S&P, Fitch đồng loạt hạ điểm tín nhiệm Anh
Đây được xem là những đánh giá khắc nghiệt mới nhất đối với quyết định Brexit của người Anh
Hai tổ chức đánh giá tín nhiệm hàng đầu thế giới là S&P Global Ratings và Fitch Ratings ngày 27/6 đã đồng loạt hạ điểm tín nhiệm của Anh do việc cử tri nước này chọn rời Liên minh châu Âu (EU) trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tuần trước.
Theo hãng tin Bloomberg, đây được xem là những đánh giá khắc nghiệt mới nhất đối với quyết định Brexit của người Anh - sự kiện đặt nước này vào tình trạng tê liệt về kinh tế và chính trị.
Điểm tín nhiệm hạng cao nhất AAA mà S&P dành cho Anh đã không còn nước khi tổ chức này hạ hai bậc định hạng tín nhiệm của London về mức AA. Cơ sở cho việc giảm điểm tín nhiệm này là nguy cơ về một khung chính sách khó dự đoán, kém ổn định, và kém hiệu quả hơn ở Anh.
Fitch hạ điểm tín nhiệm của Anh một bậc, về mức tương ứng nói trên. Cả hai tổ chức đều dành cho định hạng tín nhiệm hiện tại của Anh triển vọng tiêu cực.
S&P nói rằng việc cắt giảm điểm tín nhiệm của Anh “phản ánh những rủi ro về sự xấu đi trông thấy của những điều kiện tài chính bên ngoài” và những vấn đề hiến pháp xuất phát từ việc phần đông cử tri ở Scotland và Bắc Ireland chọn ở lại trong EU.
Về phần mình, Fitch đề cập đến khả năng tăng trưởng kinh tế Anh có thể “giảm tốc đột ngột”.
“Những gì đang diễn ra trong bối cảnh cuộc trưng cầu dân ý này và lựa chọn Brexit khiến chúng tôi cho rằng nước Anh không còn sức mạnh thể chế mà nước này vốn có trước đây”, ông Moritz Kraemer, người đứng đầu bộ phận đánh giá tín nhiệm toàn cầu của S&P, nhận định trong một cuộc trao đổi với Bloomberg. “Đây là một sự kiện lớn, đã xảy ra”.
Lần gần đây nhất một quốc gia thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) bị S&P hạ hai bậc điểm tín nhiệm là Italy. Đó là khi nước này chìm sâu trong cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực sử dụng đồng tiền chung Eurozone hồi tháng 1/2012.
Động thái hạ điểm tín nhiệm Anh của S&P diễn ra vào ngày mà các nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu chính phủ Anh do những đồn đoán về việc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ buộc phải cắt giảm lãi suất để chống đỡ cho nền kinh tế. Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 10 năm đã lần đầu tiên giảm dưới mức 1%.
S&P đặt triển vọng tín nhiệm của Anh ở ngưỡng tiêu cực, phản ánh những rủi ro đối với nền kinh tế Anh và địa vị đồng Bảng với tư cách một đồng tiền dự trữ, cũng như nguy cơ Scotland tách khỏi Anh nếu vùng này tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý khác.
Việc giảm điểm tín nhiệm này có thể mới chỉ là sự khởi đầu khi các tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn nhất đánh giá lại nước Anh sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 cũng như ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của sự kiện Brexit đối với nước Anh.
Hôm thứ Sáu tuần trước, một tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn khác là Moody’s Investors Service đã hạ triển vọng tín nhiệm của Anh về tiêu cực từ ổn định. Hiện Moody’s đang dành cho Anh định hạng tín nhiệm Aa1, thấp hơn một bậc so với mức cao nhất.
Bốn ngày sau cuộc trưng cầu dân ý, nước Anh đã đối mặt với sự chia rẽ lớn về chính trị. Thủ tướng David Cameron tuyên bố sẽ từ chức, trong khi thủ lĩnh Công đảng đối lập bị gây sức ép từ chức từ chính nội bộ của đảng này.
