Tăng giá điện để bù đắp thua lỗ cho EVN?
“Thay vì bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, Bộ lại bắt người dân gánh chịu lợi thế độc quyền của EVN”
Có thể Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phá sản thì ngành điện Việt Nam mới phát triển được. Đây là phản biện của Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) Nguyễn Đình Cung tại một báo cáo kinh tế vĩ mô vừa được công bố.
Vấn đề trật tự thị trường, Bộ Công Thương, EVN và giá điện là một phần rất được chú ý tại báo cáo này.
Như VnEconomy đã thông tin, EVN đã trình Bộ Công Thương đề án tăng giá điện trong năm 2015, với mức tăng xấp xỉ 10%.
Nhưng, vấn đề không phải là tăng giá bao nhiêu mà là cách thức họ tăng giá, chuyên gia Nguyễn Đình Cung bình luận.
Đáng chú ý, theo phân tích của ông Cung, Bộ Công Thương lại bảo vệ đề xuất và phương án tăng giá điện thay cho EVN.
Bộ đồng ý tăng giá để bù đắp thua lỗ cho doanh nghiệp. “Thay vì bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, Bộ lại bắt người dân gánh chịu lợi thế độc quyền của EVN”, ông Cung nhìn nhận.
Cách thức hợp lý trước mắt, theo ông Cung, đáng ra là Bộ phải rà soát, đánh giá chi phí sản xuất điện, tham vấn chuyên gia, tham vấn người tiêu dùng và các bên liên quan, qua đó, kiểm soát giá điện bảo vệ lợi ích chung người tiêu dùng, chứ không phải bảo vệ lợi ích của riêng EVN.
Và nhất là không thể có những tuyên bố mang tính thách đố và mặc cả như không tăng giá, EVN sẽ phá sản và sụp đổ ngành điện!
Có thể EVN phá sản thì ngành điện Việt Nam mới phát triển được, chứ không phải kéo theo sụp đổ ngành điện, ông Cung phản biện.
Báo cáo của Viện trưởng CIEM cho rằng, về trung và dài hạn, cần tách EVN thành nhiều phần, tách riêng sản xuất và phân phối với chuyển tải điện.
Liên quan đến điện, Bộ Công Thương phải tách làm ba, chính sách điện, sở hữu EVN và các đơn vị trực thuộc và cơ quan điều tiết điện lực quốc gia; thành lập thị trường cạnh tranh về điện, báo cáo nêu rõ.
Vẫn liên quan đến trật tự thị trường, ông Cung còn đề cập đến giá xăng và giá cước vận tải.
Nêu thực tế giá xăng giảm mạnh, liên tục và nhiều lần nhưng giá cước vận tải bị coi là không giảm tương ứng, ông Cung đặt câu hỏi liệu cách quản lý là Bộ, sở hai ngành giao thông và tài chính tiến hành thanh tra, kiểm tra giá yêu cầu các doanh nghiệp vận tải phải giảm giá, nếu không sẽ bị phạt thích đáng có người còn dọa rút giấy phép có phù hợp?
Cách quản lý hành chính áp đặt đó có lẻ không còn phù hợp, chỉ làm thị trường méo mó và kém công bằng hơn, cần xem xét, thay đổi tư duy và cách thức quản lý, ông Cung nêu quan điểm.
Viện trưởng CIEM nhấn mạnh vấn đề ở đây là cấu trúc thị trường và kiểm soát độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh. Công cụ quản lý là chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền; không phải là kiểm soát, thanh tra giá; không phải là can thiệp và mệnh lệnh hành chính.
Theo Viện trưởng CIEM, cơ quan thực hiện đáng ra phải là Cục Quản lý cạnh tranh, chứ không phải Cục Quản lý giá.
Để khắc phục các méo mó thị trường hiện nay, ông Cung cho rằng cần cải cách doanh nghiệp Nhà nước và xử lý các doanh nghiệp sân trước, sân sau và thân hữu.
Vấn đề trật tự thị trường, Bộ Công Thương, EVN và giá điện là một phần rất được chú ý tại báo cáo này.
Như VnEconomy đã thông tin, EVN đã trình Bộ Công Thương đề án tăng giá điện trong năm 2015, với mức tăng xấp xỉ 10%.
Nhưng, vấn đề không phải là tăng giá bao nhiêu mà là cách thức họ tăng giá, chuyên gia Nguyễn Đình Cung bình luận.
Đáng chú ý, theo phân tích của ông Cung, Bộ Công Thương lại bảo vệ đề xuất và phương án tăng giá điện thay cho EVN.
Bộ đồng ý tăng giá để bù đắp thua lỗ cho doanh nghiệp. “Thay vì bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, Bộ lại bắt người dân gánh chịu lợi thế độc quyền của EVN”, ông Cung nhìn nhận.
Cách thức hợp lý trước mắt, theo ông Cung, đáng ra là Bộ phải rà soát, đánh giá chi phí sản xuất điện, tham vấn chuyên gia, tham vấn người tiêu dùng và các bên liên quan, qua đó, kiểm soát giá điện bảo vệ lợi ích chung người tiêu dùng, chứ không phải bảo vệ lợi ích của riêng EVN.
Và nhất là không thể có những tuyên bố mang tính thách đố và mặc cả như không tăng giá, EVN sẽ phá sản và sụp đổ ngành điện!
Có thể EVN phá sản thì ngành điện Việt Nam mới phát triển được, chứ không phải kéo theo sụp đổ ngành điện, ông Cung phản biện.
Báo cáo của Viện trưởng CIEM cho rằng, về trung và dài hạn, cần tách EVN thành nhiều phần, tách riêng sản xuất và phân phối với chuyển tải điện.
Liên quan đến điện, Bộ Công Thương phải tách làm ba, chính sách điện, sở hữu EVN và các đơn vị trực thuộc và cơ quan điều tiết điện lực quốc gia; thành lập thị trường cạnh tranh về điện, báo cáo nêu rõ.
Vẫn liên quan đến trật tự thị trường, ông Cung còn đề cập đến giá xăng và giá cước vận tải.
Nêu thực tế giá xăng giảm mạnh, liên tục và nhiều lần nhưng giá cước vận tải bị coi là không giảm tương ứng, ông Cung đặt câu hỏi liệu cách quản lý là Bộ, sở hai ngành giao thông và tài chính tiến hành thanh tra, kiểm tra giá yêu cầu các doanh nghiệp vận tải phải giảm giá, nếu không sẽ bị phạt thích đáng có người còn dọa rút giấy phép có phù hợp?
Cách quản lý hành chính áp đặt đó có lẻ không còn phù hợp, chỉ làm thị trường méo mó và kém công bằng hơn, cần xem xét, thay đổi tư duy và cách thức quản lý, ông Cung nêu quan điểm.
Viện trưởng CIEM nhấn mạnh vấn đề ở đây là cấu trúc thị trường và kiểm soát độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh. Công cụ quản lý là chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền; không phải là kiểm soát, thanh tra giá; không phải là can thiệp và mệnh lệnh hành chính.
Theo Viện trưởng CIEM, cơ quan thực hiện đáng ra phải là Cục Quản lý cạnh tranh, chứ không phải Cục Quản lý giá.
Để khắc phục các méo mó thị trường hiện nay, ông Cung cho rằng cần cải cách doanh nghiệp Nhà nước và xử lý các doanh nghiệp sân trước, sân sau và thân hữu.