Thái Lan cố giữ ổn định kinh tế sau khi vua qua đời
Việc nhà vua qua đời chưa ảnh hưởng gì đến công việc kinh doanh của nhiều doanh nghiệp nước ngoài
Hôm 14/10 tại Thái Lan, một ngày sau khi thông tin nhà vua Bhumibol Adulyadej băng hà, các tổ chức tài chính, công ty bán lẻ và dịch vụ mở cửa hoạt động bình thường. Thị trường chứng khoán vẫn mở cửa, chỉ số SET của thị trường chứng khoán Thái Lan chốt phiên tăng 4,6%. Đồng Bath vẫn tăng giá.
Chính phủ và nhiều chủ doanh nghiệp Thái Lan đã cùng nỗ lực để nền kinh tế vận hành bình thường, dù tâm lý tiếc thương trong dân chúng tăng cao sau khi nhà vua qua đời, theo nội dung bài bình luận mới được Nikkei Asian Review đăng tải.
Đại diện nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Thái Lan cho biết đến giờ, việc nhà vua qua đời chưa ảnh hưởng gì đến công việc kinh doanh của họ. Toyota vẫn vận hành 3 nhà máy tại Thái Lan. Gần như toàn bộ 200 nhà cung cấp cấp 1 của Toyota vẫn duy trì hoạt động, Toyota cho biết sẽ vẫn thực hiện đầy đủ các mục tiêu xuất khẩu.
Giám đốc điều hành Denso International Asia, ông Masao Suematsu, cũng từng nghĩ sẽ phải ngưng hoạt động công ty trong ít ngày, nhưng sau khi được các đối tác Thái Lan công bố họ sẽ vẫn làm việc, ông đã quyết định không nghỉ ngày làm việc nào.
“Tôi cảm nhận được rất rõ ràng quyết tâm muốn nền kinh tế tiếp tục vận hành của Chính phủ Thái Lan, dù có điều không may đã xảy ra”, ông Masao Suematsu nói.
Canon Thái Lan tạm ngưng hoạt động tại 3 nhà máy sản xuất máy photocopy cũng như nhiều sản phẩm khác trong ngày 14/10 để tỏ lòng tôn kính nhà vua, nhưng đến ngày 15/10 đã hoạt động trở lại. Kế hoạch giao hàng cho đối tác vì vậy không chịu gián đoạn. Ban điều hành của Canon cho biết họ “thở phào” nhẹ nhõm.
Nhiều hãng ôtô, công ty điện tử và nhà sản xuất lớn của thế giới đang có nhà máy tại Thái Lan, trong đó ước tính khoảng 4.500 doanh nghiệp Nhật và ngoài ra còn hàng nghìn doanh nghiệp các nước khác. Sản phẩm từ Thái Lan xuất đi khắp thế giới.
Những tháng gần đây, khi sức khỏe nhà vua Thái Lan bắt đầu diễn biến xấu, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã tỏ ra lo lắng về khả năng hoạt động của thị trường tài chính và doanh nghiệp nước ngoài tại Thái Lan sẽ bị gián đoạn, dẫn đến xáo trộn trong hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu, giống như những gì đã xảy ra sau trận lụt năm 2011. Nhưng khả năng đó đến giờ vẫn chưa xảy ra.
Năm 2014, Thái Lan từng trải qua cuộc khủng hoảng chính trị. Cùng năm đó, kinh tế suy giảm 0,8%, tiêu dùng và đầu tư cá nhân sụt giảm mạnh. Tuy vậy, kinh tế Thái Lan đã hồi phục và tăng trưởng ước đạt từ 3 đến 3,5% trong năm 2016.
Song dù đã phục hồi, nhưng sẽ còn lâu để Thái Lan lấy lại tốc độ tăng trưởng kinh tế 5% mà nước này từng có trong khoảng thời gian dài trước khi các bất ổn chính trị xảy ra.
Chính phủ Thái Lan đang cố gắng chuyển dịch trọng tâm nền kinh tế từ những ngành thâm dụng lao động lên những ngành sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Trong năm ngoái, nước này đã đặt mục tiêu phát triển 10 ngành mũi nhọn, trong đó bao gồm công nghệ robot và kỹ thuật hàng không, cùng với đó là chương trình miễn giảm thuế đến 8 năm cho những doanh nghiệp mang công nghệ cao đến Thái Lan để khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Thái Lan nhờ hàng loạt các biện pháp hỗ trợ trên. 8 tháng đầu năm nay, số hồ sơ xin cấp phép đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Thái Lan đã tăng đến 3 lần.
