Sốt nóng giá cả cần cái nhìn đa chiều
Tăng trưởng cao đồng hành với lạm phát cao là điều không có gì lạ trong đời sống kinh tế thế giới
Có thể nói, với việc quyết liệt thực hiện Chỉ thị của Chính phủ về một số biện pháp cấp bách, đà tăng giá thị trường trong những tháng tới chắc chắn sẽ được kiềm chế.
Tuy nhiên, có thể chúng ta cũng vẫn không thực hiện được mục tiêu giữ tốc độ tăng giá tiêu dùng đã đề ra. Mặc dù vậy, ở trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta, với tốc độ tăng giá tiêu dùng bằng hoặc cao hơn tốc độ tăng GDP chút ít, vẫn có thể coi là thành công.
Xét trên bình diện toàn cầu, sau 3 năm liên tục sốt nóng, các định chế quốc tế đều cho rằng, giá cả thế giới trong năm nay sẽ ổn định trở lại. Chẳng hạn, theo IMF, thay vì tăng 2,0% năm 2004 và 2,3% trong hai năm 2005 và 2006, giá tiêu dùng của các nước phát triển trong năm nay sẽ giảm mạnh xuống chỉ còn tăng 1,8%, còn bốn con số này của các nước đang phát triển lần lượt là 5,6%; 5,4%; 5,3% và 5,4%.
Tăng giá: chuyện không của riêng ai!
Tuy nhiên, sau một quý theo dõi những biến động của kinh tế thế giới, cuối tháng 7 vừa qua tổ chức này đã cho rằng, dự báo hồi tháng 4 của mình không sát thực, bởi giá cả toàn thế giới sẽ “nóng lên”. Trong đó, nếu như giá tiêu dùng của các nước phát triển sẽ chỉ khôi phục mức 2,0% năm 2004, thì của các nước đang phát triển sẽ đạt 5,7%, tức là cao kỷ lục trong vòng 4 năm trở lại đây.
Nguyên do sâu xa khiến giá tiêu dùng thế giới chưa giảm được chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay sẽ khả quan hơn nhiều so với dự báo hồi tháng 4 và kéo theo nhập khẩu nguyên liệu thế giới tiếp tục tăng “phi mã”.
Đó là, thay vì 4,9%, tức là giảm rất mạnh so với 5,5% trong năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay sẽ đạt 5,2% (năm 2004: 5,3%; năm 2005: 4,9%), còn nhập khẩu nguyên liệu sẽ tăng 11,1%, cao hơn 0,3% so với dự báo tháng 4. Trong đó, hai “người khổng lồ” Trung Quốc, Ấn Độ và cũng là hai “con rồng đói nguyên liệu” cùng với Nga chiếm khoảng một nửa tăng trưởng kinh tế thế giới.
Cũng chính vì những lý do này, sau 3 năm liên tục tăng đại nhảy vọt (30,7%; 41,3% và 20,5%), thay vì giảm mạnh 5,5% như dự báo trước, bình quân giá dầu mỏ thế giới trong năm nay sẽ chỉ giảm 0,8%, còn giá nguyên liệu phi dầu mỏ thay vì tăng khiêm tốn 4,2% sẽ vẫn tăng “phi mã” 14,5% và như vậy đây sẽ là năm thứ tư liên tục tăng “phi mã” (năm 2004 tăng 18,5%; năm 2005 tăng 10,3%; năm 2006 tăng kỷ lục 28,4%).
Các số liệu thống kê diễn biến giá cả trên thị trường thế giới trong 7 tháng đầu năm nay cho thấy rất rõ xu thế này. Đó là, với 428,2 điểm, giá dầu mỏ trong tháng 7 vừa qua đã vượt qua kỷ lục mọi thời đại 421,5 điểm của tháng 7/2006 và giá nguyên liệu phi dầu mỏ cũng đạt kỷ lục mọi thời đại với 166,8 điểm, tăng 12,78% so với đầu năm, còn giá nguyên liệu thế giới nói chung cũng đạt kỷ lục mọi thời đại với 275,8 điểm, tăng 26,17% so với đầu năm.
