Tháng 10 sẽ công bố số liệu nhà, đất công
Những số liệu chính thức về tài sản tại các cơ quan nhà nước sẽ được công bố vào tháng 10 tới
Dự kiến vào tháng 10 tới, Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) sẽ công bố báo cáo chính thức về tài sản Nhà nước tại các cơ quan trung ương, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan địa phương.
Thông tin trên vừa được Cục trưởng Phạm Đình Cường khẳng định với VnEconomy.
Ông Cường cho biết, hiện số liệu cơ bản về số lượng và giá trị tài sản Nhà nước đang được cơ quan này cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu, sau đó sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu trước khi công bố chính thức và báo cáo trước Quốc hội vào kỳ họp tới đây.
Thống kê sơ bộ cho thấy, tính đến cuối tháng 6/2010, tổng giá trị tài sản Nhà nước đã đăng ký tại các đơn vị trên là 1.186.797 tỷ đồng, trong đó có đến 82% tài sản là đất xây khuôn viên trụ sở, 15% là nhà, 2% là ôtô và 1% là tài sản khác có giá trị trên 500 triệu đồng.
Tổng khuôn viên, trụ sở mà các cơ quan Trung ương và địa phương đang nắm giữ hiện nay là trên 81.000 khuôn viên trụ sở, với tổng diện tích trên 2,2 tỷ m2, tổng giá trị hơn 985.000 tỷ đồng.
Trong đó, các cơ quan địa phương sở hữu tới 72.205 khuôn viên, có tổng diện tích khoảng 2.100.782.113 m2, giá trị khoảng 789.513 tỷ đồng. Nếu tính cả một số tài sản khác như ôtô, tài sản trên đất... thì các cơ quan địa phương hiện nắm giữ đến 80% tài sản Nhà nước, trong khi các cơ quan Trung ương chỉ giữ 20%.
Về tài sản là nhà, hiện các cơ quan Trung ương đang nắm giữ 21.731 ngôi, có diện tích khoảng 20.151.335 m2 với giá trị ban đầu khoảng 25.762 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị còn lại chỉ khoảng 1.321 tỷ đồng.
Trong khi đó, các địa phương đang nắm giữ khoảng 164.597 căn nhà, diện tích hơn 75 triệu m2, với giá trị ban đầu khoảng 136.790 tỷ đồng, giá trị còn lại khoảng 91.344 tỷ đồng.
Theo ông Cường, những con số trên mới chỉ là những số liệu do hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ Tài chính tự động cập nhật, Cục chưa kiểm tra và đối chiếu lại. Song, ông Cường cho biết, về cơ bản trong cơ cấu tài sản thì đất vẫn chiếm giá trị cao nhất.
Cũng theo Cục trưởng Phạm Đình Cường, số liệu trên là do hệ thống cơ sở dữ liệu tự cập nhật nên có nhiều số liệu về nhà, đất cần phải hiệu đính lại. Chẳng hạn như công trình là sân vận động là công trình nhà, đất đang sử dụng, song trên hệ thống thường lại xác định đây là diện tích đất trống.
Ngoài ra, theo ông Cường, thống kê ban đầu cho thấy, tài sản là nhà, đất thuộc sở hữu của các cơ quan Trung ương cũng chiếm tỷ lệ khá cao, không thấp như một số cơ quan thông tin đã đăng tải.
Thông tin trên vừa được Cục trưởng Phạm Đình Cường khẳng định với VnEconomy.
Ông Cường cho biết, hiện số liệu cơ bản về số lượng và giá trị tài sản Nhà nước đang được cơ quan này cập nhật vào hệ thống cơ sở dữ liệu, sau đó sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu trước khi công bố chính thức và báo cáo trước Quốc hội vào kỳ họp tới đây.
Thống kê sơ bộ cho thấy, tính đến cuối tháng 6/2010, tổng giá trị tài sản Nhà nước đã đăng ký tại các đơn vị trên là 1.186.797 tỷ đồng, trong đó có đến 82% tài sản là đất xây khuôn viên trụ sở, 15% là nhà, 2% là ôtô và 1% là tài sản khác có giá trị trên 500 triệu đồng.
Tổng khuôn viên, trụ sở mà các cơ quan Trung ương và địa phương đang nắm giữ hiện nay là trên 81.000 khuôn viên trụ sở, với tổng diện tích trên 2,2 tỷ m2, tổng giá trị hơn 985.000 tỷ đồng.
Trong đó, các cơ quan địa phương sở hữu tới 72.205 khuôn viên, có tổng diện tích khoảng 2.100.782.113 m2, giá trị khoảng 789.513 tỷ đồng. Nếu tính cả một số tài sản khác như ôtô, tài sản trên đất... thì các cơ quan địa phương hiện nắm giữ đến 80% tài sản Nhà nước, trong khi các cơ quan Trung ương chỉ giữ 20%.
Về tài sản là nhà, hiện các cơ quan Trung ương đang nắm giữ 21.731 ngôi, có diện tích khoảng 20.151.335 m2 với giá trị ban đầu khoảng 25.762 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá trị còn lại chỉ khoảng 1.321 tỷ đồng.
Trong khi đó, các địa phương đang nắm giữ khoảng 164.597 căn nhà, diện tích hơn 75 triệu m2, với giá trị ban đầu khoảng 136.790 tỷ đồng, giá trị còn lại khoảng 91.344 tỷ đồng.
Theo ông Cường, những con số trên mới chỉ là những số liệu do hệ thống cơ sở dữ liệu của Bộ Tài chính tự động cập nhật, Cục chưa kiểm tra và đối chiếu lại. Song, ông Cường cho biết, về cơ bản trong cơ cấu tài sản thì đất vẫn chiếm giá trị cao nhất.
Cũng theo Cục trưởng Phạm Đình Cường, số liệu trên là do hệ thống cơ sở dữ liệu tự cập nhật nên có nhiều số liệu về nhà, đất cần phải hiệu đính lại. Chẳng hạn như công trình là sân vận động là công trình nhà, đất đang sử dụng, song trên hệ thống thường lại xác định đây là diện tích đất trống.
Ngoài ra, theo ông Cường, thống kê ban đầu cho thấy, tài sản là nhà, đất thuộc sở hữu của các cơ quan Trung ương cũng chiếm tỷ lệ khá cao, không thấp như một số cơ quan thông tin đã đăng tải.