Tái khởi động đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Cuối tuần này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ có cuộc họp riêng để nghe báo cáo về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Nguồn tin của VnEconomy cho hay cuối tuần này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ có cuộc họp riêng để nghe báo cáo về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, hiện đang được gọi theo tên mới là "dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam".
Đây là cuộc họp mang tính khởi động, nhưng là sự cụ thể hóa ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng tại một cuộc họp hồi đầu tháng này, theo đó ông đã yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu, lập đề án đường sắt cao tốc Bắc - Nam để trình Quốc hội trước năm 2020.
Cụ thể, tại một cuộc họp tổ chức ngày 2/6, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu các cơ quan chức năng triển khai kế hoạch chiến lược phát triển đường sắt đến năm 2030, trong đó, cụ thể hóa các mục tiêu của chương trình hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam theo hướng công khai minh bạch để người dân và các doanh nghiệp được biết.
Hồi đầu năm nay, chiến lược phát triển đường sắt đã được Thủ tướng phê duyệt, theo đó trước năm 2020, ngành giao thông sẽ nghiên cứu xây dựng mới đường sắt tốc độ cao, đường sắt đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa trên trục Bắc - Nam, chuẩn bị xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn như Hà Nội - Vinh, Tp.HCM - Nha Trang.
Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, ngành đường sắt phải đáp ứng khoảng 3-4% thị phần vận tải hành khách và 4-5% thị phần vận tải hàng hóa; đáp ứng khoảng 15-20% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và Tp.HCM.
Đến năm 2050 sẽ đáp ứng tối thiểu 5-8% thị phần vận tải hành khách và 5-6% thị phần vận tải hàng hóa và sau năm 2050, triển khai tổ chức khai thác đường sắt tốc độ cao tốc 350km/h.
Năm 2010, Chính phủ từng trình đề án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam với số vốn đầu tư 56 tỷ USD, nhưng sau đó bị Quốc hội bác bỏ. Tuy nhiên, cả trước, trong và sau quyết định này của Quốc hội, việc nên hay không nên có đường sắt cao tốc Bắc - Nam luôn là một chủ đề gây tranh cãi.
Đây là cuộc họp mang tính khởi động, nhưng là sự cụ thể hóa ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Đinh La Thăng tại một cuộc họp hồi đầu tháng này, theo đó ông đã yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu, lập đề án đường sắt cao tốc Bắc - Nam để trình Quốc hội trước năm 2020.
Cụ thể, tại một cuộc họp tổ chức ngày 2/6, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu các cơ quan chức năng triển khai kế hoạch chiến lược phát triển đường sắt đến năm 2030, trong đó, cụ thể hóa các mục tiêu của chương trình hiện đại hóa đường sắt Bắc - Nam theo hướng công khai minh bạch để người dân và các doanh nghiệp được biết.
Hồi đầu năm nay, chiến lược phát triển đường sắt đã được Thủ tướng phê duyệt, theo đó trước năm 2020, ngành giao thông sẽ nghiên cứu xây dựng mới đường sắt tốc độ cao, đường sắt đôi khổ 1.435 mm, điện khí hóa trên trục Bắc - Nam, chuẩn bị xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn như Hà Nội - Vinh, Tp.HCM - Nha Trang.
Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, ngành đường sắt phải đáp ứng khoảng 3-4% thị phần vận tải hành khách và 4-5% thị phần vận tải hàng hóa; đáp ứng khoảng 15-20% thị phần vận tải hành khách đô thị tại Hà Nội và Tp.HCM.
Đến năm 2050 sẽ đáp ứng tối thiểu 5-8% thị phần vận tải hành khách và 5-6% thị phần vận tải hàng hóa và sau năm 2050, triển khai tổ chức khai thác đường sắt tốc độ cao tốc 350km/h.
Năm 2010, Chính phủ từng trình đề án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam với số vốn đầu tư 56 tỷ USD, nhưng sau đó bị Quốc hội bác bỏ. Tuy nhiên, cả trước, trong và sau quyết định này của Quốc hội, việc nên hay không nên có đường sắt cao tốc Bắc - Nam luôn là một chủ đề gây tranh cãi.