Rõ ràng, sống trong một thế giới “nóng” như vậy, việc giá tiêu dùng của nước ta tăng “chóng mặt” cũng là điều dễ hiểu. Ngay cả “người khổng lồ” Trung Quốc đã qua thời kỳ giá tiêu dùng tăng bùng nổ từ lâu (ba năm gần đây chỉ tăng 1,5-3,9%), nhưng tháng 7 vừa qua đã tăng đại nhảy vọt 5,6% so với cùng kỳ năm 2006 và nhiều người đang lo ngại rằng, sức nóng này có thể lan toả ra thị trường thế giới.
“Thông lệ” của thế giới
Trước việc cùng trong điều kiện sốt nóng giá nguyên liệu thế giới, nhưng giá tiêu dùng tăng cao ngất ngưởng gấp nhiều lần so với của nhiều nước nhập khẩu gấp hàng chục lần nước ta, lâu nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, đó là điều không bình thường. Thế nhưng, đó lại là “thông lệ” trên thế giới.
Trước hết, các số liệu thống kê của IMF như đã nói trên cho thấy, trong vòng 4 năm 2004-2007, trong khi giá tiêu dùng của các nước phát triển lần lượt chỉ tăng 2,0%; 2,3%; 2,3% và 2,0%, thì của các nước đang phát triển thường xuyên cao gấp 2,3-2,85 lần (5,6%; 5,4%; 5,3% và 5,7%). Trong khi đó, ngược lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá thực tế) của các nước đang phát triển lại cao gấp 2,33-3,08 lần của các nước phát triển (7,7%/3,3%; 7,5%/2,6%; 8,1%/3,1 %; 8,0%/2,6%).
Với những thực tế này, nếu quy về cùng một tiêu chí để so sánh, đó là hệ số giữa lạm phát và tăng trưởng, thì không thấy có khoảng cách rõ ràng giữa hai nhóm nước, bởi hệ số này của các nước phát triển dao động trong khoảng 0,61-0,88 lần, còn của các nước đang phát triển là 0,65-0,77 lần.
Điều này có nghĩa là, tăng trưởng cao đồng hành với lạm phát cao là điều không có gì lạ trong đời sống kinh tế thế giới.
Cụ thể hơn, nếu so sánh với các nước đang ở cùng trình độ phát triển kinh tế như Việt Nam (dựa trên chỉ tiêu Thu nhập quốc gia (Gross National Income - GNI) bình quân đầu người), có thể khẳng định rằng, nền kinh tế nước ta vẫn tốt vẫn đang phát triển lành mạnh.
Bởi lẽ, các kết quả tính toán cho thấy, trong 10 quốc gia có cùng trình độ phát triển kinh tế như nước ta, hệ số giữa lạm phát và tăng trưởng bình quân trong 3 năm sốt nóng giá cả vừa qua của nước ta là 1,00 lần, xếp đồng hạng 4 cùng với Pakistan và chỉ đứng sau ba quốc gia là Campuchia với 0,44 lần; Ấn Độ với 0,54 lần và Georgia với 0,95 lần, tức là còn xếp trên 6 nước khác.
Ngoài ra, tuy đồng hạng 4 với Pakistan, nhưng điểm vượt trội của chúng ta là nhịp độ tăng GDP bình quân 8,13%/năm, cao hơn hẳn so với chỉ 5,26%/năm của nước này.
Tác động cộng hưởng của “ba lực kéo và đẩy”
Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, việc tốc độ tăng giá tiêu dùng của các nước đang phát triển nói chung và của nước ta nói riêng bị đẩy lên cao chỉ là hệ quả của ba nhân tố tác động chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, do mặt bằng giá cả trong nước còn rất thấp, cho nên tất yếu sẽ “dềnh” lên nhanh trong điều kiện tăng tốc hội nhập vào đời sống kinh tế thế giới.
Cụ thể, các kết quả tính toán của Ngân hàng Thế giới cho thấy, trong khi “rổ GNI thế giới” theo giá thực tế năm 2006 chỉ là 7.439 tỷ USD, nhưng quy ra Đôla quốc tế, tức là tính theo sức mua tương đương thì đạt 10.180 tỷ USD và tăng đại nhảy vọt 36,85%.
Trong đó, trong khi “rổ GNI” của các nước phát triển tính theo Đôla quốc tế nói chung đều bị “co lại”, thì của các nước đang phát triển đều “nở ra” và tổng mức “giãn nở” đương nhiên sẽ lớn hơn tỷ lệ khuyếch đại chung 36,85%. Điều này có nghĩa là, do đồng tiền của các nước đang phát triển nói chung đều được đánh giá cao, cho nên mua được nhiều hàng hoá hơn so với bình quân chung toàn cầu.
