Thấy gì từ chuyến đi Đông Nam Á của Thủ tướng Nhật?
Chính phủ Nhật Bản đang tích cực khuyến khích các doanh nghiệp nước này chuyển hướng đầu tư vào Đông Nam Á
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa có chuyến thăm tới 3 nước Đông Nam Á bao gồm Malaysia, Philippines và Singapore. Chuyến thăm này của ông Abe được cho là nhằm tăng cường ảnh hưởng của Nhật tại khu vực Đông Nam Á - nơi đang diễn ra cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc - cả về kinh tế, quân sự và ngoại giao.
Sau cuộc gặp gỡ diễn ra vào ngày thứ Sáu với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, ông Abe tuyên bố, Nhật Bản và Đông Nam Á nhất trí về sự cần thiết phải “đảm bảo rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương được cai trị bởi luật pháp, thay vì sự áp đặt và đe dọa”.
Tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông là một chủ đề quan trọng trong chuyến thăm này của người đứng đầu Chính phủ Nhật. Tại đảo quốc sư tử, ông Abe đã gặp gỡ với Phó tổng thống Mỹ Joe Biden, người cũng vừa có chuyến thăm tới đây. Ông Abe và ông Biden đã có cuộc gặp vào ngày thứ Sáu để thảo luận về tình trạng mối quan hệ giữa Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.
Vào ngày thứ Bảy, khi ông Abe tới thăm Philippines, hai bên đã ra tuyên bố sẽ tăng cường quan hệ hợp tác hàng hải. Tại Manila, ông Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Ông và Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã đàm phán các vấn đề hợp tác kinh tế và an ninh hàng hải. Tại cuộc họp báo sau hội đàm, Tổng thống Aquino cho biết, hai nhà lãnh đạo cho biết đã cùng nhau xem lại những thác thức an ninh trong khu vực và cam kết sẽ có những hành động phù hợp.
“Chúng tôi tin có thể đạt được điều đó bằng cách tuân thủ luật pháp trong các vấn đề quốc tế. Bằng cách tìm kiếm các giải pháp phù hợp luật pháp và hòa bình đối với các tranh chấp lãnh thổ cũng như những mối quan ngại về hàng hải, chúng tôi có thể tạo ra một môi trường an ninh và ổn định cho sự phát triển nói chung trong khu vực”, ông Aquino nói.
Về phần mình, ông Abe khẳng định: “Đối với Nhật Bản, Philippines là một đối tác chiến lược có chung những giá trị cốt lõi và nhiều lợi ích chiến lược”.
Đặc biệt, trong chuyến thăm, Nhật Bản đã cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần dương để trang bị cho lực lượng tuần tra bờ biển của nước này. Đây là một phần trong chương trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Tokyo dành cho Manila.
Một điểm chung giữa Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á là cùng có tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc. Mấy tháng gần đây, Bắc Kinh đã tăng cường các hoạt động tuần tra quân sự và bán quân sự trên Biển Đông, nơi hơn một nửa giá trị hàng hóa trong thương mại toàn cầu đi qua hàng năm.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, cùng tất cả các thành viên còn lại trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng tuyên bố chủ quyền đối với các phần của vùng biển này. Hiện Philippines đã đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa nước này với Trung Quốc lên tòa án quốc tế.
Trung Quốc và Nhật Bản thì tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông. Trước khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cách đây hơn 1 tuần, ông Abe đã có chuyến bay 1.200 dặm tới một hòn đảo nằm ở tận cùng khu vực tranh chấp với Trung Quốc để thể hiện quyết tâm sẽ bảo vệ lãnh thổ đất nước.
Mới chỉ nhậm chức Thủ tướng Nhật được 7 tháng nhưng đến nay, ông Abe đã có 3 lần công du Đông Nam Á. Theo đánh giá của giới quan sát quốc tế, mục tiêu của ông Abe trong những chuyến thăm này là tăng cường vị thế của Tokyo tại Đông Nam Á, theo đó hạn chế ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh về mọi mặt tại khu vực này.
Khi tới Malaysia trong chuyến thăm lần này, ông Abe tuyên bố Nhật đã đồng ý cung cấp cho Kuala Lumpur công nghệ cần thiết để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối liền Singapore với thủ đô của Malaysia. Ngoài ra, trong cuộc hội đàm giữa ông Abe người đồng cấp Malaysia Najib Razak, hai bên còn cam kết sẽ hợp tác trong các lĩnh vực khác như tài chính và an ninh ở eo biển Malacca, nơi cướp biển hoạt động mạnh nhiều năm qua. Hơn 85% lượng dầu thô của Nhật Bản nhập từ Trung Đông đi qua eo biển này.
Tuyên bố trước báo giới tại Tokyo hôm 25/7 trước khi bắt đầu chuyến công du, ông Abe cho biết: “Nhật Bản hy vọng tranh thủ được sự năng động của Đông Nam Á để khôi phục nền kinh tế”.
Phát biểu với hãng thông tấn AFP, ông Toru Nishihama, chuyên gia kinh tế thuộc viện nghiên cứu Dai-Ichi Life cho biết, Chính phủ Nhật Bản đang tích cực khuyến khích các doanh nghiệp nước này chuyển hướng đầu tư vào Đông Nam Á. Theo chuyên gia này, đầu tư vào Đông Nam Á đang ngày càng hấp dẫn đối với các công ty Nhật Bản, nhờ vào các khoản hỗ trợ tài chính của Tokyo.
Lý giải về xu hướng đầu tư này của các công ty Nhật, ông Nishihama cho biết, doanh nghiệp Nhật đang tìm kiếm các điểm đến khác thay cho Trung Quốc, nơi họ cho là không còn an toàn vì tranh chấp lãnh thổ Nhật-Trung trên biển Hoa Đông. Các công ty Nhật Bản hiện diện rất đông ở Trung Quốc, nhưng do lo ngại những rủi ro tiềm tàng, họ không muốn tái đầu tư vào đây. Thực tế này càng rõ khi chi phí sản xuất không ở Trung Quốc gia tăng.
“Xu hướng này sẽ tiếp tục trong 5-10 năm tới”, ông Nishihama nói.
Trong chuyến thăm Myanmar vào tháng 5 vừa rồi, Thủ tướng Nhật Bản Abe được tháp tùng bởi một đoàn đại diện 40 doanh nghiệp Nhật. Trong chuyến thăm này, ông Abe xóa nợ cho Myanmar số tiền 1,8 tỷ USD, đồng thời tuyên bố tài trợ không hoàn lại cho nước này hàng trăm triệu USD.
Gần đây, các ngân hàng lớn của Nhật đã mạnh tay chi tiền để thâu tóm cổ phần trong các ngân hàng ở Đông Nam Á, trong đó có vụ Mitsubishi UFJ chi 437 triệu USD mua cổ phần ngân hàng VietinBank của Việt Nam. Hãng xe lớn nhất Nhật Bản Toyota thì chuẩn bị xây nhà máy động cơ thứ hai ở Indonesia, sau khi đã có 2 nhà máy lắp ráp xe hơi ở đây.
Sau cuộc gặp gỡ diễn ra vào ngày thứ Sáu với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, ông Abe tuyên bố, Nhật Bản và Đông Nam Á nhất trí về sự cần thiết phải “đảm bảo rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương được cai trị bởi luật pháp, thay vì sự áp đặt và đe dọa”.
Tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông là một chủ đề quan trọng trong chuyến thăm này của người đứng đầu Chính phủ Nhật. Tại đảo quốc sư tử, ông Abe đã gặp gỡ với Phó tổng thống Mỹ Joe Biden, người cũng vừa có chuyến thăm tới đây. Ông Abe và ông Biden đã có cuộc gặp vào ngày thứ Sáu để thảo luận về tình trạng mối quan hệ giữa Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á.
Vào ngày thứ Bảy, khi ông Abe tới thăm Philippines, hai bên đã ra tuyên bố sẽ tăng cường quan hệ hợp tác hàng hải. Tại Manila, ông Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ tiếp tục duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. Ông và Tổng thống Philippines Benigno Aquino III đã đàm phán các vấn đề hợp tác kinh tế và an ninh hàng hải. Tại cuộc họp báo sau hội đàm, Tổng thống Aquino cho biết, hai nhà lãnh đạo cho biết đã cùng nhau xem lại những thác thức an ninh trong khu vực và cam kết sẽ có những hành động phù hợp.
“Chúng tôi tin có thể đạt được điều đó bằng cách tuân thủ luật pháp trong các vấn đề quốc tế. Bằng cách tìm kiếm các giải pháp phù hợp luật pháp và hòa bình đối với các tranh chấp lãnh thổ cũng như những mối quan ngại về hàng hải, chúng tôi có thể tạo ra một môi trường an ninh và ổn định cho sự phát triển nói chung trong khu vực”, ông Aquino nói.
Về phần mình, ông Abe khẳng định: “Đối với Nhật Bản, Philippines là một đối tác chiến lược có chung những giá trị cốt lõi và nhiều lợi ích chiến lược”.
