Tấn công khủng bố ở Tây Ban Nha, ít nhất 13 người thiệt mạng
Vụ tấn công đẫm máu nhất ở Tây Ban Nha kể từ tháng 3/2004
Một vụ tấn công bằng xe tải đã xảy ra tại địa điểm nổi tiếng nhất của thành phố Barcelona, Tây Ban Nha vào ngày 17/8, khiến ít nhất 13 người thiệt mạng. Tổ chức khủng bố khét tiếng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã đứng ra nhận trách nhiệm về vụ tấn công này.
Theo tin từ Reuters, cảnh sát Tây Ban Nha đang ráo riết truy nã nghi phạm - kẻ đã lái chiếc xe tải tông thẳng vào đám đông du khách trên đại lộ Las Ramblas. Nhà chức trách nói con số người chết có thể tăng, vì số người bị thương trong vụ tấn công lên tới hơn 100, trong đó có nhiều người bị thương nặng.
Cảnh sát đã bắt được hai nghi phạm, bao gồm một người Morocco và một người đến từ Melilla - địa phương có nhiều người gốc Bắc Phi ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên, cả hai tên này đều không phải là người lái chiếc xe gây ra vụ tấn công. Nhân chứng cho biết tên lái xe đã chạy trốn. Hiện chưa có có bao nhiêu kẻ tấn công tham gia vào vụ này.
Vài giờ trước khi xảy ra vụ tấn công, một người đã thiệt mạng trong một vụ nổ trong nhà ở phía Tây Barcelona. Cảnh sát nói vụ nổ này có liên quan đến vụ khủng bố. Một nguồn tin cảnh sát cho hay những người trong ngôi nhà đang chuẩn bị bom thì bom phát nổ.
Ngoài ra, cảnh sát Tây Ban Nha cũng tuyên bố phá vỡ một âm mưu tấn công khác ở Cambrils, một thị trấn khác ở phía Nam Barcelona. Khi đấu súng với cảnh sát, một số nghi phạm của âm mưu này đã bị tiêu diệt.
Trong vụ tấn công tằng xe tải ở Las Ramblas, kẻ tấn công đã lao chiếc xe ở tốc độ cao theo đường zigzag vào những người đi bộ và đi xe đạp. Đám đông la hét hoảng loạn, trong khi chiếc xe lao đi đến đâu là người chết và bị thương nằm la liệt trên đất tới đó.
Hãng tin Amaq của IS đưa tin: “Những người thực hiện vụ tấn công ở Barcelona là chiến binh của IS. Họ thực hiện vụ tấn công nhằm hưởng ứng lời kêu gọi nhằm vào các nước liên minh” - chỉ những nước trong liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu. Tuy nhiên, tuyên bố nhận trách nhiệm này của IS chưa được kiểm chứng.
Tây Ban Nha hiện có vài trăm binh sỹ ở Iraq để giúp đào tạo lực lượng địa phương trong cuộc chiến chống IS, nhưng không trực tiếp tham gia vào các chiến dịch trên mặt đất.
Nếu thủ phạm vụ tấn công được xác định là phiến quân Hồi giáo, thì đây sẽ là vụ mới nhất trong loạt vụ tấn công suốt 13 tháng qua mà IS sử dụng phương tiện là những chiếc xe để gây ra các vụ khủng bố đẫm máu trên các đường phố ở châu Âu.
Những cuộc tấn công tàn bạo và khó ngăn chặn này đã khiến hơn 100 người thiệt mạng ở Nice, Berlin, London và Stockholm.
“Tôi chợt nghe có tiếng la hét, một tiếng va chạm lớn, tiếng khóc, rồi súng nổ. Tôi và gia đình chạy vào một nhà hàng gần đó cùng với khoảng 40 người nữa… Lúc đầu, mọi người ngoài đó hoảng loạn, nhiều người khóc, có cả một bé gái khoảng 3 tuổi ở đó”, nhân chứng Keith Weilling, một du khách người anh, có mặt ở hiện trường khi xảy ra vụ tấn công kể lại.
Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất ở Tây Ban Nha kể từ tháng 3/2004, khi phiến quân Hồi giáo đánh bom tàu điện ngầm ở Madrid khiến 191 người thiệt mạng và hơn 1.800 người bị thương.