Kể từ khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý được công bố vào hôm thứ Sáu tuần trước, thị trường tài chính toàn cầu đã liên tục chao đảo, ảnh hưởng tới mọi loại tài sản, trong đó đồng Bảng giảm giá với tốc độ kỷ lục.
Theo hãng tin Bloomberg, đây được xem là những đánh giá khắc nghiệt mới nhất đối với quyết định Brexit của người Anh - sự kiện đặt nước này vào tình trạng tê liệt về kinh tế và chính trị.
Điểm tín nhiệm hạng cao nhất AAA mà S&P dành cho Anh đã không còn nước khi tổ chức này hạ hai bậc định hạng tín nhiệm của London về mức AA. Cơ sở cho việc giảm điểm tín nhiệm này là nguy cơ về một khung chính sách khó dự đoán, kém ổn định, và kém hiệu quả hơn ở Anh.
Fitch hạ điểm tín nhiệm của Anh một bậc, về mức tương ứng nói trên. Cả hai tổ chức đều dành cho định hạng tín nhiệm hiện tại của Anh triển vọng tiêu cực.
S&P nói rằng việc cắt giảm điểm tín nhiệm của Anh “phản ánh những rủi ro về sự xấu đi trông thấy của những điều kiện tài chính bên ngoài” và những vấn đề hiến pháp xuất phát từ việc phần đông cử tri ở Scotland và Bắc Ireland chọn ở lại trong EU.
Về phần mình, Fitch đề cập đến khả năng tăng trưởng kinh tế Anh có thể “giảm tốc đột ngột”.
“Những gì đang diễn ra trong bối cảnh cuộc trưng cầu dân ý này và lựa chọn Brexit khiến chúng tôi cho rằng nước Anh không còn sức mạnh thể chế mà nước này vốn có trước đây”, ông Moritz Kraemer, người đứng đầu bộ phận đánh giá tín nhiệm toàn cầu của S&P, nhận định trong một cuộc trao đổi với Bloomberg. “Đây là một sự kiện lớn, đã xảy ra”.
Lần gần đây nhất một quốc gia thuộc nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G-7) bị S&P hạ hai bậc điểm tín nhiệm là Italy. Đó là khi nước này chìm sâu trong cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực sử dụng đồng tiền chung Eurozone hồi tháng 1/2012.
Động thái hạ điểm tín nhiệm Anh của S&P diễn ra vào ngày mà các nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu chính phủ Anh do những đồn đoán về việc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) sẽ buộc phải cắt giảm lãi suất để chống đỡ cho nền kinh tế. Lợi suất trái phiếu chính phủ Anh kỳ hạn 10 năm đã lần đầu tiên giảm dưới mức 1%.
S&P đặt triển vọng tín nhiệm của Anh ở ngưỡng tiêu cực, phản ánh những rủi ro đối với nền kinh tế Anh và địa vị đồng Bảng với tư cách một đồng tiền dự trữ, cũng như nguy cơ Scotland tách khỏi Anh nếu vùng này tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý khác.
Việc giảm điểm tín nhiệm này có thể mới chỉ là sự khởi đầu khi các tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn nhất đánh giá lại nước Anh sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 cũng như ảnh hưởng về kinh tế và chính trị của sự kiện Brexit đối với nước Anh.
Hôm thứ Sáu tuần trước, một tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn khác là Moody’s Investors Service đã hạ triển vọng tín nhiệm của Anh về tiêu cực từ ổn định. Hiện Moody’s đang dành cho Anh định hạng tín nhiệm Aa1, thấp hơn một bậc so với mức cao nhất.
Bốn ngày sau cuộc trưng cầu dân ý, nước Anh đã đối mặt với sự chia rẽ lớn về chính trị. Thủ tướng David Cameron tuyên bố sẽ từ chức, trong khi thủ lĩnh Công đảng đối lập bị gây sức ép từ chức từ chính nội bộ của đảng này.
Kể từ khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý được công bố vào hôm thứ Sáu tuần trước, thị trường tài chính toàn cầu đã liên tục chao đảo, ảnh hưởng tới mọi loại tài sản, trong đó đồng Bảng giảm giá với tốc độ kỷ lục.