Tác giả Flappy Bird có cuộc gặp Phó thủ tướng
Dù quyết định xóa Flappy Bird mãi mãi, Hà Đông vẫn có thể được xem như đã “trúng số độc đắc”
Nguyễn Hà Đông, tác giả game di động đang nổi như cồn Flappy Bird, vừa có cuộc gặp với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, theo thông tin từ tạp chí Forbes.
Forbes bình luận, đây là một bước ngoặt đáng kể đối với người mà "mới chỉ một tuần trước còn ít được ai biết đến".
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam từng là Phó vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Bưu điện). Ông có nhiều kiến thức và trải nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, từng nhận giải thưởng Sao Khuê về công nghệ thông tin, năm 2010.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Forbes, Nguyễn Hà Đông nói: “Flappy Bird được thiết kế để chơi trong vòng vài phút khi cảm thấy thoải mái”.
“Nhưng hóa ra, Flappy Bird lại là một sản phẩm gây nghiện. Tôi nghĩ nó đã thành chuyện. Để giải quyết vấn đề, cách tốt nhất là gỡ Flappy Bird xuống. Trò chơi đã bị xóa vĩnh viễn”.
Dù quyết định xóa Flappy Bird mãi mãi, Hà Đông vẫn có thể được xem như đã “trúng số độc đắc” trò chơi mà anh là cha đẻ. Một bài báo trên tờ The Verge vào tuần trước nói rằng, nguồn thu quảng cáo từ Flappy Bird mang về cho Hà Đông 50.000 USD mỗi ngày. Khi trò chuyện với Forbes, Hà Đông từ chối xác nhận con số này. “Tôi không biết con số chính xác, chỉ biết là một số tiền lớn”, anh nói.
Đây cũng là lần đầu tiên Hà Đông lên tiếng kể từ khi anh gỡ Flappy Bird xuống khỏi các trang ứng dụng vào rạng sáng ngày 10/2. Forbes cho hay, bối cảnh xung quanh cuộc phỏng vấn Nguyễn Hà Đông “giống như trong phim” vì công chúng đang thi nhau đồn đoán về lý do thực sự Hà Đông xóa Flappy Bird.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại một khách sạn ở Hà Nội, với điều kiện ngặt nghèo là không được công khai khuôn mặt của Hà Đông. Cuộc phỏng vấn cũng đã bị trì hoãn vài giờ đồng hồ, vì trước đó Hà Đông có cuộc gặp gỡ với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
Hà Đông nói, cha mẹ anh thậm chí không biết Flappy Bird tồn tại, chứ chưa nói gì tới vai trò của anh trong đó, cho tới khi thông tin truyền thông vượt khỏi tầm kiểm soát trong vòng mấy ngày qua.
Năm nay 29 tuổi, chàng thanh niên đến từ Hà Nội này có mái tóc cắt ngắn. Forbes miêu tả, trông anh có vẻ căng thẳng. Anh hút vài điều thuốc trong 45 phút phỏng vấn và vẽ phác hình đầu khỉ trên một tệp giấy mang theo.
Trò chơi miễn phí Flappy Bird được ra mắt vào ngày 24/5 năm ngoái, ban đầu chỉ dành cho các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS. Hà Đông cho hay, anh mất khoảng 2-3 ngày để viết mã cho game này. Các cơ chế của trò chơi vừa rất đơn giản lại vừa khó tới mức gây ức chế cho người chơi. Bằng cách chạm vào màn hình smartphone, người chơi hướng dẫn một con chim đi qua một đường hẹp giữa những ống màu xanh trông rất giống những ống có trong trò Super Mario Bros của Nintendo.
Hà Đông cũng nói rằng, sự giống nhau này chỉ là tình cờ và phủ nhận những thông tin cho rằng, Nintendo đã gửi tới anh những lời đe dọa về pháp lý và điều này phần nào dẫn tới việc anh xóa Flappy Bird. Chính Nintendo cũng đã tuyên bố họ “không phàn nàn gì” về Flappy Bird.
