S&P và Dow Jones tuột dốc tuần thứ 2
Sự lo lắng về khả năng phục hồi yếu ớt của nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn đè nặng lên tâm trí của giới đầu tư
Chứng khoán Mỹ tiếp tục hạ điểm trong phiên giao dịch cuối tuần (20/8), do sự lo lắng về khả năng phục hồi yếu ớt của nền kinh tế đầu tàu thế giới vẫn đè nặng lên tâm trí của giới đầu tư. Tính chung cả tuần giao dịch, Dow Jones và S&P 500 vẫn trong xu thế giảm điểm.
Tuy vậy, các chỉ số chính đã thoát khỏi xu hướng giảm điểm sâu, nhờ việc một số nhà đầu tư coi triển vọng sáng sủa của khu vực cổ phiếu công nghệ và thông tin mua bán sáp nhập doanh nghiệp trong tuần này, là động lực thúc đẩy mua gom vào cuối phiên.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 57,59 điểm, tương ứng 0,56%, xuống 10.213,62 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 3,94 điểm, tương ứng 0,37%, xuống 1.071,69 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,81 điểm, tương ứng 0,04%, lên 2.179,76 điểm.
Tính chung cả tuần giao dịch vừa qua, chỉ số S&P 500 hạ 0,7%, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 0,9%, trong khi Nasdaq tăng 0,3%. Đây là tuần mất điểm liên tiếp thứ hai của S&P 500 và Dow Jones.
Yếu tố kỹ thuật tiếp tục hỗ trợ chỉ số S&P 500 dao động quanh ngưỡng 1.070 điểm trong phiên giao dịch cuối tuần. Trong khi đó, Nasdaq tăng nhẹ vào cuối phiên giao dịch, nhờ dự báo lợi nhuận khả quan của hãng công nghệ Marvell và Intuit. Cổ phiếu Marvell tăng 8,4% lên 16,16 USD, cổ phiếu Intuit tăng tới 15% lên 44,6 USD.
Trong số các cổ phiếu thuộc chỉ số Dow Jones, hôm 20/8, cổ phiếu của HP giảm mạnh nhất. Đây cũng được coi là nhân tố chính khiến Dow Jones sụt điểm. Các cổ phiếu năng lượng cũng bị tác động mạnh do giá dầu, đồng suy giảm, như cổ phiếu của Chevron và Freeport McMoRan Copper & Gold đồng loạt giảm 1%.
Theo Ryan Detrick, chiến lược gia hãng nghiên cứu đầu tư Schaeffer's ở Cincinnati (Ohio, Mỹ), những dấu hiệu lạc quan trong tuần có thể kể tới là mùa công bố lợi nhuận quý 2 vừa qua khá tốt cùng với thông tin mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Trong khi, yếu tố bất lợi cho thị trường là số liệu kinh tế quá ít ỏi, nếu không nói là rất nghèo nàn.
Kết quả giao dịch trên sàn chứng khoán Mỹ ngày 20/8 - Nguồn: G.Finance.
Khối lượng giao dịch trên ba sàn New York, American và Nasdaq đạt 6,93 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 9,65 tỷ cổ phiếu trong năm 2009. Trên sàn New York, 1.721 cổ phiếu giảm điểm, 1.230 cổ phiếu tăng điểm, trong khi ở sàn Nasdaq, tỷ lệ này là 1.308 và 1.272.
Khu vực chứng khoán châu Âu tiếp tục mất điểm khá mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 16,01 điểm, tương ứng 0,31%, xuống 5.195,28 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 46,28 điểm, tương ứng 1,3%, xuống 3.526,12 điểm. Chỉ số DAX của Đức mất 69,97 điểm, tương ứng 1,15%, xuống 6.005,16 điểm.
Trong khi đó, khu vực châu Á chứng kiến lần hạ điểm đầu tiên trong 6 phiên gần đây. Chỉ số MSCI của khu vực châu Á – Thái Bình Dương mất 1,4%, xuống 118,42 điểm tính đến 1h30 phút chiều tại thị trường Tokyo. Đồng Yen tăng lên 109,02 Yen/Euro, cao nhất trong 7 tuần. Chỉ số rủi ro vỡ nợ trái phiếu tại Australia tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
Hầu hết các chỉ số chính trong khu vực đều rực sắc đỏ. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,96%, mức giảm mạnh nhất trong số các chỉ số chứng khoán châu Á phiên cuối tuần. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 0,23%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,43%. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc mất 1,7%.
Bảng 1: So sánh kết quả giao dịch phiên 19/8 và 20/8
HTML clipboard
Bảng 2: So sánh các thị trường chốt phiên tuần trước và tuần này
HTML clipboard
Tuy vậy, các chỉ số chính đã thoát khỏi xu hướng giảm điểm sâu, nhờ việc một số nhà đầu tư coi triển vọng sáng sủa của khu vực cổ phiếu công nghệ và thông tin mua bán sáp nhập doanh nghiệp trong tuần này, là động lực thúc đẩy mua gom vào cuối phiên.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/8, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 57,59 điểm, tương ứng 0,56%, xuống 10.213,62 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 3,94 điểm, tương ứng 0,37%, xuống 1.071,69 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 0,81 điểm, tương ứng 0,04%, lên 2.179,76 điểm.
Tính chung cả tuần giao dịch vừa qua, chỉ số S&P 500 hạ 0,7%, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 0,9%, trong khi Nasdaq tăng 0,3%. Đây là tuần mất điểm liên tiếp thứ hai của S&P 500 và Dow Jones.