Hoặc ngược lại, do hàng hoá của các nước đang phát triển bị định giá rẻ, cho nên bị bán với số tiền ít hơn so với bình quân chung toàn cầu. Do vậy, việc đồng tiền các nước đang phát triển bị mất giá nhanh trong quá trình hội nhập là tất yếu.
Cụ thể, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, trong khi GNI bình quân đầu người theo giá thực tế của nước ta năm 2006 chỉ là 690 USD và xếp hạng 169 thế giới, nhưng tính theo sức mua tương đương thì tăng đại nhảy vọt lên 3.300 USD, tăng 4,78 lần, và do vậy, cũng tăng đại nhảy vọt 19 bậc để vươn lên thứ 150 thế giới.
Cũng cần nói thêm rằng, đây là mức tăng đặc biệt cao, bởi hai quốc gia liền kề trên và dưới nước ta trong bảng xếp hạng GNI bình quân đầu người theo giá thực tế là Mauritania và Salomon chỉ có độ khuyếch đại 3,57 lần và 3,19 lần. Do vậy, việc tỷ lệ lạm phát của nước ta cao hơn nhiều nước có trình độ phát triển tương đương cũng là tất yếu.
Thứ hai, do ở trình độ phát triển vẫn còn quá thấp, và điều này đồng nghĩa với việc quảng đại người tiêu dùng vẫn còn rất “đói hàng”, cho nên khi kinh tế tăng trưởng nhanh, túi tiền của phần đông dân cư “rủng rỉnh” hơn, họ sẽ đồng loạt không ngại ngần gia tăng chi tiêu và tạo ra sức ép tăng giá hàng, mà kinh tế học vẫn gọi là lạm phát do cầu kéo.
Việc nền kinh tế nước ta trong nhiều năm trở lại đây hầu như liên tục duy trì được đà tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng tăng tương tự, cũng như tập quán “dốc túi” chi tiêu trong những tháng cuối năm khiến giá cả tăng chóng mặt chính là những biểu hiện trên thực tế của hiện tượng kinh tế này.
Đây cũng chính là một lý do rất quan trọng khiến độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ nước ta liên tục được quốc tế xếp hạng rất cao trong những năm gần đây.
Thứ ba, tuy trình độ phát triển còn rất thấp, nhưng độ mở của nền kinh tế nước ta ở đầu vào nhập khẩu đặc biệt lớn, cho nên quy mô “nhập khẩu sốt nóng giá cả thế giới” vào thị trường trong nước cũng đặc biệt lớn. Đây chính là tác nhân rất quan trọng góp phần đẩy giá tiêu dùng tăng cao hiện nay.
Cụ thể, cho dù Hoa Kỳ là quốc gia khổng lồ nhất thế giới với 1.920 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu, nhưng so với “rổ GDP” còn khổng lồ hơn với 13.202 tỷ USD, độ mở ở đầu vào nhập khẩu của nền kinh tế này năm 2006 chỉ là 14,54%; hoặc độ mở này của “người khổng lồ” Trung Quốc với 792 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu cũng chỉ là 29,69%, còn nhập khẩu của chúng ta tuy chỉ vỏn vẹn có 44,89 tỷ USD, nhưng do “rổ GDP” chỉ có hơn 60 tỷ USD, cho nên độ mở này là 74,13%, tức là lớn gấp 5,10 lần của Hoa Kỳ và gấp 2,50 lần của Trung Quốc.
Hơn thế, điều đặc biệt quan trọng là trong “rổ hàng hoá nhập khẩu” của nước ta, tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu quá lớn, mà đây lại chính là những mặt hàng sốt nóng.
Tóm lại, hiển nhiên việc giá tiêu dùng liên tục tăng cao sẽ làm phát sinh hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội. Nhưng xét trên tổng thể, về cơ bản nền kinh tế nước ta vẫn đang phát triển lành mạnh. Do vậy, bên cạnh việc kiềm chế không để giá tiêu dùng tăng quá cao, đã đến lúc chúng ta phải tìm kiếm những giải pháp khắc phục những hậu quả do giá tiêu dùng liên tục tăng cao trong một khoảng thời gian quá dài để lại.