Thủ tướng Tây Ban Nhà Mariano Rajoy đã công bố ba ngày quốc tang và gọi đây là “cuộc tấn công của các chiến binh thánh chiến Hồi giáo”. Hoàng gia Tây Ban Nha viết trên mạng xã hội Twitter: “Chúng là những kẻ sát nhân, không gì khác ngoài những tên tội phạm chẳng thể khiến chúng ta khiếp sợ. Cả Tây Ban Nha là Barcelona”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi lời nhắn đến Tây Ban Nha: “Nước Mỹ lên án vụ tấn công khủng bố ở Barcelona, Tây Ban Nha, và sẽ làm bất kỳ điều gì cần thiết để hỗ trợ. Hãy cứng rắn và mạnh mẽ. Chúng tôi yêu các bạn!”
Vụ khủng bố xảy ra đúng lúc cao điểm mùa du lịch ở Barcelona, một trong những địa điểm hút du khách nhất ở châu Âu, đón ít nhất 11 triệu du khách mỗi năm.
Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp, quốc gia đã hứng chịu vài trong số những vụ tấn công đẫm máu nhất ở châu Âu trong những năm gần đây, viết trên Twitter: “Tất cả mọi ý nghĩ của tôi và sự đoàn kết của nước Pháp đều hướng về các nạn nhân của vụ tấn công thảm kịch ở Barcelona”.
Một phát ngôn viên của tòa thánh Vatican cho biết Giáo hoàng Francis đang cầu nguyện cho các nạn nhân và mong muốn bày tỏ sự gần gũi của ông với người dân Tây Ban Nha, đặc biệt là các nạn nhân và gia đình họ.
Thành phố Barcelona là thủ phủ của vùng Catalonia, vùng phía Bắc giàu có của Tây Ban Nha. Vùng này đang chuẩn bị tổ chức một cuộc bỏ phiếu vào ngày 1/10 về việc có tách khỏi Tây Ban Nha hay không. Trong khi đó, Chính phủ Tây Ban Nha nói cuộc bỏ phiếu không thể diễn ra vì không hợp hiến.
Trước vụ tấn công ngày 17/8, dữ liệu của Chính phủ Tây Ban Nha cho thấy cảnh sát đã bắt giữ 11 phần tử bị tình nghi là phiến quân Hồi giáo ở Barcelona từ đầu năm đến nay, nhiều hơn ở bất kỳ nơi đâu tại Tây Ban Nha.
Theo tin từ Reuters, cảnh sát Tây Ban Nha đang ráo riết truy nã nghi phạm - kẻ đã lái chiếc xe tải tông thẳng vào đám đông du khách trên đại lộ Las Ramblas. Nhà chức trách nói con số người chết có thể tăng, vì số người bị thương trong vụ tấn công lên tới hơn 100, trong đó có nhiều người bị thương nặng.
Cảnh sát đã bắt được hai nghi phạm, bao gồm một người Morocco và một người đến từ Melilla - địa phương có nhiều người gốc Bắc Phi ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên, cả hai tên này đều không phải là người lái chiếc xe gây ra vụ tấn công. Nhân chứng cho biết tên lái xe đã chạy trốn. Hiện chưa có có bao nhiêu kẻ tấn công tham gia vào vụ này.
Vài giờ trước khi xảy ra vụ tấn công, một người đã thiệt mạng trong một vụ nổ trong nhà ở phía Tây Barcelona. Cảnh sát nói vụ nổ này có liên quan đến vụ khủng bố. Một nguồn tin cảnh sát cho hay những người trong ngôi nhà đang chuẩn bị bom thì bom phát nổ.
Ngoài ra, cảnh sát Tây Ban Nha cũng tuyên bố phá vỡ một âm mưu tấn công khác ở Cambrils, một thị trấn khác ở phía Nam Barcelona. Khi đấu súng với cảnh sát, một số nghi phạm của âm mưu này đã bị tiêu diệt.
Trong vụ tấn công tằng xe tải ở Las Ramblas, kẻ tấn công đã lao chiếc xe ở tốc độ cao theo đường zigzag vào những người đi bộ và đi xe đạp. Đám đông la hét hoảng loạn, trong khi chiếc xe lao đi đến đâu là người chết và bị thương nằm la liệt trên đất tới đó.
