Thị trường đang có lợi cho xuất khẩu nông sản
Sự thuận lợi của thị trường cho hoạt động xuất khẩu nông sản thể hiện ở việc giá tăng tại nhiều mặt hàng
“Xuất khẩu nông sản 8 tháng đầu năm đạt kết quả tốt, nhất là những tháng giữa năm khi yếu tố thị trường thế giới có lợi cho mặt hàng lương thực - thực phẩm”, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định trong một báo cáo đề cập đến tình hình thương mại quốc tế của ngành này.
Theo báo cáo, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm và thủy sản tháng 8 ước đạt 1,75 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng qua ước đạt 12,2 tỷ USD, tăng tới 20,1% so với cùng kỳ năm 2009.
Như vậy, nếu so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đến hết tháng 8 ước vào khoảng 44,52 tỷ USD, con số trên chiếm tỷ trọng 27,4%, cao hơn so với tỷ lệ 26,5% được tính toán trên số liệu cũng do bộ này công bố cách đây một tháng.
Trong con số 12,2 tỷ USD kể trên, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính tăng tới 16,6% so với cùng kỳ và đạt 6,5 tỷ USD; tiếp đến là thuỷ sản tăng 12,9% và đạt 2,95 tỷ USD. Tuy có tỷ trọng nhỏ hơn trong giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp, lâm sản tăng mạnh nhất với 35,8% so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 2,28 tỷ USD.
Sự thuận lợi của thị trường cho hoạt động xuất khẩu nông sản thể hiện ở việc giá tăng tại nhiều mặt hàng.
Cụ thể, giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đạt 485 USD/tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2009. Với diễn biến này, gạo xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm ước đạt 5 triệu tấn với kim ngạch đạt 2,4 tỷ USD, tăng 8,2% về lượng nhưng tăng tới 12,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do diễn biến thời tiết bất thường ở nhiều nơi và giá lúa mỳ tăng cao khiến nhiều nước châu Phi chuyển sang mua gạo, làm nhu cầu gạo trên thị trường thế giới tăng. Tuy nhiên, chỉ tiêu xuất khẩu gạo đã gần đạt nên từ giờ đến cuối năm, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không ký kết thêm nhiều hợp đồng.
Nhưng, giá tăng mạnh nhất xuất hiện ở mặt hàng cao su. Nhu cầu tiêu dùng tiếp tục tăng đẩy giá cao su xuất khẩu của Việt Nam lên gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, giá bình quân 7 tháng đầu năm đạt 2.752 USD/tấn.
Ước tính, khối lượng cao su xuất khẩu 8 tháng đầu năm ước vào khoảng 417 nghìn tấn với trị giá 1,15 tỷ USD, chỉ đạt xấp xỉ về lượng nhưng tăng tới 89% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009.
Ngược lại, giá cà phê xuất khẩu vẫn giảm nhẹ, bình quân 7 tháng năm nay chỉ đạt 1.415 USD/tấn, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2009.
Việc giá cà phê giảm không khuyến khích được xuất khẩu sản phẩm này, tổng lượng cà phê xuất khẩu 8 tháng năm 2010 ước đạt 840 nghìn tấn với kim ngạch 1,2 tỷ USD, giảm 1,3% về lượng và 4,7% về giá trị so với cùng kỳ.
Các nông sản xuất khẩu còn lại cũng trong diễn biến tăng giá chung. Xuất khẩu chè 8 tháng năm 2010 ước đạt 85 nghìn tấn với trị giá 124 triệu USD, chỉ tăng 2,5% về lượng nhưng về giá trị tăng tới 14,9% so với cùng kỳ năm trước; lượng điều xuất khẩu 8 tháng đầu năm ở mức 120 nghìn tấn thu về 656 triệu USD, so với năm 2009 tăng 5,2% về lượng và 25% về giá trị (25%); xuất khẩu hạt tiêu 8 tháng đạt 94 nghìn tấn với kim ngạch xuất khẩu là 312 triệu USD, tuy giảm 2,9% về lượng nhưng tăng tới 35,1% về trị giá so với năm trước.
Với mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch lớn nhất - lâm sản và đồ gỗ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, xuất khẩu nhóm sản phẩm này năm nay cũng gặp nhiều thuận lợi sau khi nền kinh tế phục hồi, các thị trường nhập khẩu lớn đều có sự tăng trưởng từ 10 - 200% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản vẫn ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của mặt hàng tôm, được hỗ trợ bởi giá tăng hơn so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm 7 tháng đầu năm 2010 đạt 110,3 nghìn tấn với giá trị 929,2 triệu USD, tăng 15,5% về lượng và tới 19,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009.
Trong khi đó, xuất khẩu cá tra, basa bị ảnh hưởng bởi giá giảm, mặc dù lượng tăng. Sau 7 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 361 nghìn tấn cá tra, basa, đạt giá trị 774 USD, tăng 11,3% về khối lượng và 5,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009.
Cũng trong 8 tháng đầu năm, tổng giá trị nhập khẩu của các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản và vật tư, nguyên liệu đạt 8,5 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2009. Như vậy, ngành nông nghiệp tiếp tục xuất siêu khoảng 3,7 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay.
Theo báo cáo, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm và thủy sản tháng 8 ước đạt 1,75 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng qua ước đạt 12,2 tỷ USD, tăng tới 20,1% so với cùng kỳ năm 2009.
Như vậy, nếu so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước đến hết tháng 8 ước vào khoảng 44,52 tỷ USD, con số trên chiếm tỷ trọng 27,4%, cao hơn so với tỷ lệ 26,5% được tính toán trên số liệu cũng do bộ này công bố cách đây một tháng.
Trong con số 12,2 tỷ USD kể trên, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính tăng tới 16,6% so với cùng kỳ và đạt 6,5 tỷ USD; tiếp đến là thuỷ sản tăng 12,9% và đạt 2,95 tỷ USD. Tuy có tỷ trọng nhỏ hơn trong giá trị kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp, lâm sản tăng mạnh nhất với 35,8% so với cùng kỳ năm 2009 và đạt 2,28 tỷ USD.
Sự thuận lợi của thị trường cho hoạt động xuất khẩu nông sản thể hiện ở việc giá tăng tại nhiều mặt hàng.
Cụ thể, giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đạt 485 USD/tấn, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2009. Với diễn biến này, gạo xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm ước đạt 5 triệu tấn với kim ngạch đạt 2,4 tỷ USD, tăng 8,2% về lượng nhưng tăng tới 12,8% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do diễn biến thời tiết bất thường ở nhiều nơi và giá lúa mỳ tăng cao khiến nhiều nước châu Phi chuyển sang mua gạo, làm nhu cầu gạo trên thị trường thế giới tăng. Tuy nhiên, chỉ tiêu xuất khẩu gạo đã gần đạt nên từ giờ đến cuối năm, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng không ký kết thêm nhiều hợp đồng.
Nhưng, giá tăng mạnh nhất xuất hiện ở mặt hàng cao su. Nhu cầu tiêu dùng tiếp tục tăng đẩy giá cao su xuất khẩu của Việt Nam lên gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, giá bình quân 7 tháng đầu năm đạt 2.752 USD/tấn.
Ước tính, khối lượng cao su xuất khẩu 8 tháng đầu năm ước vào khoảng 417 nghìn tấn với trị giá 1,15 tỷ USD, chỉ đạt xấp xỉ về lượng nhưng tăng tới 89% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2009.
Ngược lại, giá cà phê xuất khẩu vẫn giảm nhẹ, bình quân 7 tháng năm nay chỉ đạt 1.415 USD/tấn, giảm 4,6% so với cùng kỳ năm 2009.
Việc giá cà phê giảm không khuyến khích được xuất khẩu sản phẩm này, tổng lượng cà phê xuất khẩu 8 tháng năm 2010 ước đạt 840 nghìn tấn với kim ngạch 1,2 tỷ USD, giảm 1,3% về lượng và 4,7% về giá trị so với cùng kỳ.
Các nông sản xuất khẩu còn lại cũng trong diễn biến tăng giá chung. Xuất khẩu chè 8 tháng năm 2010 ước đạt 85 nghìn tấn với trị giá 124 triệu USD, chỉ tăng 2,5% về lượng nhưng về giá trị tăng tới 14,9% so với cùng kỳ năm trước; lượng điều xuất khẩu 8 tháng đầu năm ở mức 120 nghìn tấn thu về 656 triệu USD, so với năm 2009 tăng 5,2% về lượng và 25% về giá trị (25%); xuất khẩu hạt tiêu 8 tháng đạt 94 nghìn tấn với kim ngạch xuất khẩu là 312 triệu USD, tuy giảm 2,9% về lượng nhưng tăng tới 35,1% về trị giá so với năm trước.
Với mặt hàng có tốc độ tăng kim ngạch lớn nhất - lâm sản và đồ gỗ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, xuất khẩu nhóm sản phẩm này năm nay cũng gặp nhiều thuận lợi sau khi nền kinh tế phục hồi, các thị trường nhập khẩu lớn đều có sự tăng trưởng từ 10 - 200% so với cùng kỳ năm 2009.
Trong khi đó, xuất khẩu thủy sản vẫn ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của mặt hàng tôm, được hỗ trợ bởi giá tăng hơn so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm 7 tháng đầu năm 2010 đạt 110,3 nghìn tấn với giá trị 929,2 triệu USD, tăng 15,5% về lượng và tới 19,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009.
Trong khi đó, xuất khẩu cá tra, basa bị ảnh hưởng bởi giá giảm, mặc dù lượng tăng. Sau 7 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 361 nghìn tấn cá tra, basa, đạt giá trị 774 USD, tăng 11,3% về khối lượng và 5,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009.
Cũng trong 8 tháng đầu năm, tổng giá trị nhập khẩu của các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sản và vật tư, nguyên liệu đạt 8,5 tỷ USD, tăng 28,9% so với cùng kỳ năm 2009. Như vậy, ngành nông nghiệp tiếp tục xuất siêu khoảng 3,7 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay.