Tăng trưởng của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước thấp hơn nền kinh tế
Nội dung chính báo cáo về hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước năm 2009
Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp vừa có báo cáo về hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước năm 2009, trên cơ sở tổng hợp báo cáo của 19 tập đoàn, tổng công ty 91 và 61 tổng công ty 90 (số liệu ước tính).
Bản báo cáo cho thấy, tăng trưởng của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong năm 2009 đạt thấp hơn mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.
Cụ thể hơn, đối chiếu các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách… các tập đoàn, tổng công ty 91 có kết quả “hạn chế” hơn các tổng công ty 90.
Nhiều chỉ tiêu đạt thấp
Theo báo cáo, tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong năm 2009 ước tính đạt 1.164.469 tỷ đồng, vượt 42,4% kế hoạch năm, nhưng chỉ tăng 2,9% so với năm 2008. Nếu so với mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế là 5,32%, con số này đã thấp hơn rất nhiều.
Với riêng 19 tập đoàn, tổng công ty 91, kết quả còn kém hơn. Tổng doanh thu của khối này trong năm 2009 ước đạt 737.282 tỷ đồng, vượt 34,7% kế hoạch năm nhưng chỉ tăng 2,7% so với năm 2008.
Với chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế, tính hình có khả quan hơn. Trong năm qua, các tập đoàn, tổng công ty đã thu về khoảng 80.799 tỷ đồng, vượt 52,8% kế hoạch năm và tăng 5% so với năm 2008. Riêng 19 tập đoàn, tổng công ty 91 đạt 49.589 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 46,1% kế hoạch năm.
Số nộp ngân sách của các tập đoàn, tổng công ty trong năm 2009 ước đạt 175.406 tỷ đồng, vượt 40,5% kế hoạch năm, nhưng chỉ bằng 92,7% năm 2008. Riêng 19 tập đoàn, tổng công ty 91 đạt 124.032 tỷ đồng, vượt 48,6% kế hoạch năm.
Trong khi đó, tăng trưởng vốn nhà nước đạt khá. Tổng vốn Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty năm 2009 ước đạt 492.579 tỷ đồng, tăng 28,7% so với kế hoạch năm và tăng 9,7% so với năm 2008. Riêng 19 tập đoàn, tổng công ty 91, vốn nhà nước là 362.127 tỷ đồng, tăng 37,4% so với kế hoạch và tăng 8,5% so với năm 2008.
Tuy nhiên, vẫn có những chỉ tiêu khu vực kinh tế tập đoàn, tổng công ty 91 đạt khá hơn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước của 19 tập đoàn, tổng công ty 91 và 61 tổng công ty 90 đạt 15,45%, trong đó 19 tập đoàn, tổng công ty 91 đạt 18,19%. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu bằng 3,1 lần, trong đó 19 tập đoàn, tổng công ty 91 là 1,67 lần. Thu nhập bình quân người lao động đạt 5,1 triệu đồng/tháng, tăng 9,9% so với năm 2008, trong đó 19 tập đoàn, tổng công ty 91 là 5,6 triệu đồng/tháng.
Nhiều tồn tại khắc phục chưa triệt để
Cơ quan lập báo cáo cũng đánh giá các tập đoàn, tổng công ty trong năm qua đã thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất chính và phụ trợ, khắc phục đầu tư dàn trải, việc đầu tư vào lĩnh vực ngân hang, chứng khoán, bất động sản theo đúng quy định.
Các tập đoàn, tổng công ty đã “rà soát lại các dự án đầu tư, ưu tiên tập trung vốn cho các dự án trọng điểm, các dự án thực sự cấp thiết, các dự án sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm nhằm sớm phát huy hiệu quả đồng vốn đầu tư”, báo cáo viết.
Tuy nhiên, cũng theo Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty trong năm qua vẫn còn nhiều tồn tại như tăng trưởng chưa cao, năng xuất lao động tăng chậm, chưa tận dụng được lợi thế của các doanh nghiệp quy mô lớn, năng lực quản lý của lãnh đạo chưa đáp ứng với thực tế đòi hỏi, công tác nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, sản phẩm chưa được đẩy mạnh.
Đặc biệt, đầu tư vẫn còn dàn trải, chưa tương ứng với khả năng huy động vốn. Một số công trình đầu tư còn kéo dài, hiệu quả thấp đã làm cho năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất tính cho một đơn vị sản phẩm chưa thật ổn định, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới thấp.