Yếu tố kỹ thuật tiếp tục hỗ trợ chỉ số S&P 500 dao động quanh ngưỡng 1.070 điểm trong phiên giao dịch cuối tuần. Trong khi đó, Nasdaq tăng nhẹ vào cuối phiên giao dịch, nhờ dự báo lợi nhuận khả quan của hãng công nghệ Marvell và Intuit. Cổ phiếu Marvell tăng 8,4% lên 16,16 USD, cổ phiếu Intuit tăng tới 15% lên 44,6 USD.
Trong số các cổ phiếu thuộc chỉ số Dow Jones, hôm 20/8, cổ phiếu của HP giảm mạnh nhất. Đây cũng được coi là nhân tố chính khiến Dow Jones sụt điểm. Các cổ phiếu năng lượng cũng bị tác động mạnh do giá dầu, đồng suy giảm, như cổ phiếu của Chevron và Freeport McMoRan Copper & Gold đồng loạt giảm 1%.
Theo Ryan Detrick, chiến lược gia hãng nghiên cứu đầu tư Schaeffer's ở Cincinnati (Ohio, Mỹ), những dấu hiệu lạc quan trong tuần có thể kể tới là mùa công bố lợi nhuận quý 2 vừa qua khá tốt cùng với thông tin mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Trong khi, yếu tố bất lợi cho thị trường là số liệu kinh tế quá ít ỏi, nếu không nói là rất nghèo nàn.
Kết quả giao dịch trên sàn chứng khoán Mỹ ngày 20/8 - Nguồn: G.Finance.
Khối lượng giao dịch trên ba sàn New York, American và Nasdaq đạt 6,93 tỷ cổ phiếu, thấp hơn mức trung bình hàng ngày 9,65 tỷ cổ phiếu trong năm 2009. Trên sàn New York, 1.721 cổ phiếu giảm điểm, 1.230 cổ phiếu tăng điểm, trong khi ở sàn Nasdaq, tỷ lệ này là 1.308 và 1.272.
Khu vực chứng khoán châu Âu tiếp tục mất điểm khá mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 16,01 điểm, tương ứng 0,31%, xuống 5.195,28 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp hạ 46,28 điểm, tương ứng 1,3%, xuống 3.526,12 điểm. Chỉ số DAX của Đức mất 69,97 điểm, tương ứng 1,15%, xuống 6.005,16 điểm.
Trong khi đó, khu vực châu Á chứng kiến lần hạ điểm đầu tiên trong 6 phiên gần đây. Chỉ số MSCI của khu vực châu Á – Thái Bình Dương mất 1,4%, xuống 118,42 điểm tính đến 1h30 phút chiều tại thị trường Tokyo. Đồng Yen tăng lên 109,02 Yen/Euro, cao nhất trong 7 tuần. Chỉ số rủi ro vỡ nợ trái phiếu tại Australia tăng mạnh nhất trong hơn 1 tuần.
Hầu hết các chỉ số chính trong khu vực đều rực sắc đỏ. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1,96%, mức giảm mạnh nhất trong số các chỉ số chứng khoán châu Á phiên cuối tuần. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc hạ 0,23%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,43%. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc mất 1,7%.
Bảng 1: So sánh kết quả giao dịch phiên 19/8 và 20/8
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.271,21 | 10.213,62 | 57,59 | 0,56 |
Nasdaq | 2.178,95 | 2.179,76 | 0,81 | 0,04 | |
S&P 500 | 1.075,63 | 1.071,69 | 3,94 | 0,37 | |
Anh | FTSE 100 | 5.211,29 | 5.195,28 | 16,01 | 0,31 |
Đức | DAX | 6.075,13 | 6.005,16 | 69,97 | 1,15 |
Pháp | CAC 40 | 3.572,40 | 3.526,12 | 46,28 | 1,30 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.928,94 | 7.927,31 | 1,63 | 0,02 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.362,68 | 9.179,38 | 183,30 | 1,96 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.072,46 | 20.981,82 | 90,64 | 0,43 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.779,64 | 1.775,54 | 4,10 | 0,23 |
Singapore | Straits Times | 2.946,77 | 2.936,48 | 10,29 | 0,35 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.687,98 | 2.642,31 | 45,67 | 1,70 |
Ấn Độ | BSE | 18.454,94 | 18.401,82 | 53,12 | 0,29 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |
Bảng 2: So sánh các thị trường chốt phiên tuần trước và tuần này
Thị trường | Chỉ số | Tuần trước | Tuần này | Tăng/giảm (điểm) |
Mỹ | Dow Jones | 10.303,15 | 10.213,62 | 89,53 |
Nasdaq | 2.173,48 | 2.179,76 | 6,28 | |
S&P 500 | 1.079,25 | 1.071,69 | 7,56 | |
Anh | FTSE 100 | 5.275,44 | 5.195,28 | 80,16 |
Đức | DAX | 6.110,41 | 6.005,16 | 105,25 |
Pháp | CAC 40 | 3.610,91 | 3.526,12 | 84,79 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.891,58 | 7.927,31 | 35,73 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 9.253,46 | 9.179,38 | 74,08 |
Hồng Kông | Hang Seng | 21.071,57 | 20.981,82 | 89,95 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.746,24 | 1.775,54 | 29,30 |
Singapore | Straits Times | 2.939,97 | 2.936,48 | 3,49 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.606,70 | 2.642,31 | 35,61 |
Ấn Độ | BSE | 18.167,03 | 18.401,82 | 234,79 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |