Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Kinh tế số là không gian tăng trưởng mới nhanh hơn, cao hơn"

Nhĩ Anh
Chia sẻ

Muốn tăng trưởng nhanh hơn, cao hơn cần không gian mới, lực lượng sản xuất mới, nguồn lực sản xuất mới, các yếu tố sản xuất mới và động lực mới...

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là một chặng đường dài, là ứng dụng nhiều hơn là nghiên cứu.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là một chặng đường dài, là ứng dụng nhiều hơn là nghiên cứu.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh điều này tại Diễn đàn quốc gia về phát triển Kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh Nam Định tổ chức ngày 14/9/2023 tại Nam Định.

CHUYỂN ĐỔI SỐ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ LÀ MỘT CHẶNG ĐƯỜNG DÀI

Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính, tỷ lệ đóng góp của kinh tế số trong GDP đã tăng từ 11,91% năm 2021 lên 14,26% trong năm 2022 và 6 tháng đầu năm 2023 đạt gần 15%.

Chiến lược quốc gia về phát triển kinh tế số, xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt tối thiểu 20% GDP, đến năm 2030 đạt tối thiểu 30%. Trong đó kinh tế số của từng ngành, lĩnh vực năm 2025 đạt tối thiểu 10%, đến năm 2030 đạt tối thiểu 20%

Để đạt được mục tiêu kinh tế số chiếm tối thiểu 20% vào nằm 2025, kinh tế số phải tăng trưởng 3-4 lần tăng trưởng GPD. “Đây là một nhiệm vụ khó khăn, thách thức, cần có giải pháp đột phá mới có thể đạt được”, Bộ trưởng nói.

 
Phát triển kinh tế số Việt Nam dựa trên 3 trụ cột gồm: Quản trị số; Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị cho nền kinh tế và Phát triển các lực lượng sản xuất liên quan đến kinh tế số, trong đó lõi là công nghiệp ICT chiếm 20-30% và 70-80% là kinh tế số ngành được sinh ra do chuyển đổi số các ngành.

Theo Bộ trưởng, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là một chặng đường dài, là ứng dụng nhiều hơn là nghiên cứu. Các doanh nghiệp công nghệ số muốn thành công thì phải am hiểu bối cảnh Việt Nam. Bài toán Việt Nam sẽ tạo ra lời giải và sản phẩm Việt Nam, tạo ra cách tiếp cận Việt Nam.

Bộ trưởng nhấn mạnh, Việt Nam phải đi con đường Việt Nam và vì thế có cơ hội tiến lên đi đầu. Một lý luận về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số Việt Nam có ý nghĩa quyết định.

Kinh tế số là tất cả các hoạt động dựa trên hoặc được đổi mới bởi công nghệ số, hạ tầng số, nền tảng số, sản phẩm số, dữ liệu số, thể chế số, kỹ năng số. Kinh tế số được đặc trưng bởi giao dịch online, một thế giới ảo, không giấy tờ, không tiền mặt. Mọi doanh nghiệp đều sử dụng thương mại điện tử, công nghệ số để nâng cao năng suất lao động, tạo ra dịch vụ mới, công việc mới.

Với người lao động có kỹ năng số để làm việc. Người dân tự tin và an toàn sử dụng các dịch vụ số. Chính phủ cung cấp các dịch vụ công online, dễ dùng, sử dụng dữ liệu để dịch vụ đáp ứng nhu cầu cá thể hóa của người dân. Chính phủ cũng tạo ra môi trường sống, làm việc online, tạo ra niềm tin trong nền kinh tế số.

Bộ trưởng nhấn mạnh, muốn tăng trưởng nhanh hơn, cao hơn thì cần không gian mới, cần lực lượng sản xuất mới, cần nguồn lực sản xuất mới, các yếu tố sản xuất mới và động lực mới. Bộ trưởng nhấn mạnh, không gian mới là kinh tế số; lực lượng sản xuất mới là công nghệ số; nguồn lực sản xuất mới là nhân lực số; yếu tố sản xuất mới là dữ liệu số và động lực mới là đổi mới sáng tạo số.

Phát triển kinh tế số Việt Nam cần phải xây dựng thể chế số, hạ tầng số, niềm tin số. Kinh tế số phải dựa trên đổi mới sáng tạo số, tích hợp kinh tế số vào mọi ngành, lĩnh vực. Cùng với đó phải thực hiện quản trị số, đào tạo kỹ năng số, nhân lực số và thu hút nhân tài số.

Đề cập đến các vấn đề cơ bản của kinh tế số, người đứng đầu ngành Thông tin và Truyền thông cho rằng, phát triển kinh tế số Việt Nam dựa trên 3 trụ cột gồm: Quản trị số; Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị cho nền kinh tế và Phát triển các lực lượng sản xuất liên quan đến kinh tế số, trong đó lõi là công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) chiếm 20-30% và 70-80% là kinh tế số ngành được sinh ra do chuyển đổi số các ngành.