Một số dự án “tiêu biểu” về trển khai chậm được cơ quan này liệt kê gồm: một số dự án nguồn điện; chương trình, dự án phát triển cao su tại Tây Nguyên của Tập đoàn Cao su; một số dự án đóng tàu của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ; một số dự án của Tổng công ty Thép; một số dự án xây dựng của Tổng công ty Cà phê, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Đường sắt…
Sắp xếp 72 doanh nghiệp, thêm 4 tập đoàn
Cũng theo Ban chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, trong năm 2009, các tập đoàn, tổng công ty đã sắp xếp lại 72 đơn vị thành viên (cả nước là 151 doanh nghệp), trong đó chủ yếu là cổ phần hoá. Đã có 9 tổng công ty nhà nước và 2 ngân hàng thương mại nhà nước hoàn thành cổ phần hoá, nhà nước giữ cổ phần chi phối.
Các tập đoàn, tổng công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ ở 484 doanh nghiệp thành viên; nắm trên 50% vốn điều lệ ở 832 doanh nghiệp thành viên; sở hữu dưới 50% vốn điều lệ ở 1.427 doanh nghiệp. Báo cáo cũng cho biết, hiện nay có 171 doanh nghiệp tự nguyện tham gia công ty liên kết của các tập đoàn, tổng công ty.
Cũng trong năm 2009 và đầu năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập thêm 4 tập đoàn kinh tế (gồm các tập đoàn Viễn thông quân đội, Hoá chất, Công nghiệp xây dựng, và Phát triển nhà và đô thị), nâng tổng số tập đoàn kinh tế lên 11; chuyển 3 tổng công ty 91 sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (gồm Lương thực miền Bắc, Cà phê, Đường sắt). Ngoài ra, có 2 tổng công ty đã hoàn thành việc bán cổ phần lần đầu là Sông Hồng và Xây dựng thuỷ lợi 4.
Báo cáo còn cho biết, các tập đoàn, tổng công ty đã xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuyển các công ty mẹ và đơn vị thành viên, kể cả các doanh nghiệp không kịp cổ phần hoá đến thời điểm tháng 7/2010, sang công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, sau năm 2010 hầu hết sẽ thực hiện chuyển thành công ty cổ phần.
Bản báo cáo cho thấy, tăng trưởng của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong năm 2009 đạt thấp hơn mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế.
Cụ thể hơn, đối chiếu các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách… các tập đoàn, tổng công ty 91 có kết quả “hạn chế” hơn các tổng công ty 90.
Nhiều chỉ tiêu đạt thấp
Theo báo cáo, tổng doanh thu của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước trong năm 2009 ước tính đạt 1.164.469 tỷ đồng, vượt 42,4% kế hoạch năm, nhưng chỉ tăng 2,9% so với năm 2008. Nếu so với mức tăng trưởng chung của cả nền kinh tế là 5,32%, con số này đã thấp hơn rất nhiều.
Với riêng 19 tập đoàn, tổng công ty 91, kết quả còn kém hơn. Tổng doanh thu của khối này trong năm 2009 ước đạt 737.282 tỷ đồng, vượt 34,7% kế hoạch năm nhưng chỉ tăng 2,7% so với năm 2008.
Với chỉ tiêu về lợi nhuận trước thuế, tính hình có khả quan hơn. Trong năm qua, các tập đoàn, tổng công ty đã thu về khoảng 80.799 tỷ đồng, vượt 52,8% kế hoạch năm và tăng 5% so với năm 2008. Riêng 19 tập đoàn, tổng công ty 91 đạt 49.589 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 46,1% kế hoạch năm.
Số nộp ngân sách của các tập đoàn, tổng công ty trong năm 2009 ước đạt 175.406 tỷ đồng, vượt 40,5% kế hoạch năm, nhưng chỉ bằng 92,7% năm 2008. Riêng 19 tập đoàn, tổng công ty 91 đạt 124.032 tỷ đồng, vượt 48,6% kế hoạch năm.
Trong khi đó, tăng trưởng vốn nhà nước đạt khá. Tổng vốn Nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty năm 2009 ước đạt 492.579 tỷ đồng, tăng 28,7% so với kế hoạch năm và tăng 9,7% so với năm 2008. Riêng 19 tập đoàn, tổng công ty 91, vốn nhà nước là 362.127 tỷ đồng, tăng 37,4% so với kế hoạch và tăng 8,5% so với năm 2008.
