Sữa Trung Quốc đối mặt scandal nhiễm độc mới?
Trung Quốc cảnh báo sẽ trừng trị nghiêm khắc những kẻ pha vào sữa những hóa chất độc hại như melamine hay đạm da thuộc
Cuối tuần qua, Trung Quốc lại cảnh báo các nhà sản xuất sữa ở nước này rằng sẽ trừng trị nghiêm khắc những kẻ pha vào sữa những hóa chất độc hại nhằm tăng hàm lượng đạm, bao gồm melamine dùng trong hóa công nghiệp và chất đạm từ bột da.
Theo hãng tin AP, cả melamine và đạm da thuộc (thường được xử lý bằng acid sunfuric), khi cho vào sữa đều có tác dụng tăng hàm lượng chất đạm để có thể dễ dàng pha thêm nước, phương thức mà một số nhà sản xuất sữa sử dụng nhằm tăng mục đích lợi nhuận của mình.
Trong một thông báo trên trang web của Quốc vụ viện, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cảnh báo, các nhà chức trách nước này sẽ tiến hành 6.450 cuộc kiểm tra ngẫu nhiên sữa tươi trong năm nay.
Điều này cho thấy, các quan chức Trung Quốc thực sự lo ngại, các nhà sản xuất sữa ở nước này có thể vẫn cố dùng các phương pháp độc hại để tăng hàm lượng đạm trong sữa khi pha thêm nước loãng. Tất cả các cuộc thử nghiệm sẽ kiểm tra melamine và 30% trong đó là để tìm đạm da thuộc.
Tháng 3/2009, hãng sữa Chenyuan ở Chiết Giang, Trung Quốc đã buộc phải đóng cửa sau khi các nhà chức trách tìm thấy chất đạm da thuộc trong sản phẩm của Chenyuan, tờ China Daily cho hay. Tờ này không nói rõ có ai bị bệnh trong vụ này hay không.
Peter Leedham, Giám đốc quản lý tổ chức Dịch vụ Công nghệ Eurofins chuyên về xét nghiệm thực phẩm có trụ sở ở Tô Châu (Trung Quốc), cho hay, những thông tin liên quan tới việc đạm da thuộc được pha vào sữa nổi lên từ sau scandal melamine.
Vụ scandal sữa nhiễm độc melamine năm 2008 ở Trung Quốc đã làm 6 trẻ em bị thiệt mạng và hơn 300.000 bé khác bị ốm.
"Khi vụ melamine vỡ lở và mọi người bắt đầu có thể ngăn chặn được melamine trong sữa, thì những kẻ sản xuất vô lương đã cố tìm phương pháp thay thế, và chất đạm da thuộc chính là cách họ đã dùng, cách này thật khôn ngoan", ông Leedham nói. "Bởi lẽ nó thực sự là đạm và chiết xuất từ bò. Hầu như không thể phát hiện với tư cách là chất phụ gia".
Ông Leedham cho hay, hiện chưa rõ, vấn đề này đã lan rộng tới mức nào. Theo tờ China Daily cho biết, các chất hóa học này (melamine, đạm da thuộc) có thể gây hại đối với trẻ nhỏ nếu hàm lượng ở mức cao hoặc khiến người lớn có nguy cơ mắc chứng loãng xương.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc khẳng định, tất cả các cuộc kiểm tra sữa tươi thực hiện trong năm 2010 không phát hiện melamine hay đạm da thuộc. Song, theo AP, sữa bột vẫn là nguồn chính để pha melamine. Năm ngoái, Trung Quốc đã thu giữ 2.132 tấn sữa bột nhiễm melamine được sản xuất từ năm 2008 trở về trước.
Theo hãng tin AP, cả melamine và đạm da thuộc (thường được xử lý bằng acid sunfuric), khi cho vào sữa đều có tác dụng tăng hàm lượng chất đạm để có thể dễ dàng pha thêm nước, phương thức mà một số nhà sản xuất sữa sử dụng nhằm tăng mục đích lợi nhuận của mình.
Trong một thông báo trên trang web của Quốc vụ viện, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cảnh báo, các nhà chức trách nước này sẽ tiến hành 6.450 cuộc kiểm tra ngẫu nhiên sữa tươi trong năm nay.
Điều này cho thấy, các quan chức Trung Quốc thực sự lo ngại, các nhà sản xuất sữa ở nước này có thể vẫn cố dùng các phương pháp độc hại để tăng hàm lượng đạm trong sữa khi pha thêm nước loãng. Tất cả các cuộc thử nghiệm sẽ kiểm tra melamine và 30% trong đó là để tìm đạm da thuộc.
Tháng 3/2009, hãng sữa Chenyuan ở Chiết Giang, Trung Quốc đã buộc phải đóng cửa sau khi các nhà chức trách tìm thấy chất đạm da thuộc trong sản phẩm của Chenyuan, tờ China Daily cho hay. Tờ này không nói rõ có ai bị bệnh trong vụ này hay không.
Peter Leedham, Giám đốc quản lý tổ chức Dịch vụ Công nghệ Eurofins chuyên về xét nghiệm thực phẩm có trụ sở ở Tô Châu (Trung Quốc), cho hay, những thông tin liên quan tới việc đạm da thuộc được pha vào sữa nổi lên từ sau scandal melamine.
Vụ scandal sữa nhiễm độc melamine năm 2008 ở Trung Quốc đã làm 6 trẻ em bị thiệt mạng và hơn 300.000 bé khác bị ốm.
"Khi vụ melamine vỡ lở và mọi người bắt đầu có thể ngăn chặn được melamine trong sữa, thì những kẻ sản xuất vô lương đã cố tìm phương pháp thay thế, và chất đạm da thuộc chính là cách họ đã dùng, cách này thật khôn ngoan", ông Leedham nói. "Bởi lẽ nó thực sự là đạm và chiết xuất từ bò. Hầu như không thể phát hiện với tư cách là chất phụ gia".
Ông Leedham cho hay, hiện chưa rõ, vấn đề này đã lan rộng tới mức nào. Theo tờ China Daily cho biết, các chất hóa học này (melamine, đạm da thuộc) có thể gây hại đối với trẻ nhỏ nếu hàm lượng ở mức cao hoặc khiến người lớn có nguy cơ mắc chứng loãng xương.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc khẳng định, tất cả các cuộc kiểm tra sữa tươi thực hiện trong năm 2010 không phát hiện melamine hay đạm da thuộc. Song, theo AP, sữa bột vẫn là nguồn chính để pha melamine. Năm ngoái, Trung Quốc đã thu giữ 2.132 tấn sữa bột nhiễm melamine được sản xuất từ năm 2008 trở về trước.