Dù xóa Flappy Bird, Hà Đông vẫn còn một một số game khác lọt vào nhóm được tải nhiều nhất trên các trang ứng dụng, như Super Ball Juggling và Shuriken Block. Hai game này hiện đang chiếm vị trí tương ứng thứ 6 và 18 trên gian ứng dụng dành cho iOS.
Hà Đông nói, anh không có ý định “khai tử” các game này như từng làm với Flappy Bird, vì anh cho rằng những trò chơi này là ‘vô hại”. Tuy nhiên, trong trường hợp anh thấy người chơi bị “nghiện”, anh sẽ không ngần ngại xóa các trò chơi đó.
Lại nói tới chuyện gỡ Flappy Bird, Hà Đông nói rằng, ngoài “gây nghiện”, Flappy Bird còn khiến “cuộc sống của tôi không còn thoải mái như trước nữa”.
“Tôi không thể ngủ được”, anh nói, và cho biết thêm, sau khi xóa trò chơi, anh cảm thấy đầu óc được thoải mái.
“Tôi không cho đó là một sai lầm. Tôi đã suy nghĩ rất kỹ rồi”, Hà Đông nói.
Lập trình viên này tiết lộ, anh vẫn sẽ tiếp tục tạo ra các trò chơi. “Sau thành công với Flappy Bird, tôi cảm thấy tự tin hơn, và tôi có được sự tự do để làm điều mình muốn”.
Và những ai đã lỡ “nghiện” Flappy Bird cũng không có gì phải lo lắng. Hiện nay có rất nhiều trò chơi để thay thế cho Flappy Bird. Những game “sao chép” ý tưởng chú chim Flappy đã xuất hiện nhiều trên App Store với những cái tên như Flappy Plane, Flappy Whale, Flappy Penguin, và cả Flappy Angry Bird. Hà Đông cho hay, có lẽ anh sẽ không kiện những game “bắt chước” đó.
Khi được hỏi liệu có muốn nói điều gì với những người chơi Flappy Bird đang cảm thấy thất vọng vì trò này bị xóa, Hà Đông chỉ nói: “Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã chơi game của tôi”.
Forbes bình luận, đây là một bước ngoặt đáng kể đối với người mà "mới chỉ một tuần trước còn ít được ai biết đến".
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam từng là Phó vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Bưu điện). Ông có nhiều kiến thức và trải nghiệm trong lĩnh vực công nghệ thông tin, từng nhận giải thưởng Sao Khuê về công nghệ thông tin, năm 2010.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Forbes, Nguyễn Hà Đông nói: “Flappy Bird được thiết kế để chơi trong vòng vài phút khi cảm thấy thoải mái”.
“Nhưng hóa ra, Flappy Bird lại là một sản phẩm gây nghiện. Tôi nghĩ nó đã thành chuyện. Để giải quyết vấn đề, cách tốt nhất là gỡ Flappy Bird xuống. Trò chơi đã bị xóa vĩnh viễn”.
Dù quyết định xóa Flappy Bird mãi mãi, Hà Đông vẫn có thể được xem như đã “trúng số độc đắc” trò chơi mà anh là cha đẻ. Một bài báo trên tờ The Verge vào tuần trước nói rằng, nguồn thu quảng cáo từ Flappy Bird mang về cho Hà Đông 50.000 USD mỗi ngày. Khi trò chuyện với Forbes, Hà Đông từ chối xác nhận con số này. “Tôi không biết con số chính xác, chỉ biết là một số tiền lớn”, anh nói.
Đây cũng là lần đầu tiên Hà Đông lên tiếng kể từ khi anh gỡ Flappy Bird xuống khỏi các trang ứng dụng vào rạng sáng ngày 10/2. Forbes cho hay, bối cảnh xung quanh cuộc phỏng vấn Nguyễn Hà Đông “giống như trong phim” vì công chúng đang thi nhau đồn đoán về lý do thực sự Hà Đông xóa Flappy Bird.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện tại một khách sạn ở Hà Nội, với điều kiện ngặt nghèo là không được công khai khuôn mặt của Hà Đông. Cuộc phỏng vấn cũng đã bị trì hoãn vài giờ đồng hồ, vì trước đó Hà Đông có cuộc gặp gỡ với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.
