14:04 23/05/2022

Sức hút từ thị trường tiêu dùng bán lẻ tại Việt Nam

Thu Hà

Với 26 năm hoạt động trên thị trường Việt Nam, Tập đoàn Masan không ngừng mở rộng hệ sinh thái tiêu dùng của mình khi sở hữu các công ty tiêu dùng, bán lẻ lớn nhất cả nước như: The CrownX - Doanh nghiệp hợp nhất Masan Consumer Holdings (MCH) và WinCommerce (WCM), Masan MEATLife (MML)…

Cửa hàng Winmart+.
Cửa hàng Winmart+.

Thị trường tiêu dùng tại Việt Nam đang chuyển đổi mạnh mẽ theo xu hướng hiện đại hóa. Để đáp ứng xu hương này, doanh nghiệp tiêu dùng - bán lẻ đã tăng tốc chuyển đổi, tích hợp nhiều tiện ích mới để phục vụ người tiêu dùng Việt.

XU HƯỚNG TIÊU DÙNG HIỆN ĐẠI NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN

Xã hội phát triển, đời sống người dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Đại dịch Covid-19 diễn ra đã thúc đẩy thị trường bán lẻ Việt Nam chuyển đổi sang xu hướng hiện đại hóa nhanh hơn. Anh Hoàng Thanh Thức (ngụ quận Bình Thạnh) chia sẻ: “Thay vì đi chợ thường xuyên như trước khi có dịch, vợ chồng tôi lựa chọn đặt mua online nhiều hơn. Nếu mua sắm trực tiếp tại siêu thị, tôi cũng ưu tiên thanh toán qua thẻ hay chuyển khoản thay vì trả tiền mặt. Vì vậy, các kênh mua sắm hiện đại như siêu thị, siêu thị mini là lựa chọn của gia đình tôi.”

Theo thống kê của NielsenIQ Việt Nam, có đến 64% người tiêu dùng Việt Nam cho biết, họ vẫn tiếp tục mua sắm online kể cả khi Covid-19 không còn.

Một hành vi tiêu dùng mới được hình thành gần đây chính là xu hướng cá nhân hóa: Người tiêu dùng cần được phục vụ các trải nghiệm phù hợp với sở thích cá nhân. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần tích hợp các công nghệ mới nhất, trong đó có AI và Machine Learning, để gia tăng hiểu biết về người tiêu dùng.

Với 26 năm hoạt động trên thị trường Việt Nam, Tập đoàn Masan không ngừng mở rộng hệ sinh thái tiêu dùng của mình khi sở hữu các công ty tiêu dùng, bán lẻ lớn nhất cả nước như: The CrownX - Doanh nghiệp hợp nhất Masan Consumer Holdings (MCH) và WinCommerce (WCM), Masan MEATLife (MML)…

Thịt mát MEATDeli.
Thịt mát MEATDeli.

Bên cạnh đó, Masan còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như chuỗi F&B, viễn thông, hợp tác với đối tác ngân hàng và công nghệ để tối ưu và phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại. Lĩnh vực nội dung và giải trí cũng nằm trong “tầm ngắm” của tập đoàn này, qua đó mở rộng khả năng đáp ứng chi tiêu tiêu dùng của người Việt lên mức 80%.

BƯỚC TIẾN MỚI, NÂNG CAO TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG

Năm 2022, Masan có nhiều bước tiến mới trong hành trình phụng sự người tiêu dùng của mình, với các sự kiện nổi bật như mua thêm 31% cổ phần và trở thành công ty nắm giữ cổ phần kiểm soát của Phúc Long; Hợp tác với đối tác fintech - Trusting Social; Gần nhất là khai trương cửa hàng Joins Pro đầu tiên tại Tp.HCM nhằm phổ biến thói quen sử dụng dịch vụ giặt ủi, gia tăng sự tiện lợi cho người tiêu dùng.

Hợp tác với Trusting Social được kỳ vọng sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi của Masan trở thành hệ sinh thái tiêu dùng - công nghệ tích hợp từ offline đến online. Thông qua hợp tác này, Masan sẽ tích hợp các giải pháp ứng dụng AI và fintech trong bán lẻ và tiêu dùng, thúc đẩy thị trường tiêu dùng phát triển, gia tăng sự tiện lợi, tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn nhằm mang đến trải nghiệm vượt trội. Trước đó, Masan cũng đặt nền móng cho việc số hóa khi mua mạng di động Reddi, chính thức mở rộng sang lĩnh vực viễn thông.

Masan có kế hoạch đẩy nhanh mở kiosk Phúc Long tại các thành phố cấp 2.
Masan có kế hoạch đẩy nhanh mở kiosk Phúc Long tại các thành phố cấp 2.

Lấn sang lĩnh vực công nghệ, Masan đánh dấu bước tiến mới trong năm 2022 với nhiều triển vọng, đưa ra các phương cách, chiến lược hợp tác hiệu quả để hướng đến mục tiêu giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận các hình thức thanh toán, mua sắm hiện đại, tiện lợi và phù hợp với xu thế chung.

Cũng trong Đại hội đồng Cổ đông vừa qua, Masan đã hé lộ thêm bức tranh tổng thể hệ sinh thái Tiêu dùng - Công nghệ Point of Life (POL) gồm: Tái định hình xu hướng tiêu dùng của người Việt (B2C) trong giai đoạn 2021 - 2022 và tiến đến thay đổi cách các doanh nghiệp nội địa vận hành (B2B) trong giai đoạn 2023 - 2024, từ đó kiến tạo nên một hệ sinh thái B2B2C vào năm 2024 trở đi.

Bên cạnh đó, với các tín hiệu tốt từ thị trường tiêu dùng tại Việt Nam, cùng chiến lược bài bản và vị thế dẫn đầu của Masan trong lĩnh vực tiêu dùng - bán lẻ, báo cáo của HSBC Global Research khuyến nghị đầu tư vào cổ phiếu của Masan (mã MSN) với giá mục tiêu là 161.000 đồng. Các công ty chứng khoán như HSC, Bản Việt… đang dự phóng giá mục tiêu ngắn hạn của MSN ở mức từ 158.000 - 165.400đ/cổ phiếu.