Hãng tin Amaq của IS đưa tin: “Những người thực hiện vụ tấn công ở Barcelona là chiến binh của IS. Họ thực hiện vụ tấn công nhằm hưởng ứng lời kêu gọi nhằm vào các nước liên minh” - chỉ những nước trong liên minh chống IS do Mỹ dẫn đầu. Tuy nhiên, tuyên bố nhận trách nhiệm này của IS chưa được kiểm chứng.
Tây Ban Nha hiện có vài trăm binh sỹ ở Iraq để giúp đào tạo lực lượng địa phương trong cuộc chiến chống IS, nhưng không trực tiếp tham gia vào các chiến dịch trên mặt đất.
Nếu thủ phạm vụ tấn công được xác định là phiến quân Hồi giáo, thì đây sẽ là vụ mới nhất trong loạt vụ tấn công suốt 13 tháng qua mà IS sử dụng phương tiện là những chiếc xe để gây ra các vụ khủng bố đẫm máu trên các đường phố ở châu Âu.
Những cuộc tấn công tàn bạo và khó ngăn chặn này đã khiến hơn 100 người thiệt mạng ở Nice, Berlin, London và Stockholm.
“Tôi chợt nghe có tiếng la hét, một tiếng va chạm lớn, tiếng khóc, rồi súng nổ. Tôi và gia đình chạy vào một nhà hàng gần đó cùng với khoảng 40 người nữa… Lúc đầu, mọi người ngoài đó hoảng loạn, nhiều người khóc, có cả một bé gái khoảng 3 tuổi ở đó”, nhân chứng Keith Weilling, một du khách người anh, có mặt ở hiện trường khi xảy ra vụ tấn công kể lại.
Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất ở Tây Ban Nha kể từ tháng 3/2004, khi phiến quân Hồi giáo đánh bom tàu điện ngầm ở Madrid khiến 191 người thiệt mạng và hơn 1.800 người bị thương.
Thủ tướng Tây Ban Nhà Mariano Rajoy đã công bố ba ngày quốc tang và gọi đây là “cuộc tấn công của các chiến binh thánh chiến Hồi giáo”. Hoàng gia Tây Ban Nha viết trên mạng xã hội Twitter: “Chúng là những kẻ sát nhân, không gì khác ngoài những tên tội phạm chẳng thể khiến chúng ta khiếp sợ. Cả Tây Ban Nha là Barcelona”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi lời nhắn đến Tây Ban Nha: “Nước Mỹ lên án vụ tấn công khủng bố ở Barcelona, Tây Ban Nha, và sẽ làm bất kỳ điều gì cần thiết để hỗ trợ. Hãy cứng rắn và mạnh mẽ. Chúng tôi yêu các bạn!”
Vụ khủng bố xảy ra đúng lúc cao điểm mùa du lịch ở Barcelona, một trong những địa điểm hút du khách nhất ở châu Âu, đón ít nhất 11 triệu du khách mỗi năm.
Tổng thống Emmanuel Macron của Pháp, quốc gia đã hứng chịu vài trong số những vụ tấn công đẫm máu nhất ở châu Âu trong những năm gần đây, viết trên Twitter: “Tất cả mọi ý nghĩ của tôi và sự đoàn kết của nước Pháp đều hướng về các nạn nhân của vụ tấn công thảm kịch ở Barcelona”.
Một phát ngôn viên của tòa thánh Vatican cho biết Giáo hoàng Francis đang cầu nguyện cho các nạn nhân và mong muốn bày tỏ sự gần gũi của ông với người dân Tây Ban Nha, đặc biệt là các nạn nhân và gia đình họ.
Thành phố Barcelona là thủ phủ của vùng Catalonia, vùng phía Bắc giàu có của Tây Ban Nha. Vùng này đang chuẩn bị tổ chức một cuộc bỏ phiếu vào ngày 1/10 về việc có tách khỏi Tây Ban Nha hay không. Trong khi đó, Chính phủ Tây Ban Nha nói cuộc bỏ phiếu không thể diễn ra vì không hợp hiến.
Trước vụ tấn công ngày 17/8, dữ liệu của Chính phủ Tây Ban Nha cho thấy cảnh sát đã bắt giữ 11 phần tử bị tình nghi là phiến quân Hồi giáo ở Barcelona từ đầu năm đến nay, nhiều hơn ở bất kỳ nơi đâu tại Tây Ban Nha.