Sửa 5 luật thuế: Nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ
Với dự kiến sửa đổi lần này, có ít nhất hơn 30 nhóm chính sách tác động rất lớn đến các lĩnh vực khác nhau
Sửa 5 luật thuế thì tăng thu ngân sách được bao nhiêu, tăng thu có bền vững không, đã tính hết toàn bộ chi phí của doanh nghiệp và người dân chưa?
Đó là một số câu hỏi được đặt ra tại một cuộc hội thảo để góp ý đề xuất xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 luật thuế do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hôm 14/9.
5 luật thuế dự kiến được sửa đổi, bổ sung gồm các luật: Thuế giá trị gia tăng, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế tài nguyên, Thuế thu nhập cá nhân, Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trưởng ban Pháp chế VCCI, ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh, với dự kiến sửa đổi lần này, có ít nhất hơn 30 nhóm chính sách tác động rất lớn đến các lĩnh vực khác nhau. Từ bất động sản, ôtô, đồ uống, thuốc lá, ngân hàng.... và đương nhiên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đông đảo người dân.
Phó viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài chính (Bộ Tài chính) Trương Bá Tuấn cho biết, theo dự kiến, dự án luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp giữa năm 2018 và thông qua vào cuối năm 2018.
Về sự cần thiết xây dựng luật, ông Tuấn nêu lý do: khắc phục những vướng mắc của các luật thuế hiện hành, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tài liệu và các ý kiến tại hội thảo cũng cho thấy một số chính sách nếu sửa đổi có thể ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, người dân, nếu Bộ Tài chính chưa thể trả lời thấu đáo nhiều câu hỏi đang còn bỏ ngỏ.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan hỏi ông Trương Bá Tuấn kết quả đánh giá tác động dù chỉ là sơ bộ của dự án luật này thế nào, tăng thu ngân sách thêm được bao nhiêu, tăng thu có bền vững hay không hay chỉ được 1-2 năm tới?
Câu hỏi tiếp theo từ bà Lan, là dự án luật đã lường được hết tác động đối với doanh nghiệp hay chưa, ngành nào sẽ thua thiệt nhiều. Lớn hơn là có phù hợp với chủ trương tái cơ cấu kinh tế hay không? “Nếu không thì có thể dẫn đến sự tréo ngoe, vì một số ngành Nhà nước muốn phát triển như nông nghiệp, dịch vụ có thể chính sách thuế lại không phù hợp”, bà Lan nói.
Bà Phạm Chi Lan cũng cho biết là trong cuộc họp do chính Bộ Tài chính tổ chức thì bà đã nói thẳng là đánh giá tác động của dự án luật phải do các cơ quan độc lập, khách quan, chứ nếu để chính người sửa chính sách đánh giá thì không thể toàn diện.
Liên quan đến sự cần thiết phải ban hành luật, tờ trình dự án luật đề cập tới Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Nhưng, theo bà Phạm Chi Lan thì đây là nghị quyết chung các vấn đề về ngân sách, vậy ở đây chỉ đặt vấn đề thu thôi, còn chi thì thế nào?
Theo bà, vấn đề lớn nhất là cho chi tiêu bất hợp lý và Nhà nước không sử dụng được các nguồn lực rất lớn mà Nhà nước đang nắm trong tay, nên nếu chỉ tính thu không thôi thì hoàn toàn không đủ.
Khắc phục những vướng mắc của các luật thuế hiện hành, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng là lý do được ban soạn thảo thuyết minh về sự cần thiết sửa đổi.
Câu hỏi từ chuyên gia Phạm Chi Lan là sau lần sửa 5 luật tới đây, thì có sửa các luật còn lại hay không, và như thế có đảm bảo tính thống nhất hay không?.
Bà Lan cho rằng, để đảm bảo tính thống nhất thì phải tính đầy đủ các chi phí khác đang dội vào doanh nghiệp và người dân. Vì đâu chỉ có thuế mà phí cũng nhiều, cộng lại sẽ là gánh nặng lớn cho doanh nghiệp.
“Bộ Tài chính là cơ quan nắm túi tiền phải tính cả, chứ lâu nay cơ quan nào cũng tách riêng ra phần thu của mình thì gánh nặng dồn lên hết những người nộp thuế, như thế là không sòng phẳng với người dân và doanh nghiệp”, bà Lan nói.
Từ phía doanh nghiệp, ngành nước giải khát của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho rằng, dự luật này nếu được thông qua sẽ ảnh hưởng lớn đến các công ty nước giải khát, do phải chịu nhiều loại thuế với mức tăng và bổ sung: thuế VAT tăng từ 10 - 12%, thuế tiêu thụ đặc biệt là 10% và mức thuế suất VAT áp dụng cho đường tăng từ 5% lên 6%.
Ngay cả với việc giảm thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ xuống 15 - 17% được ông Trương Bá Tuấn nhấn mạnh, luật sư Trương Thanh Đức cũng cho rằng không nên áp dụng. Vì theo ông, quy định này “dễ bị gian lận, lợi dụng, vô tình khuyến khích doanh nghiệp duy trì quy mô nhỏ, khó phát huy được lợi thế hiệu quả, cạnh tranh”.
Hồi âm các câu hỏi từ 21 ý kiến, ông Trương Bá Tuấn nói trong số này có nhiều ý kiến xác đáng, phù hợp, sẽ báo cáo đầy đủ để tiếp thu hoàn thiện dự thảo luật.
