiên mà chiếc Eclipse có một chiều dài siêu trường như vậy. Lý do ở đây là, những chiếc siêu du thuyền đang trở thành một trong những biểu tượng mới nhất của sự giàu có trong giới tỷ phú của hành tinh. Nhiều người trong số này trước khi sở hữu một chiếc siêu du thuyền đã sở hữu một chiếc máy bay phản lực, ít nhất một chiếc Rolls Royce và nhiều tòa lâu đài lớn.
Bất chấp những lo ngại về một giai đoạn suy thoái kinh tế toàn cầu và những áp lực về nguy cơ thất nghiệp mà người lao động tại nhiều nơi trên thế giới đang phải đối mặt, những người giàu vẫn cứ… giàu. Và khi những người siêu giàu trở nên giàu hơn, kích thước của những chiếc du thuyền mà họ nhắm tới cũng lớn hơn.
“Khi một chiếc du thuyền có chiều dài lớn hơn 328 foot, cả thế giới sẽ biết đến chủ nhân của nó. Nói cách khác, vị chủ nhân sẽ có quyền để khoe khoang. Và rõ ràng, đó là một động lực lớn để các tỷ phú tìm đến những siêu du thuyền”, biên tập viên Tork Buckley của tạp chí chuyên về du thuyền The Yatch Report cho biết.
Hãng đóng tàu Blohm & Voss không tiết lộ thông tin ai là chủ nhân của chiếc siêu du thuyền Eclipse mà họ đang đóng, nhưng một công ty du thuyền khác đề nghị giấu tên cho rằng, đây là chiếc du thuyền được đóng cho tỷ phú người Nga Roman Abramovich.
Vị tỷ phú này hiện đã sở hữu hai chiếc du thuyền lớn là chiếc Ecstasea có chiều dài 282 foot và chiếc Pelorus có chiều dài 337 foot. Nhiều người còn cho rằng, Abramovich còn có thể là chủ nhân của chiếc du thuyền Sigma có hình dạng trông như một chiếc tàu chiến, với chiều dài 394 foot.
Mới chỉ 4 năm trước đây, Lawrence Ellison, CEO của hãng Oracle, đã “qua mặt” người đồng sáng lập Microsoft Paul Allen khi “tậu” chiếc du thuyền Rising Sun có chiều dài 454 foot. Chiếc du thuyền Octopus của Allen dài có… 417 foot.
Các hãng đóng du thuyền cho biết, nhiều chủ nhân của các siêu du thuyền là những doanh nhân hay các nhà công nghiệp, chỉ có một số ít là thành viên các hoàng tộc trên thế giới hoặc những cái tên lớn từ Thung lũng Silicon. “Tôi có một nữ khách hàng, người đã tự mình lập nghiệp và xây dựng nên một tập đoàn sản xuất những loại đồ uống nổi tiếng”, ông Douglas Sharp - chủ một công ty thiết kế du thuyền tại San Diego - cho biết.
Cũng giống như Abramovich, một số lượng lớn những khách hàng đặt mua siêu du thuyền là những tỷ phú đến từ các nền kinh tế đang nổi lên như Nga, Ukraine và Ấn Độ. “Khách hàng đến từ những nước này là những người làm giàu quá nhanh và rất đam mê du thuyền”, Giám đốc điều hành Jonathan Beckett của công ty đóng tàu Burgess cho biết.
Theo tạp chí về các du thuyền hạng sang ShowBoats, tính đến ngày 1/9 năm ngoái, trên thế giới có khoảng 916 chiếc du thuyền có chiều dài từ 80 foot trở lên - định nghĩa truyền thống về một chiếc siêu du thuyền - đã được đặt hàng hoặc đang được đóng, tăng gấp 4 lần so với con số vào năm 2007.
Trong đó, số lượng gia tăng mạnh nhất thuộc về những chiếc du thuyền có kích thước lớn nhất: 47 chiếc du thuyền trong số này có chiều dài từ 200 - 249 foot, tăng 68% so với năm trước đó, còn những du thuyền có kích thước 250 foot trở lên là 23 chiếc, tăng 28%.
“Khi tôi bắt đầu vào nghề vào thập niên 1970, một chiếc du thuyền dài 60 foot đã được coi là khá lớn. Chiếc du thuyền dài 150 food đã được coi là “vua” tại triển lãm du thuyền tại Monaco vào năm 1982. Nhưng năm nay, đố ai tìm được những chiếc du thuyền có kích thước như thế ở bến đỗ dành cho các du thuyền nữa”, ông Sharp cho biết.
