Tăng chất lượng chính sách
Nhìn từ góc độ vĩ mô, rất khó có thể xem là hiệu quả một khi chính sách tạo ra những tác động bất ổn
Đầu năm, gặp giám đốc một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu thiết bị y tế. Chưa kịp chúc xuân, ông này đã níu áo phóng viên phân bua, khuôn mặt gần như mếu: “Tết rồi nuốt không trôi! Tưởng nghỉ ngơi cho thoải mái, ai dè 28 Tết, Đô la tăng ào ào. Hàng chưa về nhưng mấy hợp đồng nhập chuyến này coi như lỗ…”.
Ông bạn doanh nhân không phàn nàn gì về việc điều chỉnh tỷ giá vì theo ông giá Đô la Mỹ tăng là chuyện tất yếu. Ông chỉ hiềm một nỗi Ngân hàng Nhà nước “xuất chiêu” nhanh quá, lại ngay cận Tết, khiến ông không kịp trở tay.
Một trong những chính sách gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường nhà đất trong năm qua là thuế thu nhập cá nhân đối với hợp đồng chuyển nhượng góp vốn mua bất động sản. Thuế này trước đây không thu, kể cả sau khi Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực vào 1/1/2009.
Bất ngờ, đến ngày 26/9/2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 161 yêu cầu phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng hợp đồng góp vốn. Thị trường nhà đất đang cố gắng hồi phục trở nên hoang mang; giao dịch trên các sàn địa ốc bỗng chốc sụt giảm mạnh.
Một thí dụ khác ở cấp độ chính sách của địa phương là câu chuyện dở khóc dở cười của hàng chục nhà đầu tư tại tỉnh Bình Thuận. Nhiều năm trước, nghe theo lời kêu gọi đầu tư của UBND tỉnh Bình Thuận, các doanh nghiệp này đã bỏ tiền và công sức đầu tư vào khu vực biển Tân Thành - Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận để biến nơi đây trở thành một khu du lịch hấp dẫn.
Việc đầu tư đang đến ngày gần hoàn tất thì bất ngờ chính quyền ra thông báo yêu cầu giải toả các dự án, giao đất cho một chủ đầu tư khác để xây dựng Cảng Kê Gà chồng lên khu du lịch hiện hữu. Hậu quả của sự thay đổi bất ngờ này là hàng chục khu nghỉ dưỡng được đầu tư nhiều tiền của, công sức bị bỏ hoang, không được đưa vào sử dụng; có nhà đầu tư rơi vào cảnh tán gia bại sản, hết sức thương tâm.
Chúng ta không bình luận gì về các chính sách đó đúng hay sai, có chính sách đúng và có thể có chính sách sai. Vấn đề đáng nói là sự bất nhất và thất thường trong chính sách.
Nhìn từ góc độ vĩ mô, rất khó có thể xem là hiệu quả một khi chính sách tạo ra những tác động bất ổn. Doanh nghiệp thay vì tập trung vào chuyện kinh doanh thì cứ phải thủ thế, nghe ngóng, nơm nớp lo sợ, không biết điều gì sẽ xảy ra.
Hơn nữa, nền kinh tế đang phải gồng mình vượt qua suy thoái, mỗi một chính sách được ban hành nếu quá đột ngột có thể dẫn đến tổn thương.
Các chính sách được ban hành lúc này, vì vậy, nên hướng vào giúp cho nền kinh tế hồi phục hơn là những chính sách luôn gây nóng lạnh, khó dự báo. Nói cách khác, chất lượng chính sách cần phải được tăng lên vì nếu chất lượng tăng thì sẽ không còn những chính sách được ban hành theo kiểu “giật cục” và chính sách tự nó sẽ tồn tại lâu hơn, hiệu quả hơn.
Nguyên Tấn (TBKTSG)
Ông bạn doanh nhân không phàn nàn gì về việc điều chỉnh tỷ giá vì theo ông giá Đô la Mỹ tăng là chuyện tất yếu. Ông chỉ hiềm một nỗi Ngân hàng Nhà nước “xuất chiêu” nhanh quá, lại ngay cận Tết, khiến ông không kịp trở tay.
Một trong những chính sách gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường nhà đất trong năm qua là thuế thu nhập cá nhân đối với hợp đồng chuyển nhượng góp vốn mua bất động sản. Thuế này trước đây không thu, kể cả sau khi Luật Thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực vào 1/1/2009.
Bất ngờ, đến ngày 26/9/2009, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 161 yêu cầu phải đóng thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng hợp đồng góp vốn. Thị trường nhà đất đang cố gắng hồi phục trở nên hoang mang; giao dịch trên các sàn địa ốc bỗng chốc sụt giảm mạnh.
Một thí dụ khác ở cấp độ chính sách của địa phương là câu chuyện dở khóc dở cười của hàng chục nhà đầu tư tại tỉnh Bình Thuận. Nhiều năm trước, nghe theo lời kêu gọi đầu tư của UBND tỉnh Bình Thuận, các doanh nghiệp này đã bỏ tiền và công sức đầu tư vào khu vực biển Tân Thành - Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận để biến nơi đây trở thành một khu du lịch hấp dẫn.
Việc đầu tư đang đến ngày gần hoàn tất thì bất ngờ chính quyền ra thông báo yêu cầu giải toả các dự án, giao đất cho một chủ đầu tư khác để xây dựng Cảng Kê Gà chồng lên khu du lịch hiện hữu. Hậu quả của sự thay đổi bất ngờ này là hàng chục khu nghỉ dưỡng được đầu tư nhiều tiền của, công sức bị bỏ hoang, không được đưa vào sử dụng; có nhà đầu tư rơi vào cảnh tán gia bại sản, hết sức thương tâm.
Chúng ta không bình luận gì về các chính sách đó đúng hay sai, có chính sách đúng và có thể có chính sách sai. Vấn đề đáng nói là sự bất nhất và thất thường trong chính sách.
Nhìn từ góc độ vĩ mô, rất khó có thể xem là hiệu quả một khi chính sách tạo ra những tác động bất ổn. Doanh nghiệp thay vì tập trung vào chuyện kinh doanh thì cứ phải thủ thế, nghe ngóng, nơm nớp lo sợ, không biết điều gì sẽ xảy ra.
Hơn nữa, nền kinh tế đang phải gồng mình vượt qua suy thoái, mỗi một chính sách được ban hành nếu quá đột ngột có thể dẫn đến tổn thương.
Các chính sách được ban hành lúc này, vì vậy, nên hướng vào giúp cho nền kinh tế hồi phục hơn là những chính sách luôn gây nóng lạnh, khó dự báo. Nói cách khác, chất lượng chính sách cần phải được tăng lên vì nếu chất lượng tăng thì sẽ không còn những chính sách được ban hành theo kiểu “giật cục” và chính sách tự nó sẽ tồn tại lâu hơn, hiệu quả hơn.
Nguyên Tấn (TBKTSG)