Hà Đông nói, cha mẹ anh thậm chí không biết Flappy Bird tồn tại, chứ chưa nói gì tới vai trò của anh trong đó, cho tới khi thông tin truyền thông vượt khỏi tầm kiểm soát trong vòng mấy ngày qua.
Năm nay 29 tuổi, chàng thanh niên đến từ Hà Nội này có mái tóc cắt ngắn. Forbes miêu tả, trông anh có vẻ căng thẳng. Anh hút vài điều thuốc trong 45 phút phỏng vấn và vẽ phác hình đầu khỉ trên một tệp giấy mang theo.
Trò chơi miễn phí Flappy Bird được ra mắt vào ngày 24/5 năm ngoái, ban đầu chỉ dành cho các thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS. Hà Đông cho hay, anh mất khoảng 2-3 ngày để viết mã cho game này. Các cơ chế của trò chơi vừa rất đơn giản lại vừa khó tới mức gây ức chế cho người chơi. Bằng cách chạm vào màn hình smartphone, người chơi hướng dẫn một con chim đi qua một đường hẹp giữa những ống màu xanh trông rất giống những ống có trong trò Super Mario Bros của Nintendo.
Hà Đông cũng nói rằng, sự giống nhau này chỉ là tình cờ và phủ nhận những thông tin cho rằng, Nintendo đã gửi tới anh những lời đe dọa về pháp lý và điều này phần nào dẫn tới việc anh xóa Flappy Bird. Chính Nintendo cũng đã tuyên bố họ “không phàn nàn gì” về Flappy Bird.
Dù xóa Flappy Bird, Hà Đông vẫn còn một một số game khác lọt vào nhóm được tải nhiều nhất trên các trang ứng dụng, như Super Ball Juggling và Shuriken Block. Hai game này hiện đang chiếm vị trí tương ứng thứ 6 và 18 trên gian ứng dụng dành cho iOS.
Hà Đông nói, anh không có ý định “khai tử” các game này như từng làm với Flappy Bird, vì anh cho rằng những trò chơi này là ‘vô hại”. Tuy nhiên, trong trường hợp anh thấy người chơi bị “nghiện”, anh sẽ không ngần ngại xóa các trò chơi đó.
Lại nói tới chuyện gỡ Flappy Bird, Hà Đông nói rằng, ngoài “gây nghiện”, Flappy Bird còn khiến “cuộc sống của tôi không còn thoải mái như trước nữa”.
“Tôi không thể ngủ được”, anh nói, và cho biết thêm, sau khi xóa trò chơi, anh cảm thấy đầu óc được thoải mái.
“Tôi không cho đó là một sai lầm. Tôi đã suy nghĩ rất kỹ rồi”, Hà Đông nói.
Lập trình viên này tiết lộ, anh vẫn sẽ tiếp tục tạo ra các trò chơi. “Sau thành công với Flappy Bird, tôi cảm thấy tự tin hơn, và tôi có được sự tự do để làm điều mình muốn”.
Và những ai đã lỡ “nghiện” Flappy Bird cũng không có gì phải lo lắng. Hiện nay có rất nhiều trò chơi để thay thế cho Flappy Bird. Những game “sao chép” ý tưởng chú chim Flappy đã xuất hiện nhiều trên App Store với những cái tên như Flappy Plane, Flappy Whale, Flappy Penguin, và cả Flappy Angry Bird. Hà Đông cho hay, có lẽ anh sẽ không kiện những game “bắt chước” đó.
Khi được hỏi liệu có muốn nói điều gì với những người chơi Flappy Bird đang cảm thấy thất vọng vì trò này bị xóa, Hà Đông chỉ nói: “Cảm ơn các bạn rất nhiều vì đã chơi game của tôi”.