Kinh doanh du thuyền kiểu “lướt sóng”
Một số siêu du thuyền còn lớn đến nỗi phải được đỗ trong các cảng thương mại. Mặt khác, số lượng và kích thước cùng tăng của những chiếc du thuyền cũng khiến việc tìm thủy thủ đoàn đủ tiêu chuẩn cũng trở nên khó khăn hơn trước. Mặc dù vậy, hàng năm vẫn có rất nhiều ông chủ du thuyền đổi du thuyền hiện có của họ lấy một chiếc du thuyền lớn hơn.
Thêm vào đó, các ông chủ tỷ phú này cũng muốn sắm thêm cho du thuyền của mình nhiều “phụ kiện” khác. “Cách đây 20 năm, ít có du thuyền có phòng tập thể thao nhưng hiện nay, chẳng có du thuyền nào mà lại không có phòng tập. Các du thuyền còn được trang bị thêm tàu ngầm dành cho 2 - 4 người, có máy bay trực thăng và cả thuyền buồm nữa”, Giám đốc Wim Koersvelt của công ty du thuyền Icon Yachts ở Hà Lan nói.
Phải mất từ 2 - 4 năm để đóng xong một du thuyền và giá du thuyền đang tăng với tốc độ chóng mặt, do đó nhiều tỷ phú đã kinh doanh du thuyền kiểu “lướt sóng” - bán lại du thuyền của mình trước khi hoàn thành nhằm kiếm một khoản lời lớn. Theo các công ty du thuyền, giá du thuyền đã tăng 10 - 20% trong vòng 2 năm qua, đẩy giá một chiếc du thuyền dài 328 foot lên mức 230 triệu USD, còn giá một chiếc du thuyền 500 foot lên tới 650 triệu USD.
Để “thu hồi” vốn, nhiều tỷ phú đã “chặt chém” những khách hàng muốn du ngoạn trên du thuyền của họ. Nếu muốn thuê chiếc du thuyền Maltese Falcon của nhà tư bản Tom Perkins đến từ Thung lũng Silicon trong vòng 1 tuần, bạn sẽ phải chi ra từ 539.000 - 555.000 USD, chưa bao gồm chi phí nhiên liệu, đồ ăn và tiền trả cho thủy thủ đoàn. Hoặc muốn ngao du trên chiếc Mirabella V của tỷ phú Joe Vittoria, cựu CEO của Avis Rent A Car System, bạn sẽ mất từ 325.000 - 375.000 USD mỗi tuần, tùy theo mùa.
Chưa có dấu hiệu nào cho thấy nhu cầu trên thị trường du thuyền của thế giới sẽ tăng chậm lại. Hiện trên thế giới đã có khoảng 2.000 chiếc siêu du thuyền có chiều dài trên 120 foot và có gần 200.000 khách hàng có đủ khả năng tài chính để tậu những chiếc du thuyền như vậy, ông Beckett cho biết.
Cuộc đua du thuyền hiện nay được nhiều người so sánh với cuộc đua giữa các tập đoàn khổng lồ trong việc xây dựng những tòa nhà chọc trời hàng đầu thế giới vào thế kỷ trước. Trong cuốn sách mang tên “Mine’s Bigger” (tạm dịch là Du thuyền của tôi lớn hơn), tác giả David Kaplan đã mô tả cuộc đua giữa nhà tư bản Tom Perkins và Jim Clark, người đồng sáng lập của 3 công ty ở Thung lũng Silicon, trong việc sắm tậu chiếc du thuyền lớn nhất thế giới.
Cho tới khi chiếc du thuyền Maltese Falcon dài 288 foot của Perkins được đóng xong vào năm 2006, chiếc du thuyền này dài hơn đáng kể so với chiếc Athena của Clark nếu được đo khi đã hạ thủy. “Điều an ủi đối với Clark là nếu phần rầm néo dài 33 foot của chiếc phi thuyền mà ông sở hữu cũng được tính vào chiều dài, chiếc thuyền này sẽ là chiếc thuyền lớn nhất”, cuốn sách viết.
Tỷ phú Vittoria thì giữ một kỷ lục khác. Chiếc Mirabella V dài 247 foot của ông có một cột buồm dài 292 foot, cao đến nỗi không thể đi qua bên dưới chiếc Cầu Cổng Vàng nổi tiếng.
(Theo IHT)