Tài sản của giới tỷ phú Trung Quốc tăng vọt
Tầng lớp siêu giàu ở Trung Quốc thể hiện sự “miễn nhiễm” với khủng hoảng, khi tăng mạnh cả về số lượng lẫn giá trị tài sản
Tầng lớp siêu giàu ở Trung Quốc thể hiện sự “miễn nhiễm” với khủng hoảng khi tăng mạnh cả về số lượng lẫn giá trị tài sản. Trung Quốc hiện là nước có số tỷ phú (tính theo USD) nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.
Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo thường niên Hurun Report về 1.000 giàu nhất Trung Quốc, công bố ngày 13/10.
Theo báo cáo này, số tỷ phú được biết tới tại Trung Quốc năm nay là 130 người, tăng 29 người so với con số 101 tỷ phú của năm ngoái. Trong khi đó, theo tạp chí chuyên xếp hạng Forbes của Mỹ, nước Mỹ hiện có 359 tỷ phú, Nga có 32 tỷ phú và Ấn Độ có 24 tỷ phú.
Ông Rupert Hoogeweft, một trong các chuyên gia soạn thảo Hurun Report, người giàu ở Trung Quốc đang ngày càng giàu hơn. Tính bình quân, 1.000 tỷ phú và triệu phú có tên trong danh sách này sở hữu khối tài sản trị giá 571 triệu USD, tăng gần 1/3 so với mức 439 triệu USD năm ngoái.
Đứng đầu danh sách những người giàu nhất Trung Quốc năm nay là ông Wang Chuanfu, Chủ tịch của hãng sản xuất xe điện và pin BYD, với khối tài sản 5,1 tỷ USD. Công ty của tỷ phú này có cổ phần của nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ Warren Buffett.
Ông Wang là tỷ phú thăng hạng mạnh nhất trong năm qua trong danh sách Hurun. Năm ngoái, ông chỉ đứng ở vị trí thứ 102 trong danh sách. Giá trị số cổ phần 27,8% của ông trong BYD tăng mạnh sau khi tỷ phú Buffett chi 230 triệu USD để mua 10% cổ phần trong công ty này vào tháng 9 năm ngoái.
“Giữa lúc tài sản của người giàu phương Tây sụt giảm mạnh nhất trong 70 năm qua, tài sản của người giàu ở Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng”, ông Hoogeweft trao đổi với hãng tin Reuters.
Theo chuyên gia này, động lực chính để các tỷ phú và triệu phú của Trung Quốc vượt qua khủng hoảng tài chính mà không “xây xát” gì về mặt tài sản là nhờ quá trình đô thị hóa ở nước này. Gói kích thích kinh tế gần 600 tỷ USD của Chính phủ Trung Quốc cũng được xem là một yếu tố quan trọng giúp các tỷ phú, triệu phú của nước này ăn nên làm ra trong năm qua.
“Nhiều thành phố ở Trung Quốc đang được xây dựng, tạo cơ hội cho các nhà phát triển địa ốc, các nhà sản xuất sắt thép, sản xuất ôtô…”, ông Hoogeweft nói.
Ông cũng cho rằng, số tỷ phú ở Trung Quốc trên thực tế có thế cao hơn nhiều, thậm chí là gấp đôi, so với con số được công bố, vì nhiều người giàu ở nước này không muốn công khai danh tính. Ngoài ra, danh sách Hurun mới chỉ tính tới những người giàu ở Trung Quốc đại lục mà chưa tính tới các tỷ phú, triệu phú ở Hồng Kông và Macau.
Có những nhân vật mà theo ông Hoogeweft lẽ ra đã được đưa vào danh sách này nhưng tài sản vẫn chưa được công bố cụ thể, chẳng hạn ông Liu Chuanzhi - chủ tịch hãng sản xuất máy tính lớn thứ tư thế giới Lenovo, hay ông Chen Feng - người sáng lập hãng hàng không Hainan Airlines.
Năm nay, mức tài sản tối thiểu để lọt vào danh sách 1.000 người giàu nhất của Hurun là 150 triệu USD, tăng gấp rưỡi so với năm ngoái. Báo cáo thường niên này được thực hiện lần đầu vào năm 1999.
Vị trí thứ hai trong xếp hạng năm nay thuộc về bà Zhang Yin và gia đình - chủ hãng tái chế giấy Nine Dragons Paper, vị trí thứ ba là của ông Xu Rongmao và gia đình - chủ công ty địa ốc Shimao Property Holdings.
Từ vị trí đầu bảng trong năm ngoái, ông Huang Guangyu, người sáng lập hãng bán lẻ GOME Electrical Appliances Holdings, đã rớt xuống vị trí thứ 17 trong xếp hạng năm nay. Hiện tỷ phú này vẫn đang bị cảnh sát Trung Quốc điều tra vì bị tình nghi dính líu tới hoạt động gian lận tài chính.
