Thị trường Nhật dẫn đầu phiên tăng mạnh của chứng khoán châu Á
Mức tăng điểm mạnh tiếp tục được ghi nhận trong phiên hôm nay của chứng khoán châu Á, dẫn đầu là thị trường Nhật tăng 2,9%
Mức tăng điểm mạnh tiếp tục được ghi nhận trong phiên hôm nay của chứng khoán châu Á, dẫn đầu là thị trường Nhật tăng 2,9%. Giới đầu tư cổ phiếu trong khu vực duy trì niềm tin rằng, gói bơm tiền 600 tỷ USD của FED rốt cục sẽ giúp kinh tế Mỹ khởi sắc.
Hưởng ứng phiên tăng bùng nổ đêm trước ở Phố Wall, các thị trường chứng khoán tại châu Á hôm nay “xanh” ngay từ đầu phiên giao dịch. Xu thế tăng được duy trì tại các sàn giao dịch chủ chốt cho tới cuối ngày, với mức tăng không hề kém cạnh phiên tăng mạnh đã diễn ra vào ngày 4/11.
Lúc 13h30 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 1,4%, đạt mức 135,3 điểm, nâng mức tăng điểm của chỉ số này kể từ đầu tuần tới nay lên 4,6%. Tuần này là tuần tăng mạnh nhất của thị trường khu vực kể từ tháng 12/2009. Trong vòng hai ngày qua kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố kế hoạch bơm tiền, chứng khoán châu Á đã tăng 3,4%.
“Chúng ta đang chứng kiến tất cả các kênh đầu tư có độ rủi ro cao hơn gia tăng sức mạnh, chứng tỏ chưa phải tất cả những kỳ vọng về chính sách nởi lỏng định lượng của FED đã phản ánh hết vào giá”, ông Prasad Patkar, nhà quản lý quỹ thuộc công ty Platypus Asset Management ở Sydney, phát biểu trên Bloomberg.
Lúc đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 2,9%. Đây là phiên tăng giá mạnh nhất của chỉ số này trong vòng 11 tháng trở lại đây.
Đồng Yên Nhật hôm nay tiếp tục giữ mức tỷ giá gần cao nhất so với USD trong 15 năm, nhưng không thể cản đà tăng giá của cổ phiếu các nhà xuất khẩu nước này. Giới phân tích cho rằng, gói bơm tiền mới của FED không đủ sức đẩy giá Yên lên cao thêm nữa. Trong cuộc họp hôm nay, Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) giữ lãi suất cơ bản ở 0-0,1%, đồng thời cũng không thay đổi gì quy mô của chương trình mua tài sản đã công bố lần trước.
Giới đầu tư Nhật hứng khởi với niềm tin, nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng thời là thị trường lớn nhất của các công ty Nhật sẽ sớm khởi sắc.
Chốt phiên, cổ phiếu hãng xe lớn thứ ba của Nhật là Nissan tăng 6,5% sau khi báo lãi vượt dự kiến. Cổ phiếu hãng máy ảnh Canon tăng 3%.
Với phiên tăng giá ồ ạt đêm trước của giá các loại hàng hóa cơ bản nhờ USD trượt giá, cổ phiếu các doanh nghiệp trong lĩnh vực này hôm nay cũng đồng loạt leo thang và đóng góp tích cực cho sự lên điểm của MSCI châu Á-Thái Bình Dương.
Cổ phiếu nhà giao dịch hàng hóa cơ bản lớn nhất Nhật Bản Mitsubishi Corp tăng giá 3% và trở thành cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất hôm nay trong số các cổ phiếu nằm trong chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương. Cổ phiếu hãng lọc dầu và khai mỏ đồng số 1 Nhật Bản JX Holdings tăng 2,7%.
Tại thị trường Hồng Kông, cổ phiếu dầu khí PetroChina tăng 2,5%, còn tại Sydney, cổ phiếu hãng khai mỏ lớn nhất thế giới BHP Billiton tăng 2,9%.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông khép lại phiên giao dịch với mức tăng 1,4%, bằng với mức tăng của chỉ số Shanghai Composite trên thị trường Trung Quốc đại lục. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 1,2% trong phiên này.
Hàn Quốc là thị trường chủ chốt duy nhất mất điểm trong phiên hôm nay, với chỉ số Kospi giảm 0,2%.
Sau hai chứng khoán thế giới phản ứng tích cực với kế hoạch của FED, đêm nay, thị trường Phố Wall sẽ phụ thuộc nhiều vào số liệu thất nghiệp tháng 10 do Bộ Lao động Mỹ công bố. Giới phân tích dự báo, nước Mỹ đã tạo được thêm 60.000 việc làm mới trong tháng 10, sau khi để mất 95.000 việc làm trong tháng 9.
Hưởng ứng phiên tăng bùng nổ đêm trước ở Phố Wall, các thị trường chứng khoán tại châu Á hôm nay “xanh” ngay từ đầu phiên giao dịch. Xu thế tăng được duy trì tại các sàn giao dịch chủ chốt cho tới cuối ngày, với mức tăng không hề kém cạnh phiên tăng mạnh đã diễn ra vào ngày 4/11.
Lúc 13h30 theo giờ Tokyo, chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương tăng 1,4%, đạt mức 135,3 điểm, nâng mức tăng điểm của chỉ số này kể từ đầu tuần tới nay lên 4,6%. Tuần này là tuần tăng mạnh nhất của thị trường khu vực kể từ tháng 12/2009. Trong vòng hai ngày qua kể từ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố kế hoạch bơm tiền, chứng khoán châu Á đã tăng 3,4%.
“Chúng ta đang chứng kiến tất cả các kênh đầu tư có độ rủi ro cao hơn gia tăng sức mạnh, chứng tỏ chưa phải tất cả những kỳ vọng về chính sách nởi lỏng định lượng của FED đã phản ánh hết vào giá”, ông Prasad Patkar, nhà quản lý quỹ thuộc công ty Platypus Asset Management ở Sydney, phát biểu trên Bloomberg.
Lúc đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 2,9%. Đây là phiên tăng giá mạnh nhất của chỉ số này trong vòng 11 tháng trở lại đây.
Đồng Yên Nhật hôm nay tiếp tục giữ mức tỷ giá gần cao nhất so với USD trong 15 năm, nhưng không thể cản đà tăng giá của cổ phiếu các nhà xuất khẩu nước này. Giới phân tích cho rằng, gói bơm tiền mới của FED không đủ sức đẩy giá Yên lên cao thêm nữa. Trong cuộc họp hôm nay, Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ) giữ lãi suất cơ bản ở 0-0,1%, đồng thời cũng không thay đổi gì quy mô của chương trình mua tài sản đã công bố lần trước.
Giới đầu tư Nhật hứng khởi với niềm tin, nền kinh tế lớn nhất thế giới đồng thời là thị trường lớn nhất của các công ty Nhật sẽ sớm khởi sắc.
Chốt phiên, cổ phiếu hãng xe lớn thứ ba của Nhật là Nissan tăng 6,5% sau khi báo lãi vượt dự kiến. Cổ phiếu hãng máy ảnh Canon tăng 3%.
Với phiên tăng giá ồ ạt đêm trước của giá các loại hàng hóa cơ bản nhờ USD trượt giá, cổ phiếu các doanh nghiệp trong lĩnh vực này hôm nay cũng đồng loạt leo thang và đóng góp tích cực cho sự lên điểm của MSCI châu Á-Thái Bình Dương.
Cổ phiếu nhà giao dịch hàng hóa cơ bản lớn nhất Nhật Bản Mitsubishi Corp tăng giá 3% và trở thành cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất hôm nay trong số các cổ phiếu nằm trong chỉ số MSCI châu Á-Thái Bình Dương. Cổ phiếu hãng lọc dầu và khai mỏ đồng số 1 Nhật Bản JX Holdings tăng 2,7%.
Tại thị trường Hồng Kông, cổ phiếu dầu khí PetroChina tăng 2,5%, còn tại Sydney, cổ phiếu hãng khai mỏ lớn nhất thế giới BHP Billiton tăng 2,9%.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông khép lại phiên giao dịch với mức tăng 1,4%, bằng với mức tăng của chỉ số Shanghai Composite trên thị trường Trung Quốc đại lục. Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 1,2% trong phiên này.
Hàn Quốc là thị trường chủ chốt duy nhất mất điểm trong phiên hôm nay, với chỉ số Kospi giảm 0,2%.
Sau hai chứng khoán thế giới phản ứng tích cực với kế hoạch của FED, đêm nay, thị trường Phố Wall sẽ phụ thuộc nhiều vào số liệu thất nghiệp tháng 10 do Bộ Lao động Mỹ công bố. Giới phân tích dự báo, nước Mỹ đã tạo được thêm 60.000 việc làm mới trong tháng 10, sau khi để mất 95.000 việc làm trong tháng 9.