Tập Cận Bình-Donald Trump “nhất trí hợp tác”
Động thái này diễn ra sau một chiến dịch vận động tranh cử mà ông Trump liên tục cáo buộc Trung Quốc khiến Mỹ trở thành nạn nhân
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump trong cuộc trao đổi đầu tiên rằng hợp tác là lựa chọn đúng đắn duy nhất cho mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đáp lại, ông Trump hứa quan hệ Mỹ-Trung khi ông lãnh đạo nước Mỹ sẽ là “một trong những mối quan hệ chặt chẽ nhất”.
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho biết, trong cuộc điện đàm ngày 14/11, ông Tập nói với ông Trump rằng hai cường quốc Trung-Mỹ được lợi từ việc hợp tác cùng nhau và cần phối hợp nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. CCTV cũng nói hai nhà lãnh đạo đã nhất trí sớm gặp mặt.
“Trung Quốc và Mỹ, với tư cách là quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới và quốc gia phát triển lớn nhất thế giới, và hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cần và có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực”, CCTV dẫn lời ông Tập. “Vào thời điểm hiện nay, có một cơ hội quan trọng và tiềm năng lớn cho sự hợp tác Trung-Mỹ, bởi vậy hai bên cần tăng cường hợp tác”.
Một tuyên bố từ ê-kíp chuyển giao quyền lực của ông Trump nói Tổng thống đắc cử tin rằng cuộc nói chuyện “đã cho thấy rõ sự tôn trọng lẫn nhau” và dự báo hai bên sẽ xây dựng được một mối quan hệ khăng khí trong thời gian tới.
Động thái này diễn ra sau một chiến dịch vận động tranh cử mà ông Trump liên tục cáo buộc Trung Quốc khiến Mỹ trở thành nạn nhân - một thông điệp thu hút được sự ủng hộ của nhiều cử tri Mỹ thuộc tầng lớp lao động, những người cho rằng toàn cầu hóa khiến họ mất công ăn việc làm.
Ông Trump đã hứa nếu thắng cử ông sẽ “dán nhãn” Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ, kiện Trung Quốc về thương mại, và mạnh tay đánh thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh không dừng những hành động mà ông cho là hoạt động thương mại không bình đẳng.
Tuy nhiên, nhiều quan chức ngoại giao Trung Quốc vẫn nhận thấy tiềm năng đạt thỏa thuận với Trump, bởi họ nhận thấy ở ông phong cách của một nhà thương lượng (deal-maker). Kể từ khi mở cửa nền kinh tế cách đây 3 thập kỷ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã theo đuổi chủ nghĩa thực tế để thúc đẩy tăng trưởng.
Những gì mà ông Tập nói trong cuộc điện đàm với ông Trump phù hợp với những ngôn từ đầy tính hợp tác trong bức điện chúc mừng mà Chủ tịch Trung Quốc gửi cho Tổng thống đắc cử của Mỹ hôm thứ Tư tuần trước.
Trong bức điện, ông Tập nhắc đến những thành tố trong “mô hình mới cho quan hệ giữa các cường quốc lớn” - một ý tưởng của ông Tập về khuôn khổ cho quan hệ Mỹ-Trung từng được công nhận nhưng sau đó bị chính quyền Tổng thống Barack Obama gạt bỏ.
Ngày 13/11, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Trung Quốc “đang trong trạng thái sẵn sàng” thúc đầy quan hệ với Mỹ từ một xuất phát điểm mới sau chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Ông Vương Nghị nói Trung Quốc vẫn duy trì liên hệ chặt chẽ với Mỹ ở nhiều cấp khác nhau, và cho biết thêm hai đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ có sự đồng thuận về liên tục phát triển và làm sâu sắc thêm mối quan hệ Trung-Mỹ.
Hãng tin Bloomberg dẫn nguồn truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV cho biết, trong cuộc điện đàm ngày 14/11, ông Tập nói với ông Trump rằng hai cường quốc Trung-Mỹ được lợi từ việc hợp tác cùng nhau và cần phối hợp nỗ lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. CCTV cũng nói hai nhà lãnh đạo đã nhất trí sớm gặp mặt.
“Trung Quốc và Mỹ, với tư cách là quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới và quốc gia phát triển lớn nhất thế giới, và hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, cần và có thể hợp tác trong nhiều lĩnh vực”, CCTV dẫn lời ông Tập. “Vào thời điểm hiện nay, có một cơ hội quan trọng và tiềm năng lớn cho sự hợp tác Trung-Mỹ, bởi vậy hai bên cần tăng cường hợp tác”.
Một tuyên bố từ ê-kíp chuyển giao quyền lực của ông Trump nói Tổng thống đắc cử tin rằng cuộc nói chuyện “đã cho thấy rõ sự tôn trọng lẫn nhau” và dự báo hai bên sẽ xây dựng được một mối quan hệ khăng khí trong thời gian tới.
Động thái này diễn ra sau một chiến dịch vận động tranh cử mà ông Trump liên tục cáo buộc Trung Quốc khiến Mỹ trở thành nạn nhân - một thông điệp thu hút được sự ủng hộ của nhiều cử tri Mỹ thuộc tầng lớp lao động, những người cho rằng toàn cầu hóa khiến họ mất công ăn việc làm.
Ông Trump đã hứa nếu thắng cử ông sẽ “dán nhãn” Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ, kiện Trung Quốc về thương mại, và mạnh tay đánh thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh không dừng những hành động mà ông cho là hoạt động thương mại không bình đẳng.
Tuy nhiên, nhiều quan chức ngoại giao Trung Quốc vẫn nhận thấy tiềm năng đạt thỏa thuận với Trump, bởi họ nhận thấy ở ông phong cách của một nhà thương lượng (deal-maker). Kể từ khi mở cửa nền kinh tế cách đây 3 thập kỷ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã theo đuổi chủ nghĩa thực tế để thúc đẩy tăng trưởng.
Những gì mà ông Tập nói trong cuộc điện đàm với ông Trump phù hợp với những ngôn từ đầy tính hợp tác trong bức điện chúc mừng mà Chủ tịch Trung Quốc gửi cho Tổng thống đắc cử của Mỹ hôm thứ Tư tuần trước.
Trong bức điện, ông Tập nhắc đến những thành tố trong “mô hình mới cho quan hệ giữa các cường quốc lớn” - một ý tưởng của ông Tập về khuôn khổ cho quan hệ Mỹ-Trung từng được công nhận nhưng sau đó bị chính quyền Tổng thống Barack Obama gạt bỏ.
Ngày 13/11, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói Trung Quốc “đang trong trạng thái sẵn sàng” thúc đầy quan hệ với Mỹ từ một xuất phát điểm mới sau chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Ông Vương Nghị nói Trung Quốc vẫn duy trì liên hệ chặt chẽ với Mỹ ở nhiều cấp khác nhau, và cho biết thêm hai đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ có sự đồng thuận về liên tục phát triển và làm sâu sắc thêm mối quan hệ Trung-Mỹ.