(Theo Reuters, AFP)
Thông tin trên được đưa ra trong báo cáo thường niên Hurun Report về 1.000 giàu nhất Trung Quốc, công bố ngày 13/10.
Theo báo cáo này, số tỷ phú được biết tới tại Trung Quốc năm nay là 130 người, tăng 29 người so với con số 101 tỷ phú của năm ngoái. Trong khi đó, theo tạp chí chuyên xếp hạng Forbes của Mỹ, nước Mỹ hiện có 359 tỷ phú, Nga có 32 tỷ phú và Ấn Độ có 24 tỷ phú.
Ông Rupert Hoogeweft, một trong các chuyên gia soạn thảo Hurun Report, người giàu ở Trung Quốc đang ngày càng giàu hơn. Tính bình quân, 1.000 tỷ phú và triệu phú có tên trong danh sách này sở hữu khối tài sản trị giá 571 triệu USD, tăng gần 1/3 so với mức 439 triệu USD năm ngoái.
Đứng đầu danh sách những người giàu nhất Trung Quốc năm nay là ông Wang Chuanfu, Chủ tịch của hãng sản xuất xe điện và pin BYD, với khối tài sản 5,1 tỷ USD. Công ty của tỷ phú này có cổ phần của nhà đầu tư huyền thoại người Mỹ Warren Buffett.
Ông Wang là tỷ phú thăng hạng mạnh nhất trong năm qua trong danh sách Hurun. Năm ngoái, ông chỉ đứng ở vị trí thứ 102 trong danh sách. Giá trị số cổ phần 27,8% của ông trong BYD tăng mạnh sau khi tỷ phú Buffett chi 230 triệu USD để mua 10% cổ phần trong công ty này vào tháng 9 năm ngoái.
“Giữa lúc tài sản của người giàu phương Tây sụt giảm mạnh nhất trong 70 năm qua, tài sản của người giàu ở Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng”, ông Hoogeweft trao đổi với hãng tin Reuters.
Theo chuyên gia này, động lực chính để các tỷ phú và triệu phú của Trung Quốc vượt qua khủng hoảng tài chính mà không “xây xát” gì về mặt tài sản là nhờ quá trình đô thị hóa ở nước này. Gói kích thích kinh tế gần 600 tỷ USD của Chính phủ Trung Quốc cũng được xem là một yếu tố quan trọng giúp các tỷ phú, triệu phú của nước này ăn nên làm ra trong năm qua.
“Nhiều thành phố ở Trung Quốc đang được xây dựng, tạo cơ hội cho các nhà phát triển địa ốc, các nhà sản xuất sắt thép, sản xuất ôtô…”, ông Hoogeweft nói.
Ông cũng cho rằng, số tỷ phú ở Trung Quốc trên thực tế có thế cao hơn nhiều, thậm chí là gấp đôi, so với con số được công bố, vì nhiều người giàu ở nước này không muốn công khai danh tính. Ngoài ra, danh sách Hurun mới chỉ tính tới những người giàu ở Trung Quốc đại lục mà chưa tính tới các tỷ phú, triệu phú ở Hồng Kông và Macau.
Có những nhân vật mà theo ông Hoogeweft lẽ ra đã được đưa vào danh sách này nhưng tài sản vẫn chưa được công bố cụ thể, chẳng hạn ông Liu Chuanzhi - chủ tịch hãng sản xuất máy tính lớn thứ tư thế giới Lenovo, hay ông Chen Feng - người sáng lập hãng hàng không Hainan Airlines.
Năm nay, mức tài sản tối thiểu để lọt vào danh sách 1.000 người giàu nhất của Hurun là 150 triệu USD, tăng gấp rưỡi so với năm ngoái. Báo cáo thường niên này được thực hiện lần đầu vào năm 1999.
Vị trí thứ hai trong xếp hạng năm nay thuộc về bà Zhang Yin và gia đình - chủ hãng tái chế giấy Nine Dragons Paper, vị trí thứ ba là của ông Xu Rongmao và gia đình - chủ công ty địa ốc Shimao Property Holdings.
Từ vị trí đầu bảng trong năm ngoái, ông Huang Guangyu, người sáng lập hãng bán lẻ GOME Electrical Appliances Holdings, đã rớt xuống vị trí thứ 17 trong xếp hạng năm nay. Hiện tỷ phú này vẫn đang bị cảnh sát Trung Quốc điều tra vì bị tình nghi dính líu tới hoạt động gian lận tài chính.
(Theo Reuters, AFP)