Chuyện Formosa lên bàn Thường vụ Quốc hội
Tình hình du lịch hiện nay với 4 tỉnh miền Trung là đáng lo ngại
Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội Nguyễn Thuý Anh đã đề nghị cho biết thêm những vấn đề liên quan đến Formosa, ngoài vấn đề gây ô nhiễm môi trường biển, khi thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sáng 11/7.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời, hiện nay Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đang chạy thử nghiệm. Ở đây, có 6 nhà thầu nước ngoài, hầu hết đến từ Trung Quốc.
Theo Bộ trưởng, qua kiểm tra, có phát hiện 53 hành vi vi phạm về hành chính của Formosa từ thiết kế đến thi công và vận hành. Trong đó hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu.
Formosa đã thay đổi việc xử lý cốc từ khô (công nghệ thân thiện) sang ướt (phát tán nhiều khí thải). Họ tự ý sửa đổi, nhưng điều này không liên quan đến sự cố môi trường vừa qua, Bộ trưởng Hà nhấn mạnh.
Vẫn theo người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay hệ thống xử lý chất thải đang chạy thử với 1/4 công suất, khi chạy hết công suất thì hoàn toàn có thể xử lý được.
Ô nhiễm vừa qua là do sự cố, Formosa đã thừa nhận trách nhiệm, và Chính phủ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục hậu quả, ông Hà cho biết.
Liên quan đến vấn đề sử dụng lao động nước ngoài, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, kết quả cho thấy 70% lao động ở đây đã được cấp giấy phép.
Con số lao động luôn luôn biến động, hiện nay đang giao cho Hà Tĩnh cấp giấy phép và được thực hiện theo đúng quy định, ông Huân nói thêm.
Vẫn liên quan đến sự cố ô nhiễm biển 4 tỉnh miền Trung, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải băn khoăn khi chưa thấy báo cáo của Chính phủ đề cập đến giải pháp khắc phục những ảnh hưởng về du lịch.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng hồi âm, tình hình du lịch hiện nay với 4 tỉnh miền Trung là đáng lo ngại, tiêu thụ hải sản kém, du khách ít dám tắm biển.
Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng rất lớn đến 4 tỉnh, báo cáo của Chính phủ đúng là chưa nêu giải pháp, nhưng tuần này Chính phủ sẽ có cuộc họp bàn về phát triển du lịch giai đoạn tới, ông Dũng cho biết
Trong khi đó, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đồng tình với kiến nghị của Uỷ ban Kinh tế là cần rà soát, kiểm tra các nguồn thải của các khu vực sông, biển và đánh giá lại việc xử lý môi trường của các khu công nghiệp, các dự án dư luận quan tâm.
"Thực trạng có nhiều bản đánh giá tác động môi trường rất kém, thậm chí dư luận phản ánh là nhiều dự án này đi copy của dự án khác", bà Nga nhìn nhận.
Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hà Ngọc Chiến đề nghị, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan trong phê duyệt, thẩm định dự án của Formosa. Vì theo ông, đây là dự án được phê duyệt rất nhanh, cả chủ trương và đánh giá tác động môi trường, các yêu sách cũng được đáp ứng rất nhanh, và sau đó thảm hoạ xảy ra cũng rất nhanh.
"Một dự án rất lớn, được cấp phép 70 năm trên địa bàn nhạy cảm, thì thẩm quyền cấp phép thuộc cấp nào, có nên đưa vào danh mục công trình trọng điểm của quốc gia không? Tới đây có nên điều chỉnh quy mô và điều chỉnh ưu đãi không?", ông Chiến đặt vấn đề.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời, hiện nay Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đang chạy thử nghiệm. Ở đây, có 6 nhà thầu nước ngoài, hầu hết đến từ Trung Quốc.
Theo Bộ trưởng, qua kiểm tra, có phát hiện 53 hành vi vi phạm về hành chính của Formosa từ thiết kế đến thi công và vận hành. Trong đó hệ thống xử lý nước thải chưa đáp ứng yêu cầu.
Formosa đã thay đổi việc xử lý cốc từ khô (công nghệ thân thiện) sang ướt (phát tán nhiều khí thải). Họ tự ý sửa đổi, nhưng điều này không liên quan đến sự cố môi trường vừa qua, Bộ trưởng Hà nhấn mạnh.
Vẫn theo người đứng đầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện nay hệ thống xử lý chất thải đang chạy thử với 1/4 công suất, khi chạy hết công suất thì hoàn toàn có thể xử lý được.
Ô nhiễm vừa qua là do sự cố, Formosa đã thừa nhận trách nhiệm, và Chính phủ đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để khắc phục hậu quả, ông Hà cho biết.
Liên quan đến vấn đề sử dụng lao động nước ngoài, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra, kết quả cho thấy 70% lao động ở đây đã được cấp giấy phép.
Con số lao động luôn luôn biến động, hiện nay đang giao cho Hà Tĩnh cấp giấy phép và được thực hiện theo đúng quy định, ông Huân nói thêm.
Vẫn liên quan đến sự cố ô nhiễm biển 4 tỉnh miền Trung, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Thanh Hải băn khoăn khi chưa thấy báo cáo của Chính phủ đề cập đến giải pháp khắc phục những ảnh hưởng về du lịch.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng hồi âm, tình hình du lịch hiện nay với 4 tỉnh miền Trung là đáng lo ngại, tiêu thụ hải sản kém, du khách ít dám tắm biển.
Ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng rất lớn đến 4 tỉnh, báo cáo của Chính phủ đúng là chưa nêu giải pháp, nhưng tuần này Chính phủ sẽ có cuộc họp bàn về phát triển du lịch giai đoạn tới, ông Dũng cho biết
Trong khi đó, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đồng tình với kiến nghị của Uỷ ban Kinh tế là cần rà soát, kiểm tra các nguồn thải của các khu vực sông, biển và đánh giá lại việc xử lý môi trường của các khu công nghiệp, các dự án dư luận quan tâm.
"Thực trạng có nhiều bản đánh giá tác động môi trường rất kém, thậm chí dư luận phản ánh là nhiều dự án này đi copy của dự án khác", bà Nga nhìn nhận.
Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hà Ngọc Chiến đề nghị, cần làm rõ nguyên nhân chủ quan trong phê duyệt, thẩm định dự án của Formosa. Vì theo ông, đây là dự án được phê duyệt rất nhanh, cả chủ trương và đánh giá tác động môi trường, các yêu sách cũng được đáp ứng rất nhanh, và sau đó thảm hoạ xảy ra cũng rất nhanh.
"Một dự án rất lớn, được cấp phép 70 năm trên địa bàn nhạy cảm, thì thẩm quyền cấp phép thuộc cấp nào, có nên đưa vào danh mục công trình trọng điểm của quốc gia không? Tới đây có nên điều chỉnh quy mô và điều chỉnh ưu đãi không?", ông Chiến đặt vấn đề.