Tăng trưởng tín dụng đáng báo động?
Tín dụng tăng trưởng âm được cảnh báo là chiều hướng xấu có thể làm lệch mục tiêu chính sách và gây bất lợi cho nền kinh tế
Một lần nữa tín dụng tăng trưởng âm được đưa ra cảnh báo là chiều hướng xấu có thể làm lệch mục tiêu chính sách và gây bất lợi cho nền kinh tế.
Con số -2,13% của tăng trưởng tín dụng trong ba tháng đầu năm (tính đến thời điểm 20/3/2012) có trong báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tới Chính phủ, kèm theo những lo ngại những ảnh hưởng của nó.
Như bài viết mới đây trên VnEconomy, tăng trưởng âm của tín dụng trong suốt gần một quý như vậy là sự bất thường trong nhiều năm trở lại đây. Các nguyên nhân cơ bản cũng đã được đề cập, từ góc nhìn của nhà điều hành và người trong cuộc.
Và theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, có thêm một nhận định: “Sau một thời gian dài nền kinh tế khó khăn, tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp xấu đi nghiêm trọng không đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, trong khi các ngân hàng thận trọng hơn trong chủ trương cấp tín dụng”.
Với thực tế trên, Ủy ban cho rằng tăng trưởng tín dụng đang thực sự là một thách thức lớn đối với nền kinh tế trong giai đoạn hiện này. Hiện tượng đình đốn sản xuất đã khiến khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế suy giảm.
Cơ quan này cũng đưa ra quan ngại khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% - 17% như kế hoạch đề ra cho năm nay sẽ rất khó khăn. Theo đó, cân đối các mục tiêu vĩ mô sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng kinh tế (dù đã xác định khá khiêm tốn).
Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nhìn nhận rằng: ba tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng âm 2,13%, tức 9 tháng còn lại để đạt định hướng 15% - 17% thì phải tăng khoảng 18% - 19%.
“Mục tiêu tăng tín dụng năm nay là rất quan trọng, cần thiết phải đảm bảo với sự cân đối tăng trưởng kinh tế, vì năm 2011 thực tế đã tăng trưởng rất thấp rồi. Cái chính ở đây là sau khi âm như vậy, để hướng tới chỉ tiêu thì cần thúc đẩy trong thời gian tới và ở đây có vấn đề về sự cân đối, điều tiết nguồn vốn cho nền kinh tế”, ông Ngoạn nói.
Điểm mà ông Ngoạn đề cập cũng chính là sự quan ngại về tình trạng tín dụng no dồn đói góp, không đồng đều trong quá trình vận động của nền kinh tế. Việc điều hành chính sách tiền tệ theo đó cũng có thể bị lệch theo thực tế đó. Nếu tín dụng âm đầu, dồn cuối thì có tạo sức ép cung tiền và tạo vòng quay mới cho lạm phát cuối năm và đầu năm tới không? Tuy nhiên, giới hạn tăng trưởng 15% - 17% là đã được tính toán và cân đối với yêu cầu kiềm chế và phòng ngừa lạm phát.
Được biết, trong cuộc họp sáng nay giữa Ngân hàng Nhà nước với lãnh đạo các ngân hàng thương mại lớn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cũng là một nội dung chính được đưa ra, và liên quan là vấn đề lãi suất.
Trong báo cáo của mình, Ủy ban Giám sát cũng nhấn mạnh đến yếu tố lãi suất với thực tế của một rào cản đối với tín dụng, do lãi vay quá cao suốt thời gian qua. Khảo sát của Ủy ban cho thấy, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với gánh nặng chi phí lãi vay và chi phí tài chính do lãi suất quá cao như vậy. Tỷ lệ chi phí lãi vay/giá thành của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán đã tăng từ 2,93% năm 2010 lên 3,61% năm 2011. Tương ứng, tỷ lệ chi phí tài chính/giá thành tăng 4,72% lên 5,56%.
Báo cáo của Ủy ban cũng đưa ra so sánh đáng chú ý: lãi suất tại Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Lãi suất cho vay bình quân tại Ấn Độ chỉ khoảng 10%, Philippines 7,3%, Thái Lan 6,9%, Trung Quốc 6,6%, Singapore 5,4%... Nếu giả định yếu tố khác không đổi, giá thành các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam cao hơn so với Ấn Độ là 2%, với Thái Lan là 2,51%, Trung Quốc là 2,6%, so với Singapore cao hơn là 2,8%...
“Chi phí tài chính quá cao, do lãi suất cao, không những làm giảm lợi nhuận mà còn giảm khả năng hồi phục của khu vực này khi tăng trưởng dựa vào vốn vay, đồng thời làm giảm lợi thế so sánh khi giá sản phẩm cao hơn các doanh nghiệp của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới”, báo cáo phân tích.
Để thúc đẩy được tín dụng tăng trưởng trở lại một cách hợp lý, bám sát chỉ tiêu định hướng, yêu cầu đặt ra là vẫn phải giải được bài toán giảm lãi suất. Có thể tại cuộc họp sáng nay Ngân hàng Nhà nước cũng tính tới khả năng này trong tương lai gần.
Còn theo kiến nghị của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, trước mắt cần cân nhắc cơ chế linh hoạt và giải pháp cho vay đối với các doanh nghiệp có tiềm năng, nhưng đang phát sinh nợ quá hạn do chịu tác động của bất ổn định kinh tế vĩ mô. Đề nghị xem xét cho khoanh nợ đối với các doanh nghiệp này thuộc lĩnh vực sản xuất thiết yếu để tạo điều kiện doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Thứ hai, cần nghiên cứu xây dựng phương án xử lý nợ xấu một cách cơ bản để củng cố thanh khoản một cách bền vững của nền kinh tế.
Thứ ba, đánh giá lại giới hạn tín dụng phi sản xuất, xem xét cân nhắc bỏ giới hạn tín dụng đối với tiêu dùng.
Con số -2,13% của tăng trưởng tín dụng trong ba tháng đầu năm (tính đến thời điểm 20/3/2012) có trong báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia tới Chính phủ, kèm theo những lo ngại những ảnh hưởng của nó.
Như bài viết mới đây trên VnEconomy, tăng trưởng âm của tín dụng trong suốt gần một quý như vậy là sự bất thường trong nhiều năm trở lại đây. Các nguyên nhân cơ bản cũng đã được đề cập, từ góc nhìn của nhà điều hành và người trong cuộc.
Và theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, có thêm một nhận định: “Sau một thời gian dài nền kinh tế khó khăn, tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp xấu đi nghiêm trọng không đáp ứng đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, trong khi các ngân hàng thận trọng hơn trong chủ trương cấp tín dụng”.
Với thực tế trên, Ủy ban cho rằng tăng trưởng tín dụng đang thực sự là một thách thức lớn đối với nền kinh tế trong giai đoạn hiện này. Hiện tượng đình đốn sản xuất đã khiến khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế suy giảm.
Cơ quan này cũng đưa ra quan ngại khả năng đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% - 17% như kế hoạch đề ra cho năm nay sẽ rất khó khăn. Theo đó, cân đối các mục tiêu vĩ mô sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng kinh tế (dù đã xác định khá khiêm tốn).
Ông Vũ Viết Ngoạn, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, nhìn nhận rằng: ba tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng âm 2,13%, tức 9 tháng còn lại để đạt định hướng 15% - 17% thì phải tăng khoảng 18% - 19%.
“Mục tiêu tăng tín dụng năm nay là rất quan trọng, cần thiết phải đảm bảo với sự cân đối tăng trưởng kinh tế, vì năm 2011 thực tế đã tăng trưởng rất thấp rồi. Cái chính ở đây là sau khi âm như vậy, để hướng tới chỉ tiêu thì cần thúc đẩy trong thời gian tới và ở đây có vấn đề về sự cân đối, điều tiết nguồn vốn cho nền kinh tế”, ông Ngoạn nói.
Điểm mà ông Ngoạn đề cập cũng chính là sự quan ngại về tình trạng tín dụng no dồn đói góp, không đồng đều trong quá trình vận động của nền kinh tế. Việc điều hành chính sách tiền tệ theo đó cũng có thể bị lệch theo thực tế đó. Nếu tín dụng âm đầu, dồn cuối thì có tạo sức ép cung tiền và tạo vòng quay mới cho lạm phát cuối năm và đầu năm tới không? Tuy nhiên, giới hạn tăng trưởng 15% - 17% là đã được tính toán và cân đối với yêu cầu kiềm chế và phòng ngừa lạm phát.
Được biết, trong cuộc họp sáng nay giữa Ngân hàng Nhà nước với lãnh đạo các ngân hàng thương mại lớn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cũng là một nội dung chính được đưa ra, và liên quan là vấn đề lãi suất.
Trong báo cáo của mình, Ủy ban Giám sát cũng nhấn mạnh đến yếu tố lãi suất với thực tế của một rào cản đối với tín dụng, do lãi vay quá cao suốt thời gian qua. Khảo sát của Ủy ban cho thấy, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với gánh nặng chi phí lãi vay và chi phí tài chính do lãi suất quá cao như vậy. Tỷ lệ chi phí lãi vay/giá thành của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán đã tăng từ 2,93% năm 2010 lên 3,61% năm 2011. Tương ứng, tỷ lệ chi phí tài chính/giá thành tăng 4,72% lên 5,56%.
Báo cáo của Ủy ban cũng đưa ra so sánh đáng chú ý: lãi suất tại Việt Nam đang cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Lãi suất cho vay bình quân tại Ấn Độ chỉ khoảng 10%, Philippines 7,3%, Thái Lan 6,9%, Trung Quốc 6,6%, Singapore 5,4%... Nếu giả định yếu tố khác không đổi, giá thành các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam cao hơn so với Ấn Độ là 2%, với Thái Lan là 2,51%, Trung Quốc là 2,6%, so với Singapore cao hơn là 2,8%...
“Chi phí tài chính quá cao, do lãi suất cao, không những làm giảm lợi nhuận mà còn giảm khả năng hồi phục của khu vực này khi tăng trưởng dựa vào vốn vay, đồng thời làm giảm lợi thế so sánh khi giá sản phẩm cao hơn các doanh nghiệp của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới”, báo cáo phân tích.
Để thúc đẩy được tín dụng tăng trưởng trở lại một cách hợp lý, bám sát chỉ tiêu định hướng, yêu cầu đặt ra là vẫn phải giải được bài toán giảm lãi suất. Có thể tại cuộc họp sáng nay Ngân hàng Nhà nước cũng tính tới khả năng này trong tương lai gần.
Còn theo kiến nghị của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, trước mắt cần cân nhắc cơ chế linh hoạt và giải pháp cho vay đối với các doanh nghiệp có tiềm năng, nhưng đang phát sinh nợ quá hạn do chịu tác động của bất ổn định kinh tế vĩ mô. Đề nghị xem xét cho khoanh nợ đối với các doanh nghiệp này thuộc lĩnh vực sản xuất thiết yếu để tạo điều kiện doanh nghiệp có đủ điều kiện tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Thứ hai, cần nghiên cứu xây dựng phương án xử lý nợ xấu một cách cơ bản để củng cố thanh khoản một cách bền vững của nền kinh tế.
Thứ ba, đánh giá lại giới hạn tín dụng phi sản xuất, xem xét cân nhắc bỏ giới hạn tín dụng đối với tiêu dùng.