Tuy nhiên, có thể chúng ta cũng vẫn không thực hiện được mục tiêu giữ tốc độ tăng giá tiêu dùng đã đề ra. Mặc dù vậy, ở trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta, với tốc độ tăng giá tiêu dùng bằng hoặc cao hơn tốc độ tăng GDP chút ít, vẫn có thể coi là thành công.
Xét trên bình diện toàn cầu, sau 3 năm liên tục sốt nóng, các định chế quốc tế đều cho rằng, giá cả thế giới trong năm nay sẽ ổn định trở lại. Chẳng hạn, theo IMF, thay vì tăng 2,0% năm 2004 và 2,3% trong hai năm 2005 và 2006, giá tiêu dùng của các nước phát triển trong năm nay sẽ giảm mạnh xuống chỉ còn tăng 1,8%, còn bốn con số này của các nước đang phát triển lần lượt là 5,6%; 5,4%; 5,3% và 5,4%.
Tăng giá: chuyện không của riêng ai!
Tuy nhiên, sau một quý theo dõi những biến động của kinh tế thế giới, cuối tháng 7 vừa qua tổ chức này đã cho rằng, dự báo hồi tháng 4 của mình không sát thực, bởi giá cả toàn thế giới sẽ “nóng lên”. Trong đó, nếu như giá tiêu dùng của các nước phát triển sẽ chỉ khôi phục mức 2,0% năm 2004, thì của các nước đang phát triển sẽ đạt 5,7%, tức là cao kỷ lục trong vòng 4 năm trở lại đây.
Nguyên do sâu xa khiến giá tiêu dùng thế giới chưa giảm được chính là tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay sẽ khả quan hơn nhiều so với dự báo hồi tháng 4 và kéo theo nhập khẩu nguyên liệu thế giới tiếp tục tăng “phi mã”.
Đó là, thay vì 4,9%, tức là giảm rất mạnh so với 5,5% trong năm 2006, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm nay sẽ đạt 5,2% (năm 2004: 5,3%; năm 2005: 4,9%), còn nhập khẩu nguyên liệu sẽ tăng 11,1%, cao hơn 0,3% so với dự báo tháng 4. Trong đó, hai “người khổng lồ” Trung Quốc, Ấn Độ và cũng là hai “con rồng đói nguyên liệu” cùng với Nga chiếm khoảng một nửa tăng trưởng kinh tế thế giới.
Cũng chính vì những lý do này, sau 3 năm liên tục tăng đại nhảy vọt (30,7%; 41,3% và 20,5%), thay vì giảm mạnh 5,5% như dự báo trước, bình quân giá dầu mỏ thế giới trong năm nay sẽ chỉ giảm 0,8%, còn giá nguyên liệu phi dầu mỏ thay vì tăng khiêm tốn 4,2% sẽ vẫn tăng “phi mã” 14,5% và như vậy đây sẽ là năm thứ tư liên tục tăng “phi mã” (năm 2004 tăng 18,5%; năm 2005 tăng 10,3%; năm 2006 tăng kỷ lục 28,4%).
Các số liệu thống kê diễn biến giá cả trên thị trường thế giới trong 7 tháng đầu năm nay cho thấy rất rõ xu thế này. Đó là, với 428,2 điểm, giá dầu mỏ trong tháng 7 vừa qua đã vượt qua kỷ lục mọi thời đại 421,5 điểm của tháng 7/2006 và giá nguyên liệu phi dầu mỏ cũng đạt kỷ lục mọi thời đại với 166,8 điểm, tăng 12,78% so với đầu năm, còn giá nguyên liệu thế giới nói chung cũng đạt kỷ lục mọi thời đại với 275,8 điểm, tăng 26,17% so với đầu năm.
Rõ ràng, sống trong một thế giới “nóng” như vậy, việc giá tiêu dùng của nước ta tăng “chóng mặt” cũng là điều dễ hiểu. Ngay cả “người khổng lồ” Trung Quốc đã qua thời kỳ giá tiêu dùng tăng bùng nổ từ lâu (ba năm gần đây chỉ tăng 1,5-3,9%), nhưng tháng 7 vừa qua đã tăng đại nhảy vọt 5,6% so với cùng kỳ năm 2006 và nhiều người đang lo ngại rằng, sức nóng này có thể lan toả ra thị trường thế giới.