Tuy nhiên, vẫn có những chỉ tiêu khu vực kinh tế tập đoàn, tổng công ty 91 đạt khá hơn. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước của 19 tập đoàn, tổng công ty 91 và 61 tổng công ty 90 đạt 15,45%, trong đó 19 tập đoàn, tổng công ty 91 đạt 18,19%. Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu bằng 3,1 lần, trong đó 19 tập đoàn, tổng công ty 91 là 1,67 lần. Thu nhập bình quân người lao động đạt 5,1 triệu đồng/tháng, tăng 9,9% so với năm 2008, trong đó 19 tập đoàn, tổng công ty 91 là 5,6 triệu đồng/tháng.
Nhiều tồn tại khắc phục chưa triệt để
Cơ quan lập báo cáo cũng đánh giá các tập đoàn, tổng công ty trong năm qua đã thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, tập trung đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất chính và phụ trợ, khắc phục đầu tư dàn trải, việc đầu tư vào lĩnh vực ngân hang, chứng khoán, bất động sản theo đúng quy định.
Các tập đoàn, tổng công ty đã “rà soát lại các dự án đầu tư, ưu tiên tập trung vốn cho các dự án trọng điểm, các dự án thực sự cấp thiết, các dự án sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm nhằm sớm phát huy hiệu quả đồng vốn đầu tư”, báo cáo viết.
Tuy nhiên, cũng theo Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty trong năm qua vẫn còn nhiều tồn tại như tăng trưởng chưa cao, năng xuất lao động tăng chậm, chưa tận dụng được lợi thế của các doanh nghiệp quy mô lớn, năng lực quản lý của lãnh đạo chưa đáp ứng với thực tế đòi hỏi, công tác nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, sản phẩm chưa được đẩy mạnh.
Đặc biệt, đầu tư vẫn còn dàn trải, chưa tương ứng với khả năng huy động vốn. Một số công trình đầu tư còn kéo dài, hiệu quả thấp đã làm cho năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất tính cho một đơn vị sản phẩm chưa thật ổn định, khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới thấp.
Một số dự án “tiêu biểu” về trển khai chậm được cơ quan này liệt kê gồm: một số dự án nguồn điện; chương trình, dự án phát triển cao su tại Tây Nguyên của Tập đoàn Cao su; một số dự án đóng tàu của Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ; một số dự án của Tổng công ty Thép; một số dự án xây dựng của Tổng công ty Cà phê, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Đường sắt…
Sắp xếp 72 doanh nghiệp, thêm 4 tập đoàn
Cũng theo Ban chỉ đạo đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, trong năm 2009, các tập đoàn, tổng công ty đã sắp xếp lại 72 đơn vị thành viên (cả nước là 151 doanh nghệp), trong đó chủ yếu là cổ phần hoá. Đã có 9 tổng công ty nhà nước và 2 ngân hàng thương mại nhà nước hoàn thành cổ phần hoá, nhà nước giữ cổ phần chi phối.
Các tập đoàn, tổng công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ ở 484 doanh nghiệp thành viên; nắm trên 50% vốn điều lệ ở 832 doanh nghiệp thành viên; sở hữu dưới 50% vốn điều lệ ở 1.427 doanh nghiệp. Báo cáo cũng cho biết, hiện nay có 171 doanh nghiệp tự nguyện tham gia công ty liên kết của các tập đoàn, tổng công ty.
Cũng trong năm 2009 và đầu năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập thêm 4 tập đoàn kinh tế (gồm các tập đoàn Viễn thông quân đội, Hoá chất, Công nghiệp xây dựng, và Phát triển nhà và đô thị), nâng tổng số tập đoàn kinh tế lên 11; chuyển 3 tổng công ty 91 sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con (gồm Lương thực miền Bắc, Cà phê, Đường sắt). Ngoài ra, có 2 tổng công ty đã hoàn thành việc bán cổ phần lần đầu là Sông Hồng và Xây dựng thuỷ lợi 4.
Báo cáo còn cho biết, các tập đoàn, tổng công ty đã xây dựng phương án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuyển các công ty mẹ và đơn vị thành viên, kể cả các doanh nghiệp không kịp cổ phần hoá đến thời điểm tháng 7/2010, sang công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, sau năm 2010 hầu hết sẽ thực hiện chuyển thành công ty cổ phần.