Thời gian giao dịch T+3 có thể rút ngắn?
Liệu các nhà đầu tư có thể lưu ký chứng khoán trực tiếp tại Trung tâm Lưu ký mà không qua công ty chứng khoán?
Liệu các nhà đầu tư có thể lưu ký chứng khoán trực tiếp tại Trung tâm Lưu ký mà không qua công ty chứng khoán? Thời gian giao dịch T+3 có thể rút ngắn được hay không?
Những nội dung này sẽ được ông Dương Ngọc Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, giải đáp nhân sự kiện Trung tâm này giới thiệu phần mềm công nghệ mới vào chiều ngày 13/5/2009.
Sắp tới Trung tâm Lưu ký sẽ triển khai hệ thống phần mềm đồng bộ hóa quản lý dữ liệu, thông tin của nhà đầu tư. Phần mềm này có những tính năng ưu việt gì, thưa ông?
Đây là một trong những phần mềm quan trọng để chuẩn bị cho quá trình điện tử hóa các giao dịch của Trung tâm Lưu ký với các thành viên.
Phần mềm mới này có 3 tính năng nổi bật: quản lý dữ liệu tập trung; quản lý thông tin sở hữu chứng khoán chi tiết đến từng nhà đầu tư và chức năng cổng giao tiếp điện tử với thành viên lưu ký.
Thưa ông, với phần mềm mới này liệu có rút ngắn được thời gian T+3 không?
Đối với quá trình thanh toán giao dịch, hệ thống này cho phép Trung tâm Lưu ký tập trung hoạt động thanh toán chứng khoán cho hai sàn giao dịch hiện nay vào một đầu mối là trụ sở chính của Trung tâm Lưu ký.
Hiện nay, hoạt động này, đối với HOSE do chi nhánh của Trung tâm Lưu ký xử lý; còn với HASTC do trụ sở chính của Trung tâm Lưu ký thực hiện.
Hệ thống đầu mối tại trụ sở chính này cho phép Trung tâm Lưu ký sẽ tổ chức tập trung đồng thời thông qua chức năng cổng giao tiếp để rút ngắn một số khâu nghiệp vụ trong quá trình thanh toán.
Quan trọng hơn, đây là cơ sở để xem xét đánh giá, rút ngắn thời gian thanh toán. Sắp tới, khi triển khai nếu điều kiện cho phép, trên cơ sở đánh giá, Trung tâm Lưu ký sẽ đề xuất và thống nhất với thành viên để rút ngắn T+3.
Tôi không dám hứa công nghệ mới này sẽ rút bớt được thời gian T+3, nhưng chắc chắn sẽ rút ngắn được một số khâu trong thanh toán giao dịch.
Đây cũng là cơ sở, tiền đề quan trọng, sắp tới Trung tâm Lưu ký sẽ đề xuất Ủy ban Chứng khoán và phối hợp với các thành viên để có thể rút ngắn thời gian thanh toán.
Phần mềm này có kiểm soát được giao dịch vừa bán - vừa mua trên cùng một tài khoản của nhà đầu tư không, thưa ông?
Về mặt cơ chế, nó liên quan đến quản lý thông tin chi tiết tới từng nhà đầu tư. Hệ thống này không phải là hệ thống một cấp mà nó được triển khai trên mô hình hệ thống quản lý tài khoản 2 cấp.
Theo đó, nhà đầu tư vẫn thực hiện giao dịch mở tài khoản, giao dịch gửi rút, cầm cố chuyển khoản thông qua thành viên lưu ký - nơi nhà đầu tư mở tài khoản.
Sau đó, công ty chứng khoán đề nghị những giao dịch đó lên Trung tâm Lưu ký theo cách giao dịch hiện nay, Trung tâm Lưu ký vẫn duy trì hệ thống quản lý tài khoản tổng khách hàng của thành viên lưu ký, phần mềm mới không loại trừ những nguyên tắc quản lý tài khoản hiện tại đã qui định.