“Thông lệ” của thế giới
Trước việc cùng trong điều kiện sốt nóng giá nguyên liệu thế giới, nhưng giá tiêu dùng tăng cao ngất ngưởng gấp nhiều lần so với của nhiều nước nhập khẩu gấp hàng chục lần nước ta, lâu nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, đó là điều không bình thường. Thế nhưng, đó lại là “thông lệ” trên thế giới.
Trước hết, các số liệu thống kê của IMF như đã nói trên cho thấy, trong vòng 4 năm 2004-2007, trong khi giá tiêu dùng của các nước phát triển lần lượt chỉ tăng 2,0%; 2,3%; 2,3% và 2,0%, thì của các nước đang phát triển thường xuyên cao gấp 2,3-2,85 lần (5,6%; 5,4%; 5,3% và 5,7%). Trong khi đó, ngược lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế (theo giá thực tế) của các nước đang phát triển lại cao gấp 2,33-3,08 lần của các nước phát triển (7,7%/3,3%; 7,5%/2,6%; 8,1%/3,1 %; 8,0%/2,6%).
Với những thực tế này, nếu quy về cùng một tiêu chí để so sánh, đó là hệ số giữa lạm phát và tăng trưởng, thì không thấy có khoảng cách rõ ràng giữa hai nhóm nước, bởi hệ số này của các nước phát triển dao động trong khoảng 0,61-0,88 lần, còn của các nước đang phát triển là 0,65-0,77 lần.
Điều này có nghĩa là, tăng trưởng cao đồng hành với lạm phát cao là điều không có gì lạ trong đời sống kinh tế thế giới.
Cụ thể hơn, nếu so sánh với các nước đang ở cùng trình độ phát triển kinh tế như Việt Nam (dựa trên chỉ tiêu Thu nhập quốc gia (Gross National Income - GNI) bình quân đầu người), có thể khẳng định rằng, nền kinh tế nước ta vẫn tốt vẫn đang phát triển lành mạnh.
Bởi lẽ, các kết quả tính toán cho thấy, trong 10 quốc gia có cùng trình độ phát triển kinh tế như nước ta, hệ số giữa lạm phát và tăng trưởng bình quân trong 3 năm sốt nóng giá cả vừa qua của nước ta là 1,00 lần, xếp đồng hạng 4 cùng với Pakistan và chỉ đứng sau ba quốc gia là Campuchia với 0,44 lần; Ấn Độ với 0,54 lần và Georgia với 0,95 lần, tức là còn xếp trên 6 nước khác.
Ngoài ra, tuy đồng hạng 4 với Pakistan, nhưng điểm vượt trội của chúng ta là nhịp độ tăng GDP bình quân 8,13%/năm, cao hơn hẳn so với chỉ 5,26%/năm của nước này.
Tác động cộng hưởng của “ba lực kéo và đẩy”
Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, việc tốc độ tăng giá tiêu dùng của các nước đang phát triển nói chung và của nước ta nói riêng bị đẩy lên cao chỉ là hệ quả của ba nhân tố tác động chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, do mặt bằng giá cả trong nước còn rất thấp, cho nên tất yếu sẽ “dềnh” lên nhanh trong điều kiện tăng tốc hội nhập vào đời sống kinh tế thế giới.
Cụ thể, các kết quả tính toán của Ngân hàng Thế giới cho thấy, trong khi “rổ GNI thế giới” theo giá thực tế năm 2006 chỉ là 7.439 tỷ USD, nhưng quy ra Đôla quốc tế, tức là tính theo sức mua tương đương thì đạt 10.180 tỷ USD và tăng đại nhảy vọt 36,85%.
Trong đó, trong khi “rổ GNI” của các nước phát triển tính theo Đôla quốc tế nói chung đều bị “co lại”, thì của các nước đang phát triển đều “nở ra” và tổng mức “giãn nở” đương nhiên sẽ lớn hơn tỷ lệ khuyếch đại chung 36,85%. Điều này có nghĩa là, do đồng tiền của các nước đang phát triển nói chung đều được đánh giá cao, cho nên mua được nhiều hàng hoá hơn so với bình quân chung toàn cầu.