Chính phủ và nhiều chủ doanh nghiệp Thái Lan đã cùng nỗ lực để nền kinh tế vận hành bình thường, dù tâm lý tiếc thương trong dân chúng tăng cao sau khi nhà vua qua đời, theo nội dung bài bình luận mới được Nikkei Asian Review đăng tải.
Đại diện nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Thái Lan cho biết đến giờ, việc nhà vua qua đời chưa ảnh hưởng gì đến công việc kinh doanh của họ. Toyota vẫn vận hành 3 nhà máy tại Thái Lan. Gần như toàn bộ 200 nhà cung cấp cấp 1 của Toyota vẫn duy trì hoạt động, Toyota cho biết sẽ vẫn thực hiện đầy đủ các mục tiêu xuất khẩu.
Giám đốc điều hành Denso International Asia, ông Masao Suematsu, cũng từng nghĩ sẽ phải ngưng hoạt động công ty trong ít ngày, nhưng sau khi được các đối tác Thái Lan công bố họ sẽ vẫn làm việc, ông đã quyết định không nghỉ ngày làm việc nào.
“Tôi cảm nhận được rất rõ ràng quyết tâm muốn nền kinh tế tiếp tục vận hành của Chính phủ Thái Lan, dù có điều không may đã xảy ra”, ông Masao Suematsu nói.
Canon Thái Lan tạm ngưng hoạt động tại 3 nhà máy sản xuất máy photocopy cũng như nhiều sản phẩm khác trong ngày 14/10 để tỏ lòng tôn kính nhà vua, nhưng đến ngày 15/10 đã hoạt động trở lại. Kế hoạch giao hàng cho đối tác vì vậy không chịu gián đoạn. Ban điều hành của Canon cho biết họ “thở phào” nhẹ nhõm.
Nhiều hãng ôtô, công ty điện tử và nhà sản xuất lớn của thế giới đang có nhà máy tại Thái Lan, trong đó ước tính khoảng 4.500 doanh nghiệp Nhật và ngoài ra còn hàng nghìn doanh nghiệp các nước khác. Sản phẩm từ Thái Lan xuất đi khắp thế giới.
Những tháng gần đây, khi sức khỏe nhà vua Thái Lan bắt đầu diễn biến xấu, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đã tỏ ra lo lắng về khả năng hoạt động của thị trường tài chính và doanh nghiệp nước ngoài tại Thái Lan sẽ bị gián đoạn, dẫn đến xáo trộn trong hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu, giống như những gì đã xảy ra sau trận lụt năm 2011. Nhưng khả năng đó đến giờ vẫn chưa xảy ra.
Năm 2014, Thái Lan từng trải qua cuộc khủng hoảng chính trị. Cùng năm đó, kinh tế suy giảm 0,8%, tiêu dùng và đầu tư cá nhân sụt giảm mạnh. Tuy vậy, kinh tế Thái Lan đã hồi phục và tăng trưởng ước đạt từ 3 đến 3,5% trong năm 2016.
Song dù đã phục hồi, nhưng sẽ còn lâu để Thái Lan lấy lại tốc độ tăng trưởng kinh tế 5% mà nước này từng có trong khoảng thời gian dài trước khi các bất ổn chính trị xảy ra.
Chính phủ Thái Lan đang cố gắng chuyển dịch trọng tâm nền kinh tế từ những ngành thâm dụng lao động lên những ngành sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Trong năm ngoái, nước này đã đặt mục tiêu phát triển 10 ngành mũi nhọn, trong đó bao gồm công nghệ robot và kỹ thuật hàng không, cùng với đó là chương trình miễn giảm thuế đến 8 năm cho những doanh nghiệp mang công nghệ cao đến Thái Lan để khuyến khích đầu tư nước ngoài.
Đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Thái Lan nhờ hàng loạt các biện pháp hỗ trợ trên. 8 tháng đầu năm nay, số hồ sơ xin cấp phép đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Thái Lan đã tăng đến 3 lần.