MỖI NGƯỜI DÂN ĐƯỢC TIẾP CẬN CÔNG NGHỆ SỐ, ĐƯỢC THAM GIA VÀ THỤ HƯỞNG LỢI ÍCH

Diễn đàn Kinh tế số, xã hội số lần thứ I tập trung vào chủ đề mang nền rảng số đến với hộ gia đình. Đây là cách làm của Việt Nam trong thực hiện chuyển đổi số. Đó là mỗi gia đình, mỗi người dân được tiếp cận với công nghệ số và được tham gia và thụ hưởng lợi ích từ chuyển đổi số. Công nghệ số, các nền tảng số hiện diện trong từng hộ gia đình, mọi sinh hoạt hoạt của người dân.

Bộ trưởng khẳng định mục tiêu của phát triển kinh tế số là làm cho người dân giàu có hơn, mục tiêu phát triển của xã hội số là làm cho người dân hành phúc hơn nhờ công nghệ số. Các công nghệ số, nhất là trí tuệ nhân tạo phải được sử dụng đúng đắn, có đạo đức để hướng tới thực hiện những mục tiêu vì con người.

Toàn cảnh diễn đàn quốc gia về phát triển Kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất
Toàn cảnh diễn đàn quốc gia về phát triển Kinh tế số và xã hội số lần thứ nhất

Tại diễn đàn và các chuyên đề tập trung và các vấn đề: đổi mới sáng tạo là động lực cơ bản để phát triển kinh tế số; công nghiệp công nghệ số tạo ra các nền tảng cơ bản của kinh tế số; dữ liệu và AI tạo ra giá trị mới cơ bản của kinh tế số. Đây là dịp để các bộ ngành, doanh nghiệp, chuyên gia chia sẻ, trao đổi, thảo luận để tìm ra các giải pháp đột phá, nhằm đi nhanh hơn trên con đường phát triển kinh tế số và xã hội số để Việt Nam đạt được các mục tiêu chiến lược.

Chia sẻ tại diễn đàn, ông Toni Kristian Eliasz, chuyên gia cao cấp về kỹ thuật số, Ngân hàng Thế giới (WB), nhận xét kinh tế số đang tăng trưởng mạnh mẽ so với các ngành kinh tế khác. Việt Nam đang có nền tảng vững chắc để ứng dụng số với lượng người dùng Internet cao hơn so với trung bình thế giới, người dùng thiết bị di động 78,6% tương đồng với các quốc gia thu nhập trung bình cao. 

Chuyên gia WB khuyến nghị Việt Nam cần nghiên cứu thúc đẩy tri thức người dân với những kỹ năng ở cấp độ cao hơn như sử dụng máy tính với các chức năng cao cấp mà điện thoại di động không làm được. Đồng thời, đầu tư tương xứng với mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, khi triển khai cách mạng kỹ thuật số, cần đặt ra mục tiêu ban đầu, xác định hiện trạng, trọng tâm hiện tại và mục tiêu tương lai. Chuyên gia này đánh giá với xếp hạng 27/74 quốc gia về hạ tầng dữ liệu, Việt Nam có dư địa lớn để tiếp tục cải thiện về dữ liệu và hạ tầng dữ liệu.

Còn theo ông Matthieu François, chuyên gia kỹ thuật số McKinsey & Company, Việt Nam có tiềm năng lớn về kinh tế số và đang đi đúng hướng khi xây dựng nền kinh tế số để tăng cường mức độ đóng góp cho GDP trong thập kỷ tới.

Chuyên gia McKinsey & Company cho rằng Việt Nam tận dụng kinh tế số để tăng cường và cải thiện năng suất lao động thông qua số hóa và tự động hóa để duy trì cạnh tranh. Bên cạnh đó, cần tăng cường số lượng nhân tài qua hoạt động nâng cao năng lực, giáo dục đào tạo...

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho biết, giai đoạn vừa qua, cùng với cả nước, Nam Định đang đẩy mạnh phát triển kinh tế, tạo lập môi  trường đầu tư ngày càng thuận lợi, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông; xây dựng nông thôn mới đạt nhiều thành tựu nổi bật; xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số đạt kết quả tích cực; văn hóa xã hội được quan tâm phát triển, ngành Giáo dục và Đào tạo giữ vững thành tích nằm trong tốp đầu toàn quốc về chất lượng; an ninh chính trị, trật tự an toàn được giữ vững.

Ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.
Ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.

Qua Diễn đàn quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số lần đầu tiên, Nam Định mong muốn được trao đổi, chia sẻ với các tỉnh trong cả nước về kinh nghiệm cụ thể nhằm hoàn thiện những cơ chế, chiến lược thu hút, hỗ trợ để thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số của tỉnh, đóng góp vào sự phát triển chung của cả nước. Nam Định mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều hơn nữa trên các lĩnh vực, nhất là phát triển kinh tế số và xã hội số.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, tổng số lượng tải mới ứng dụng di động tháng 7/2023 đạt 339 triệu lượt, tăng 3% so với cùng kỳ tháng trước. Việt Nam xếp thứ 9 thế giới về tổng số lượt tải mới, chiếm gần 2,5% tổng số lượt tải toàn cầu. Tổng thời lượng người dùng điện thoại thông minh dành để truy cập các ứng dụng Việt Nam đạt khoảng 7,65 giờ/tháng/thuê bao, tổng số tài khoản hoạt động trên các ứng dụng di động Việt Nam đạt gần 500 triệu tài khoản.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con