Hoặc ngược lại, do hàng hoá của các nước đang phát triển bị định giá rẻ, cho nên bị bán với số tiền ít hơn so với bình quân chung toàn cầu. Do vậy, việc đồng tiền các nước đang phát triển bị mất giá nhanh trong quá trình hội nhập là tất yếu.
Cụ thể, theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, trong khi GNI bình quân đầu người theo giá thực tế của nước ta năm 2006 chỉ là 690 USD và xếp hạng 169 thế giới, nhưng tính theo sức mua tương đương thì tăng đại nhảy vọt lên 3.300 USD, tăng 4,78 lần, và do vậy, cũng tăng đại nhảy vọt 19 bậc để vươn lên thứ 150 thế giới.
Cũng cần nói thêm rằng, đây là mức tăng đặc biệt cao, bởi hai quốc gia liền kề trên và dưới nước ta trong bảng xếp hạng GNI bình quân đầu người theo giá thực tế là Mauritania và Salomon chỉ có độ khuyếch đại 3,57 lần và 3,19 lần. Do vậy, việc tỷ lệ lạm phát của nước ta cao hơn nhiều nước có trình độ phát triển tương đương cũng là tất yếu.
Thứ hai, do ở trình độ phát triển vẫn còn quá thấp, và điều này đồng nghĩa với việc quảng đại người tiêu dùng vẫn còn rất “đói hàng”, cho nên khi kinh tế tăng trưởng nhanh, túi tiền của phần đông dân cư “rủng rỉnh” hơn, họ sẽ đồng loạt không ngại ngần gia tăng chi tiêu và tạo ra sức ép tăng giá hàng, mà kinh tế học vẫn gọi là lạm phát do cầu kéo.
Việc nền kinh tế nước ta trong nhiều năm trở lại đây hầu như liên tục duy trì được đà tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng tăng tương tự, cũng như tập quán “dốc túi” chi tiêu trong những tháng cuối năm khiến giá cả tăng chóng mặt chính là những biểu hiện trên thực tế của hiện tượng kinh tế này.
Đây cũng chính là một lý do rất quan trọng khiến độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ nước ta liên tục được quốc tế xếp hạng rất cao trong những năm gần đây.
Thứ ba, tuy trình độ phát triển còn rất thấp, nhưng độ mở của nền kinh tế nước ta ở đầu vào nhập khẩu đặc biệt lớn, cho nên quy mô “nhập khẩu sốt nóng giá cả thế giới” vào thị trường trong nước cũng đặc biệt lớn. Đây chính là tác nhân rất quan trọng góp phần đẩy giá tiêu dùng tăng cao hiện nay.
Cụ thể, cho dù Hoa Kỳ là quốc gia khổng lồ nhất thế giới với 1.920 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu, nhưng so với “rổ GDP” còn khổng lồ hơn với 13.202 tỷ USD, độ mở ở đầu vào nhập khẩu của nền kinh tế này năm 2006 chỉ là 14,54%; hoặc độ mở này của “người khổng lồ” Trung Quốc với 792 tỷ USD hàng hoá nhập khẩu cũng chỉ là 29,69%, còn nhập khẩu của chúng ta tuy chỉ vỏn vẹn có 44,89 tỷ USD, nhưng do “rổ GDP” chỉ có hơn 60 tỷ USD, cho nên độ mở này là 74,13%, tức là lớn gấp 5,10 lần của Hoa Kỳ và gấp 2,50 lần của Trung Quốc.
Hơn thế, điều đặc biệt quan trọng là trong “rổ hàng hoá nhập khẩu” của nước ta, tỷ trọng nguyên liệu nhập khẩu quá lớn, mà đây lại chính là những mặt hàng sốt nóng.
Tóm lại, hiển nhiên việc giá tiêu dùng liên tục tăng cao sẽ làm phát sinh hàng loạt vấn đề kinh tế - xã hội. Nhưng xét trên tổng thể, về cơ bản nền kinh tế nước ta vẫn đang phát triển lành mạnh. Do vậy, bên cạnh việc kiềm chế không để giá tiêu dùng tăng quá cao, đã đến lúc chúng ta phải tìm kiếm những giải pháp khắc phục những hậu quả do giá tiêu dùng liên tục tăng cao trong một khoảng thời gian quá dài để lại.