Thanh tra đánh giá thế nào về HDBank hậu sáp nhập?
Đại diện cơ quan thanh tra giám sát đánh giá HDBank, một năm sau khi sáp nhập DaiABank
Cuối tuần qua, Ngân hàng Phát triển Tp.HCM (HDBank) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2015. Tình hình hoạt động của ngân hàng này được phân tích cụ thể tại đại hội.
Theo báo cáo của Hội đồng Quản trị, đến 31/12/2014, tổng tài sản của HDBank đạt 99.525 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2013; tổng vốn huy động 88.682 tỷ đồng, tăng 16%; tổng dư nợ 54.146 tỷ đồng, tăng 10%; nợ xấu kiểm soát ở mức 1,4%; lợi nhuận trước thuế 700 tỷ đồng; ROA ở mức 0,6% và ROE 6,9%.
Sau khi sáp nhập Ngân hàng Đại Á (DaiABank) và mua lại Công ty Tài chính Việt SVGF, HDBank đã có sự phát triển mạnh về tổ chức và mạng lưới. Kết thúc năm 2014, ngân hàng này đã có 220 điểm giao dịch là các chi nhánh, phòng giao dịch và hơn 3.000 điểm giới thiệu dịch vụ của HD Finance tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Đáng chú ý, tại đại hội trên, ông Nguyễn Văn Dũng, Cục trưởng Cục Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM, đã đưa ra những nhận xét cơ bản về tình hình hoạt động của HDBank một năm sau khi sáp nhập DaiABank.
Ông Dũng cho biết, kết thúc năm 2014, nếu xét về tăng trưởng, HDBank đã vươn lên đứng thứ 5/14 ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở tại Tp.HCM. Trong số các ngân hàng có hội sở tại đây, HDBank là 1 trong 5 ngân hàng có chỉ số hoạt động tốt nhất và xếp thứ 3/14 các ngân hàng chia cổ tức cao nhất.
Cũng theo Cục trưởng Nguyễn Văn Dũng, HDBank có những nét nổi bật so với thị trường trong năm qua. Đó là thực thi tốt đề án tái cấu trúc. Năng lực quản trị điều hành đã được nâng cao, tạo nền tảng cho một giai đoạn mới sau 25 năm có mặt trên thị trường. Việc Ngân hàng Nhà nước cho phép chia cổ tức với tỷ lệ 5% được ông Dũng nhấn mạnh ở cơ sở là HDBank đã đảm bảo được các chỉ tiêu an toàn hoạt động.
Tại đại hội, Hội đồng Quản trị HDBank cũng đã trình các cổ đông thông qua chiến lược tái cấu trúc với các biện pháp hội nhập vào thị trường quốc tế, tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược nước ngoài mà HDBank đang có là Credit Saison và Hyakygo Bank.
Bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị cho biết, thời gian qua đã có các nhà đầu tư Mỹ, Nhật, Đông Âu, châu Á đặt vấn đề mong muốn hợp tác với HDBank. Nhưng việc tìm kiếm đối tác phải phù hợp với mục tiêu của cả hai bên.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Quản trị HDBank cho biết thêm, các đối tác đã đặt vấn đề với HDBank đều là đối tác lớn, đều nhìn thấy sức bật và khả năng đón nhận mọi cơ hội kinh doanh, cơ hội phát triển trên thị trường bán lẻ, tài chính tiêu dùng… cũng như khả năng đổi mới, tăng trưởng của ngân hàng.
Theo báo cáo của Hội đồng Quản trị, đến 31/12/2014, tổng tài sản của HDBank đạt 99.525 tỷ đồng, tăng 15,4% so với năm 2013; tổng vốn huy động 88.682 tỷ đồng, tăng 16%; tổng dư nợ 54.146 tỷ đồng, tăng 10%; nợ xấu kiểm soát ở mức 1,4%; lợi nhuận trước thuế 700 tỷ đồng; ROA ở mức 0,6% và ROE 6,9%.
Sau khi sáp nhập Ngân hàng Đại Á (DaiABank) và mua lại Công ty Tài chính Việt SVGF, HDBank đã có sự phát triển mạnh về tổ chức và mạng lưới. Kết thúc năm 2014, ngân hàng này đã có 220 điểm giao dịch là các chi nhánh, phòng giao dịch và hơn 3.000 điểm giới thiệu dịch vụ của HD Finance tại các tỉnh, thành phố trên cả nước.
Đáng chú ý, tại đại hội trên, ông Nguyễn Văn Dũng, Cục trưởng Cục Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp.HCM, đã đưa ra những nhận xét cơ bản về tình hình hoạt động của HDBank một năm sau khi sáp nhập DaiABank.
Ông Dũng cho biết, kết thúc năm 2014, nếu xét về tăng trưởng, HDBank đã vươn lên đứng thứ 5/14 ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở tại Tp.HCM. Trong số các ngân hàng có hội sở tại đây, HDBank là 1 trong 5 ngân hàng có chỉ số hoạt động tốt nhất và xếp thứ 3/14 các ngân hàng chia cổ tức cao nhất.
Cũng theo Cục trưởng Nguyễn Văn Dũng, HDBank có những nét nổi bật so với thị trường trong năm qua. Đó là thực thi tốt đề án tái cấu trúc. Năng lực quản trị điều hành đã được nâng cao, tạo nền tảng cho một giai đoạn mới sau 25 năm có mặt trên thị trường. Việc Ngân hàng Nhà nước cho phép chia cổ tức với tỷ lệ 5% được ông Dũng nhấn mạnh ở cơ sở là HDBank đã đảm bảo được các chỉ tiêu an toàn hoạt động.
Tại đại hội, Hội đồng Quản trị HDBank cũng đã trình các cổ đông thông qua chiến lược tái cấu trúc với các biện pháp hội nhập vào thị trường quốc tế, tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược nước ngoài mà HDBank đang có là Credit Saison và Hyakygo Bank.
Bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị cho biết, thời gian qua đã có các nhà đầu tư Mỹ, Nhật, Đông Âu, châu Á đặt vấn đề mong muốn hợp tác với HDBank. Nhưng việc tìm kiếm đối tác phải phù hợp với mục tiêu của cả hai bên.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Quản trị HDBank cho biết thêm, các đối tác đã đặt vấn đề với HDBank đều là đối tác lớn, đều nhìn thấy sức bật và khả năng đón nhận mọi cơ hội kinh doanh, cơ hội phát triển trên thị trường bán lẻ, tài chính tiêu dùng… cũng như khả năng đổi mới, tăng trưởng của ngân hàng.