Đặc biệt, trong chuyến thăm, Nhật Bản đã cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần dương để trang bị cho lực lượng tuần tra bờ biển của nước này. Đây là một phần trong chương trình hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Tokyo dành cho Manila.
Một điểm chung giữa Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á là cùng có tranh chấp lãnh thổ trên biển với Trung Quốc. Mấy tháng gần đây, Bắc Kinh đã tăng cường các hoạt động tuần tra quân sự và bán quân sự trên Biển Đông, nơi hơn một nửa giá trị hàng hóa trong thương mại toàn cầu đi qua hàng năm.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ Biển Đông. Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, cùng tất cả các thành viên còn lại trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng tuyên bố chủ quyền đối với các phần của vùng biển này. Hiện Philippines đã đưa vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông giữa nước này với Trung Quốc lên tòa án quốc tế.
Trung Quốc và Nhật Bản thì tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Đông. Trước khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử cách đây hơn 1 tuần, ông Abe đã có chuyến bay 1.200 dặm tới một hòn đảo nằm ở tận cùng khu vực tranh chấp với Trung Quốc để thể hiện quyết tâm sẽ bảo vệ lãnh thổ đất nước.
Mới chỉ nhậm chức Thủ tướng Nhật được 7 tháng nhưng đến nay, ông Abe đã có 3 lần công du Đông Nam Á. Theo đánh giá của giới quan sát quốc tế, mục tiêu của ông Abe trong những chuyến thăm này là tăng cường vị thế của Tokyo tại Đông Nam Á, theo đó hạn chế ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh về mọi mặt tại khu vực này.
Khi tới Malaysia trong chuyến thăm lần này, ông Abe tuyên bố Nhật đã đồng ý cung cấp cho Kuala Lumpur công nghệ cần thiết để xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối liền Singapore với thủ đô của Malaysia. Ngoài ra, trong cuộc hội đàm giữa ông Abe người đồng cấp Malaysia Najib Razak, hai bên còn cam kết sẽ hợp tác trong các lĩnh vực khác như tài chính và an ninh ở eo biển Malacca, nơi cướp biển hoạt động mạnh nhiều năm qua. Hơn 85% lượng dầu thô của Nhật Bản nhập từ Trung Đông đi qua eo biển này.
Tuyên bố trước báo giới tại Tokyo hôm 25/7 trước khi bắt đầu chuyến công du, ông Abe cho biết: “Nhật Bản hy vọng tranh thủ được sự năng động của Đông Nam Á để khôi phục nền kinh tế”.
Phát biểu với hãng thông tấn AFP, ông Toru Nishihama, chuyên gia kinh tế thuộc viện nghiên cứu Dai-Ichi Life cho biết, Chính phủ Nhật Bản đang tích cực khuyến khích các doanh nghiệp nước này chuyển hướng đầu tư vào Đông Nam Á. Theo chuyên gia này, đầu tư vào Đông Nam Á đang ngày càng hấp dẫn đối với các công ty Nhật Bản, nhờ vào các khoản hỗ trợ tài chính của Tokyo.
Lý giải về xu hướng đầu tư này của các công ty Nhật, ông Nishihama cho biết, doanh nghiệp Nhật đang tìm kiếm các điểm đến khác thay cho Trung Quốc, nơi họ cho là không còn an toàn vì tranh chấp lãnh thổ Nhật-Trung trên biển Hoa Đông. Các công ty Nhật Bản hiện diện rất đông ở Trung Quốc, nhưng do lo ngại những rủi ro tiềm tàng, họ không muốn tái đầu tư vào đây. Thực tế này càng rõ khi chi phí sản xuất không ở Trung Quốc gia tăng.
“Xu hướng này sẽ tiếp tục trong 5-10 năm tới”, ông Nishihama nói.
Trong chuyến thăm Myanmar vào tháng 5 vừa rồi, Thủ tướng Nhật Bản Abe được tháp tùng bởi một đoàn đại diện 40 doanh nghiệp Nhật. Trong chuyến thăm này, ông Abe xóa nợ cho Myanmar số tiền 1,8 tỷ USD, đồng thời tuyên bố tài trợ không hoàn lại cho nước này hàng trăm triệu USD.
Gần đây, các ngân hàng lớn của Nhật đã mạnh tay chi tiền để thâu tóm cổ phần trong các ngân hàng ở Đông Nam Á, trong đó có vụ Mitsubishi UFJ chi 437 triệu USD mua cổ phần ngân hàng VietinBank của Việt Nam. Hãng xe lớn nhất Nhật Bản Toyota thì chuẩn bị xây nhà máy động cơ thứ hai ở Indonesia, sau khi đã có 2 nhà máy lắp ráp xe hơi ở đây.