Thị trường đảo chiều tăng mạnh, tổ chức và cá nhân gom ròng 1.000 tỷ đồng
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 219.6 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 455.1 tỷ đồng. Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 743.3 tỷ đồng...
Thị trường giảm vì điều gì thì sẽ tăng lên khi thông tin đó tích cực hơn. Vn-Index bay mất gần 4% trong phiên giao dịch hôm qua bục 1.200 điểm do ảnh hưởng thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt là Nhật Bản thì hôm nay, chứng khoán Nhật hồi phục, Vn-Index cũng lấy lại được một nửa số điểm đã mất.
Chỉ số đóng cửa tăng 22,21 điểm quay lại vùng 1.210 điểm. Như vậy, đây là lần thứ 11 VN-Index vượt 1.200. Độ rộng cực đẹp với 383 mã tăng trên 58 mã giảm điểm. Vận tải là nhóm duy nhất còn lại điều chỉnh 1,43%. Trong khi toàn bộ các nhóm ngành khác bứt phá. Nhóm ngân hàng tăng 1,27%; Chứng khoán tăng 3,74%; Thép tăng 2,36%; Thực phẩm đồ uống tăng 3,69%; Bất động sản tăng 1,77%; Công nghệ thông tin tăng gần 2%.
Đi cùng đó là top cổ phiếu kéo điểm cho thị trường quay lại rực rỡ gồm VNM kéo mạnh nhất 1,67 điểm, GVR kéo 1,21 điểm; MSN gần 1 dỉem, nhóm ngân hàng có BID và MBB kéo 1,6 điểm nữa.
Dù vậy, tiền vẫn dè dặt đổ vào thanh khoản ba sàn giảm so với phiên qua khớp lệnh 18.300 tỷ đồng trong đó khối ngoại vẫn bán ròng 731 tỷ đồng chủ yếu xả VJC, FPT, MWG và gom VNM.
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 752.4 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 68.6 tỷ đồng. Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Thực phẩm và đồ uống, Hóa chất. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VNM, DGC, MSN, LPB, BCM, VCI, CTR, NLG, TPB, PLX.
Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bán lẻ. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, MWG, SSI, HPG, CTG, VPB, VHM, TCB, FRT.
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 219.6 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 455.1 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu là ngành Tài nguyên Cơ bản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: HPG, FPT, MWG, SSI, VGC, TCB, PVD, HDG, SSB, CTG.
Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 9/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Thực phẩm và đồ uống, Ngân hàng. Top bán ròng có: VNM, MSN, STB, MBB, DGC, ACB, GVR, TCH, VCI.
Tự doanh bán ròng 234.2 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 483.7 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 10/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Ngân hàng, Bán lẻ. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FPT, HPG, MBB, MWG, FRT, ACB, STB, VPB, TCB, SSI.
Top bán ròng là nhóm Hàng & Dịch vụ Công nghiệp. Top cổ phiếu được bán ròng gồm VNM, GMD, PLX, SSB, PHR, HCM, OCB, PVT, DBC, FUEVN100.
Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 743.3 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 40.0 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 5/18 ngành, giá trị lớn nhất là nhóm Tài nguyên Cơ bản Top bán ròng có HPG, PVD, FPT, TCB, VGC, HDG, VHM, SSB, NAB, VRE.
Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Thực phẩm và đồ uống. Top mua ròng có VNM, STB, PC1, GVR, KDH, GMD, MSN, ACB, PDR, TCH.
Giao dịch thỏa thuận hôm nay đạt gần 2.737,3 tỷ đồng, tăng nhẹ +1,2% với phiên hôm qua và đóng góp 15% tổng giá trị giao dịch.
Hôm nay có giao dịch thỏa thuận đáng chú ý ở VJC với gần 3,5 triệu đơn vị tương đương 348 tỷ đồng được sang tay giữa Cá nhân trong nước là bên mua) và Tổ chức nước ngoài bên bán.
Ngoài ra, cũng có giao dịch thỏa thuận nội khối ở cổ phiếu VCB giữa Tổ chức nước ngoài; SSB, HDB và KDC giữa các cá nhân trong nước.
Tự doanh trong nước hôm nay cũng thực hiện bán thỏa thuận TCB và PNJ cho Tổ chức trong nước.
Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng vào Chứng khoán, Thực phẩm, Bán lẻ, Hóa chất và đây là các ngành hồi phục mạnh về điểm số trong phiên hôm nay. Ngược lại, ở một số ngành có tỷ trọng dòng tiền giảm (bao gồm Ngân hàng, Thép, Thiết bị Dầu khí), chỉ số giá hồi phục yếu hơn.
Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML, không đổi ở nhóm vốn hóa vừa VNMID, và giảm ở nhóm vốn hóa lớn VN30.