Tăng trưởng, lạm phát và lựa chọn mục tiêu ưu tiên
Lựa chọn mục tiêu ưu tiên như thế nào để có thể trung hoà giữa tăng trưởng và lạm phát?
Giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát có mối quan hệ “chế ước” lẫn nhau. Vấn đề đặt ra là lựa chọn mục tiêu ưu tiên và “liều lượng” giữa hai mục tiêu này để có thể trung hoà giữa tăng trưởng và lạm phát.
Đầu năm 2008, khi lạm phát “lồng lên”, Chính phủ đã chuyển mục tiêu ưu tiên từ tăng trưởng kinh tế sang kiềm chế lạm phát và đã đạt được kết quả tích cực là lạm phát đã được chặn đứng. Nhưng từ cuối năm 2008 đến nay, do hiệu ứng phụ của việc kiềm chế lạm phát ở trong nước và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã giảm mạnh vào quý 4 năm trước và rơi xuống “đáy” vào quý 1 năm nay (tăng 3,1%).
Đứng trước tình hình trên, Chính phủ đã chuyển mạnh mục tiêu ưu tiên từ kiềm chế lạm phát sang ngăn chặn suy giảm kinh tế, tăng trưởng kinh tế hợp lý. Kết quả tăng trưởng kinh tế từ quý 2 đã thoát đáy, vượt dốc đi lên (tăng 4,5%), quý 3 tăng, quý 4 sẽ tăng cao hơn và cả năm có thể đạt và vượt mục tiêu điều chỉnh 5%.
Trước hết hãy xem xét riêng từng mục tiêu. Tăng trưởng kinh tế về lâu dài trong nhiều năm qua cũng như trong nhiều năm tới đều có tầm quan trọng hàng đầu, do điểm xuất phát của Việt Nam còn rất thấp, khi GDP bình quân đầu người tính bằng USD còn thấp.
Nếu xét riêng về con số GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.034 USD so với chuẩn cũ, thì có thể Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước kém phát triển, nhưng nếu loại trừ yếu tố trượt giá thì còn thấp và nếu xét về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ, trình độ người lao động,... thì vẫn còn nhiều việc phải làm để vượt lên. Để đạt được điều đó phải dựa trên tăng trưởng kinh tế, tăng tích luỹ và đầu tư.
Đối với Việt Nam, kiềm chế lạm phát cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì bốn lý do.
Một, thu nhập bình quân đầu người cũng như sức mua có khả năng thanh toán của người dân còn thấp, trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi thường tăng nhanh hơn. Hai, tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh và tính theo chuẩn nghèo của Việt Nam chỉ còn trên một phần mười, nhưng nếu tính theo chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới vẫn còn tới trên một phần năm dân số.
Ba, lạm phát cao của Việt Nam đã kéo dài trong mấy năm (nếu tính bình quân năm nay so với năm trước, thì năm 2004 tăng 7,8%, năm 2005 tăng 8,3%, năm 2006 tăng 7,5%, năm 2007 tăng 8,3%, năm 2008 tăng 22,97%, khả năng năm nay cũng vẫn còn tăng ở mức trên dưới 7,5%, tuy thấp hơn tốc độ tăng của mấy năm trước, nhưng mặt bằng giá thì vẫn cao lên).
Bốn, năm nay giá tiêu dùng tính theo năm dương lịch có thể không cao (có thể chỉ vào khoảng 7%), nhưng chủ yếu do giá lương thực giảm, giá thực phẩm tăng thấp; lạm phát tuy chưa đến ngay, nhưng đang có xu hướng cao lên.
Xét trong mối quan hệ giữa hai mục tiêu, nếu ưu tiên tăng trưởng, thì đầu tư gia tăng, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP sẽ cao, trong khi hiệu quả đầu tư giảm; tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán cao gấp 5-6 lần tốc độ tăng GDP (gấp hơn hai lần các nước trong khu vực...) thì lạm phát sẽ gia tăng. Đó là chưa nói tới ở đầu ra, cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cũng tăng cao hơn tạo sức ép đối với lạm phát.
Nếu ưu tiên kiềm chế lạm phát (thấp hơn tốc độ tăng GDP chẳng hạn), thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao hơn, bởi tăng trưởng kinh tế mới vừa thoát đáy, còn đang leo dốc (chưa thể nói hồi phục), trong khi tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phần lớn vào đầu tư.
Dung hoà các mối quan hệ trên, có thể đưa ra kịch bản cho năm 2010 so với năm 2009 là tăng trưởng kinh tế cao hơn (khoảng 6-6,5%), đồng thời lạm phát cũng phải thấp hơn (dưới 7%); nếu việc kiềm chế lạm phát là khó khăn, thì có thể chấp nhận tốc độ tăng trưởng thấp hơn (khoảng 6%), vừa để cơ cấu lại nền kinh tế, vừa kiềm chế lạm phát.
Đầu năm 2008, khi lạm phát “lồng lên”, Chính phủ đã chuyển mục tiêu ưu tiên từ tăng trưởng kinh tế sang kiềm chế lạm phát và đã đạt được kết quả tích cực là lạm phát đã được chặn đứng. Nhưng từ cuối năm 2008 đến nay, do hiệu ứng phụ của việc kiềm chế lạm phát ở trong nước và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã giảm mạnh vào quý 4 năm trước và rơi xuống “đáy” vào quý 1 năm nay (tăng 3,1%).
Đứng trước tình hình trên, Chính phủ đã chuyển mạnh mục tiêu ưu tiên từ kiềm chế lạm phát sang ngăn chặn suy giảm kinh tế, tăng trưởng kinh tế hợp lý. Kết quả tăng trưởng kinh tế từ quý 2 đã thoát đáy, vượt dốc đi lên (tăng 4,5%), quý 3 tăng, quý 4 sẽ tăng cao hơn và cả năm có thể đạt và vượt mục tiêu điều chỉnh 5%.
Trước hết hãy xem xét riêng từng mục tiêu. Tăng trưởng kinh tế về lâu dài trong nhiều năm qua cũng như trong nhiều năm tới đều có tầm quan trọng hàng đầu, do điểm xuất phát của Việt Nam còn rất thấp, khi GDP bình quân đầu người tính bằng USD còn thấp.
Nếu xét riêng về con số GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.034 USD so với chuẩn cũ, thì có thể Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước kém phát triển, nhưng nếu loại trừ yếu tố trượt giá thì còn thấp và nếu xét về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ, trình độ người lao động,... thì vẫn còn nhiều việc phải làm để vượt lên. Để đạt được điều đó phải dựa trên tăng trưởng kinh tế, tăng tích luỹ và đầu tư.
Đối với Việt Nam, kiềm chế lạm phát cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì bốn lý do.
Một, thu nhập bình quân đầu người cũng như sức mua có khả năng thanh toán của người dân còn thấp, trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi thường tăng nhanh hơn. Hai, tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh và tính theo chuẩn nghèo của Việt Nam chỉ còn trên một phần mười, nhưng nếu tính theo chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới vẫn còn tới trên một phần năm dân số.
Ba, lạm phát cao của Việt Nam đã kéo dài trong mấy năm (nếu tính bình quân năm nay so với năm trước, thì năm 2004 tăng 7,8%, năm 2005 tăng 8,3%, năm 2006 tăng 7,5%, năm 2007 tăng 8,3%, năm 2008 tăng 22,97%, khả năng năm nay cũng vẫn còn tăng ở mức trên dưới 7,5%, tuy thấp hơn tốc độ tăng của mấy năm trước, nhưng mặt bằng giá thì vẫn cao lên).
Bốn, năm nay giá tiêu dùng tính theo năm dương lịch có thể không cao (có thể chỉ vào khoảng 7%), nhưng chủ yếu do giá lương thực giảm, giá thực phẩm tăng thấp; lạm phát tuy chưa đến ngay, nhưng đang có xu hướng cao lên.
Xét trong mối quan hệ giữa hai mục tiêu, nếu ưu tiên tăng trưởng, thì đầu tư gia tăng, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP sẽ cao, trong khi hiệu quả đầu tư giảm; tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán cao gấp 5-6 lần tốc độ tăng GDP (gấp hơn hai lần các nước trong khu vực...) thì lạm phát sẽ gia tăng. Đó là chưa nói tới ở đầu ra, cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cũng tăng cao hơn tạo sức ép đối với lạm phát.
Nếu ưu tiên kiềm chế lạm phát (thấp hơn tốc độ tăng GDP chẳng hạn), thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao hơn, bởi tăng trưởng kinh tế mới vừa thoát đáy, còn đang leo dốc (chưa thể nói hồi phục), trong khi tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phần lớn vào đầu tư.
Dung hoà các mối quan hệ trên, có thể đưa ra kịch bản cho năm 2010 so với năm 2009 là tăng trưởng kinh tế cao hơn (khoảng 6-6,5%), đồng thời lạm phát cũng phải thấp hơn (dưới 7%); nếu việc kiềm chế lạm phát là khó khăn, thì có thể chấp nhận tốc độ tăng trưởng thấp hơn (khoảng 6%), vừa để cơ cấu lại nền kinh tế, vừa kiềm chế lạm phát.