Về đánh giá tác động - vấn đề được nhiều ý kiến đặt ra tại hội thảo, ông Tuấn cho biết “đang khẩn trương làm”. Và khi trình Quốc hội thì sẽ phải có báo cáo đánh giá tác động đầy đủ.
Đó là một số câu hỏi được đặt ra tại một cuộc hội thảo để góp ý đề xuất xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 5 luật thuế do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hôm 14/9.
5 luật thuế dự kiến được sửa đổi, bổ sung gồm các luật: Thuế giá trị gia tăng, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế tài nguyên, Thuế thu nhập cá nhân, Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trưởng ban Pháp chế VCCI, ông Đậu Anh Tuấn nhấn mạnh, với dự kiến sửa đổi lần này, có ít nhất hơn 30 nhóm chính sách tác động rất lớn đến các lĩnh vực khác nhau. Từ bất động sản, ôtô, đồ uống, thuốc lá, ngân hàng.... và đương nhiên tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đông đảo người dân.
Phó viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài chính (Bộ Tài chính) Trương Bá Tuấn cho biết, theo dự kiến, dự án luật sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp giữa năm 2018 và thông qua vào cuối năm 2018.
Về sự cần thiết xây dựng luật, ông Tuấn nêu lý do: khắc phục những vướng mắc của các luật thuế hiện hành, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tài liệu và các ý kiến tại hội thảo cũng cho thấy một số chính sách nếu sửa đổi có thể ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, người dân, nếu Bộ Tài chính chưa thể trả lời thấu đáo nhiều câu hỏi đang còn bỏ ngỏ.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan hỏi ông Trương Bá Tuấn kết quả đánh giá tác động dù chỉ là sơ bộ của dự án luật này thế nào, tăng thu ngân sách thêm được bao nhiêu, tăng thu có bền vững hay không hay chỉ được 1-2 năm tới?
Câu hỏi tiếp theo từ bà Lan, là dự án luật đã lường được hết tác động đối với doanh nghiệp hay chưa, ngành nào sẽ thua thiệt nhiều. Lớn hơn là có phù hợp với chủ trương tái cơ cấu kinh tế hay không? “Nếu không thì có thể dẫn đến sự tréo ngoe, vì một số ngành Nhà nước muốn phát triển như nông nghiệp, dịch vụ có thể chính sách thuế lại không phù hợp”, bà Lan nói.
Bà Phạm Chi Lan cũng cho biết là trong cuộc họp do chính Bộ Tài chính tổ chức thì bà đã nói thẳng là đánh giá tác động của dự án luật phải do các cơ quan độc lập, khách quan, chứ nếu để chính người sửa chính sách đánh giá thì không thể toàn diện.
Liên quan đến sự cần thiết phải ban hành luật, tờ trình dự án luật đề cập tới Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách Nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Nhưng, theo bà Phạm Chi Lan thì đây là nghị quyết chung các vấn đề về ngân sách, vậy ở đây chỉ đặt vấn đề thu thôi, còn chi thì thế nào?
Theo bà, vấn đề lớn nhất là cho chi tiêu bất hợp lý và Nhà nước không sử dụng được các nguồn lực rất lớn mà Nhà nước đang nắm trong tay, nên nếu chỉ tính thu không thôi thì hoàn toàn không đủ.
Khắc phục những vướng mắc của các luật thuế hiện hành, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng là lý do được ban soạn thảo thuyết minh về sự cần thiết sửa đổi.
Câu hỏi từ chuyên gia Phạm Chi Lan là sau lần sửa 5 luật tới đây, thì có sửa các luật còn lại hay không, và như thế có đảm bảo tính thống nhất hay không?.
Bà Lan cho rằng, để đảm bảo tính thống nhất thì phải tính đầy đủ các chi phí khác đang dội vào doanh nghiệp và người dân. Vì đâu chỉ có thuế mà phí cũng nhiều, cộng lại sẽ là gánh nặng lớn cho doanh nghiệp.
“Bộ Tài chính là cơ quan nắm túi tiền phải tính cả, chứ lâu nay cơ quan nào cũng tách riêng ra phần thu của mình thì gánh nặng dồn lên hết những người nộp thuế, như thế là không sòng phẳng với người dân và doanh nghiệp”, bà Lan nói.
Từ phía doanh nghiệp, ngành nước giải khát của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN cho rằng, dự luật này nếu được thông qua sẽ ảnh hưởng lớn đến các công ty nước giải khát, do phải chịu nhiều loại thuế với mức tăng và bổ sung: thuế VAT tăng từ 10 - 12%, thuế tiêu thụ đặc biệt là 10% và mức thuế suất VAT áp dụng cho đường tăng từ 5% lên 6%.
Ngay cả với việc giảm thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ xuống 15 - 17% được ông Trương Bá Tuấn nhấn mạnh, luật sư Trương Thanh Đức cũng cho rằng không nên áp dụng. Vì theo ông, quy định này “dễ bị gian lận, lợi dụng, vô tình khuyến khích doanh nghiệp duy trì quy mô nhỏ, khó phát huy được lợi thế hiệu quả, cạnh tranh”.
Hồi âm các câu hỏi từ 21 ý kiến, ông Trương Bá Tuấn nói trong số này có nhiều ý kiến xác đáng, phù hợp, sẽ báo cáo đầy đủ để tiếp thu hoàn thiện dự thảo luật.
Về đánh giá tác động - vấn đề được nhiều ý kiến đặt ra tại hội thảo, ông Tuấn cho biết “đang khẩn trương làm”. Và khi trình Quốc hội thì sẽ phải có báo cáo đánh giá tác động đầy đủ.