Tuy nhiên, về mặt chức năng, nó cho phép Trung tâm Lưu ký có thể theo dõi được thông tin sở hữu chứng khoán chi tiết tới từng nhà đầu tư thông qua việc Trung tâm Lưu ký sẽ khởi tạo một mã pin.
Các công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc công bố thông tin rất chặt chẽ, chẳng hạn khi nhà đầu tư mở tài khoản các công ty chứng khoán phải đăng ký tất cả thông tin đó với Trung tâm Lưu ký, nếu như công ty chứng khoán chưa đăng ký thông tin mà vẫn gửi giao dịch lên, Trung tâm Lưu ký phát hiện chưa có thì sẽ không thực hiện thanh toán giao dịch...
Như vậy bao giờ kế hoạch triển khai lưu ký một cấp sẽ được thực hiện, thưa ông?
Mô hình quản lý tài khoản lưu ký sắp tới mà Trung tâm Lưu ký triển khai không phải là mô hình lưu ký 1 cấp mà là mô hình quản lý tài khoản phụ (sub-account), trong đó cho phép Trung tâm Lưu ký theo dõi thông tin sở hữu chi tiết tới nhà đầu tư. Đây là mô hình quản lý tài khoản mà nhiều nước đã áp dụng thành công.
Hiện tại, trên thế giới có các mô hình quản lý tài khoản khác nhau được các thị trường áp dụng. Theo tôi, mỗi một loại hình đều có ưu nhược điểm riêng, ví dụ hệ thống lưu ký của thị trường Trung Quốc cho phép quản lý số tài khoản của hơn 140 triệu nhà đầu tư; thị trường Singapore cho phép quản lý theo cả mô hình 1 và 2 cấp; tại Đài Loan, Malaysia, mô hình quản lý tài khoản phụ do trung tâm lưu ký của họ áp dụng rất hiệu quả.
Vì vậy, theo tôi, điều quan trọng là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên lưu ký với Trung tâm Lưu ký để chuẩn bị kĩ lưỡng và áp dụng thành công mô hình quản lý tài khoản phụ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trước đây, việc gửi kết quả giao dịch của thành viên lưu ký hiện đang diễn ra chậm và khá thủ công. Sắp tới, tình trạng này sẽ được khắc phục như thế nào, thưa ông?
Đây chính là vấn đề mà tôi muốn nói tới tính năng thứ ba của phần mềm mới. Hiện nay kết nối giữa Trung tâm Lưu ký và thành viên lưu ký thông qua hệ thống đóng, sắp tới Trung tâm Lưu ký sẽ mở cổng kết nối điện tử với thành viên lưu ký chuyển qua hệ thống mở.
Hệ thống này thông qua đường truyền do nhà cung cấp dịch vụ cung cấp kết nối các thành viên lưu ký với Trung tâm Lưu ký, sẽ cho phép công ty chứng khoán cập nhật thông tin mở tài khoản của nhà đầu tư, thực hiện giao dịch gửi rút, cầm cố chuyển khoản một cách trực tiếp trên thệ thống.
Bằng cơ chế phân quyền linh hoạt, cũng cho phép các công ty chứng khoán kết nối vào và sẽ được phân quyền truy cập vào những vùng thông tin của mình để thực hiện các thao tác nghiệp vụ trực tiếp trên hệ thống đó.
Để đảm bảo kiểm soát cơ chế giao dịch an toàn, Trung tâm Lưu ký thiết lập nguyên tắc quản lý để thông tin của công ty chứng khoán nhập lên sẽ được kiểm duyệt trước khi chấp thuận trên hệ thống.
Điều này sẽ rút ngắn được rất nhiều khâu xử lý về mặt tác nghiệp, hiện nay theo cách truyền thống thành viên vẫn phải đến Trung tâm Lưu ký để gửi.
Vậy khi nào thì hệ thống quản lý mới này sẽ được triển khai, thưa ông?
Chúng tôi dự kiến cả quá trình từ triển khai, chạy thử nghiệm đến hoạt động thực tế sẽ diễn ra trong vòng 2 tháng. Nếu có được sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các thành viên lưu ký, tháng 8/2009 hệ thống này sẽ chính thức đi vào hoạt động.
Những nội dung này sẽ được ông Dương Ngọc Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, giải đáp nhân sự kiện Trung tâm này giới thiệu phần mềm công nghệ mới vào chiều ngày 13/5/2009.
Sắp tới Trung tâm Lưu ký sẽ triển khai hệ thống phần mềm đồng bộ hóa quản lý dữ liệu, thông tin của nhà đầu tư. Phần mềm này có những tính năng ưu việt gì, thưa ông?
Đây là một trong những phần mềm quan trọng để chuẩn bị cho quá trình điện tử hóa các giao dịch của Trung tâm Lưu ký với các thành viên.
Phần mềm mới này có 3 tính năng nổi bật: quản lý dữ liệu tập trung; quản lý thông tin sở hữu chứng khoán chi tiết đến từng nhà đầu tư và chức năng cổng giao tiếp điện tử với thành viên lưu ký.
Thưa ông, với phần mềm mới này liệu có rút ngắn được thời gian T+3 không?
Đối với quá trình thanh toán giao dịch, hệ thống này cho phép Trung tâm Lưu ký tập trung hoạt động thanh toán chứng khoán cho hai sàn giao dịch hiện nay vào một đầu mối là trụ sở chính của Trung tâm Lưu ký.
Hiện nay, hoạt động này, đối với HOSE do chi nhánh của Trung tâm Lưu ký xử lý; còn với HASTC do trụ sở chính của Trung tâm Lưu ký thực hiện.
Hệ thống đầu mối tại trụ sở chính này cho phép Trung tâm Lưu ký sẽ tổ chức tập trung đồng thời thông qua chức năng cổng giao tiếp để rút ngắn một số khâu nghiệp vụ trong quá trình thanh toán.
Quan trọng hơn, đây là cơ sở để xem xét đánh giá, rút ngắn thời gian thanh toán. Sắp tới, khi triển khai nếu điều kiện cho phép, trên cơ sở đánh giá, Trung tâm Lưu ký sẽ đề xuất và thống nhất với thành viên để rút ngắn T+3.
Tôi không dám hứa công nghệ mới này sẽ rút bớt được thời gian T+3, nhưng chắc chắn sẽ rút ngắn được một số khâu trong thanh toán giao dịch.
Đây cũng là cơ sở, tiền đề quan trọng, sắp tới Trung tâm Lưu ký sẽ đề xuất Ủy ban Chứng khoán và phối hợp với các thành viên để có thể rút ngắn thời gian thanh toán.
Phần mềm này có kiểm soát được giao dịch vừa bán - vừa mua trên cùng một tài khoản của nhà đầu tư không, thưa ông?
Về mặt cơ chế, nó liên quan đến quản lý thông tin chi tiết tới từng nhà đầu tư. Hệ thống này không phải là hệ thống một cấp mà nó được triển khai trên mô hình hệ thống quản lý tài khoản 2 cấp.
Theo đó, nhà đầu tư vẫn thực hiện giao dịch mở tài khoản, giao dịch gửi rút, cầm cố chuyển khoản thông qua thành viên lưu ký - nơi nhà đầu tư mở tài khoản.
Sau đó, công ty chứng khoán đề nghị những giao dịch đó lên Trung tâm Lưu ký theo cách giao dịch hiện nay, Trung tâm Lưu ký vẫn duy trì hệ thống quản lý tài khoản tổng khách hàng của thành viên lưu ký, phần mềm mới không loại trừ những nguyên tắc quản lý tài khoản hiện tại đã qui định.
Tuy nhiên, về mặt chức năng, nó cho phép Trung tâm Lưu ký có thể theo dõi được thông tin sở hữu chứng khoán chi tiết tới từng nhà đầu tư thông qua việc Trung tâm Lưu ký sẽ khởi tạo một mã pin.
Các công ty chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc công bố thông tin rất chặt chẽ, chẳng hạn khi nhà đầu tư mở tài khoản các công ty chứng khoán phải đăng ký tất cả thông tin đó với Trung tâm Lưu ký, nếu như công ty chứng khoán chưa đăng ký thông tin mà vẫn gửi giao dịch lên, Trung tâm Lưu ký phát hiện chưa có thì sẽ không thực hiện thanh toán giao dịch...
Như vậy bao giờ kế hoạch triển khai lưu ký một cấp sẽ được thực hiện, thưa ông?
Mô hình quản lý tài khoản lưu ký sắp tới mà Trung tâm Lưu ký triển khai không phải là mô hình lưu ký 1 cấp mà là mô hình quản lý tài khoản phụ (sub-account), trong đó cho phép Trung tâm Lưu ký theo dõi thông tin sở hữu chi tiết tới nhà đầu tư. Đây là mô hình quản lý tài khoản mà nhiều nước đã áp dụng thành công.
Hiện tại, trên thế giới có các mô hình quản lý tài khoản khác nhau được các thị trường áp dụng. Theo tôi, mỗi một loại hình đều có ưu nhược điểm riêng, ví dụ hệ thống lưu ký của thị trường Trung Quốc cho phép quản lý số tài khoản của hơn 140 triệu nhà đầu tư; thị trường Singapore cho phép quản lý theo cả mô hình 1 và 2 cấp; tại Đài Loan, Malaysia, mô hình quản lý tài khoản phụ do trung tâm lưu ký của họ áp dụng rất hiệu quả.
Vì vậy, theo tôi, điều quan trọng là cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên lưu ký với Trung tâm Lưu ký để chuẩn bị kĩ lưỡng và áp dụng thành công mô hình quản lý tài khoản phụ vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trước đây, việc gửi kết quả giao dịch của thành viên lưu ký hiện đang diễn ra chậm và khá thủ công. Sắp tới, tình trạng này sẽ được khắc phục như thế nào, thưa ông?
Đây chính là vấn đề mà tôi muốn nói tới tính năng thứ ba của phần mềm mới. Hiện nay kết nối giữa Trung tâm Lưu ký và thành viên lưu ký thông qua hệ thống đóng, sắp tới Trung tâm Lưu ký sẽ mở cổng kết nối điện tử với thành viên lưu ký chuyển qua hệ thống mở.
Hệ thống này thông qua đường truyền do nhà cung cấp dịch vụ cung cấp kết nối các thành viên lưu ký với Trung tâm Lưu ký, sẽ cho phép công ty chứng khoán cập nhật thông tin mở tài khoản của nhà đầu tư, thực hiện giao dịch gửi rút, cầm cố chuyển khoản một cách trực tiếp trên thệ thống.
Bằng cơ chế phân quyền linh hoạt, cũng cho phép các công ty chứng khoán kết nối vào và sẽ được phân quyền truy cập vào những vùng thông tin của mình để thực hiện các thao tác nghiệp vụ trực tiếp trên hệ thống đó.
Để đảm bảo kiểm soát cơ chế giao dịch an toàn, Trung tâm Lưu ký thiết lập nguyên tắc quản lý để thông tin của công ty chứng khoán nhập lên sẽ được kiểm duyệt trước khi chấp thuận trên hệ thống.
Điều này sẽ rút ngắn được rất nhiều khâu xử lý về mặt tác nghiệp, hiện nay theo cách truyền thống thành viên vẫn phải đến Trung tâm Lưu ký để gửi.
Vậy khi nào thì hệ thống quản lý mới này sẽ được triển khai, thưa ông?
Chúng tôi dự kiến cả quá trình từ triển khai, chạy thử nghiệm đến hoạt động thực tế sẽ diễn ra trong vòng 2 tháng. Nếu có được sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các thành viên lưu ký, tháng 8/2009 hệ thống này sẽ chính thức đi vào hoạt động.