Thống đốc và định hướng điều hành tiền tệ 2013
Chính sách về lãi suất, tỷ giá, xử lý nợ xấu, thị trường vàng... từ góc nhìn của Thống đốc Nguyễn Văn Bình
“Trong thời gian tới, khi hoạt động thị trường tiền tệ ổn định bền vững và điều kiện kinh tế vĩ mô cho phép, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét dần tháo gỡ các biện pháp hành chính”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình trả lời phỏng vấn VnEconomy về kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2012 và định hướng cho năm 2013.
Có thời điểm dư luận đưa thông tin thiếu chính xác
Ở góc độ cá nhân, đâu là những điểm mà ông hài lòng và chưa hài lòng trong kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2012?
Nhìn lại một năm qua, có thể thấy rằng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã có những đóng góp quan trọng, giúp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiềm chế, hỗ trợ tăng trưởng ở mức hợp lý. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện rõ nét được vai trò chủ động dẫn dắt và định hướng thị trường, ứng phó linh hoạt và kịp thời với những biến chuyển trên thị trường tiền tệ.
Chúng ta đặt mục tiêu hạ lãi suất và mặt bằng đã giảm từ 3 - 8%/năm so với cuối năm 2011, góp phần tháo gỡ khó khăn, giảm áp lực chi phí vay vốn của các doanh nghiệp và hộ dân, qua đó hỗ trợ tăng tổng cầu của nền kinh tế.
Thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định, lòng tin vào đồng Việt Nam và các giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước được củng cố, tình trạng đô la hóa từng bước giảm bớt, dự trữ ngoại hối tăng mạnh, góp phần tăng tiềm lực tài chính quốc gia.
Cơ chế mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo Nghị định 24 đã đạt được các mục tiêu định hướng đặt ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá.
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, những tháng cuối năm 2011, nhiều tổ chức tín dụng khó khăn về thanh khoản nhưng Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong việc giữ vững ổn định hệ thống, đến nay thanh khoản hệ thống cơ bản ổn định và cải thiện tích cực; quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đã có những kết quả bước đầu.
Tuy nhiên, trong điều kiện chịu tác động từ diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và những khó khăn nội tại của nền kinh tế, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước vẫn đối mặt với một số khó khăn.
Hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng về cơ bản an toàn nhưng nợ xấu gia tăng, là kết quả tích lũy của một thời gian dài trước đây. Tín dụng tăng trưởng thấp so với mục tiêu đề ra, chủ yếu là do các nhân tố bên cầu tín dụng ngoài lãi suất như sức cầu trong nước và cầu nước ngoài yếu; khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn; hàng tồn kho tăng cao nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, không đủ điều kiện vay vốn; tồn kho bất động sản khá lớn...
Điều đó cho thấy, để lưu thông dòng vốn tín dụng, cần có sự phối hợp đồng bộ các chính sách từ phía các bộ, ngành trong thời gian tới.
Ở một khía cạnh khác, tôi thấy rằng, mặc dù trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã tích cực tăng cường công tác truyền thông để định hướng dư luận và tạo lòng tin cho công chúng, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong công tác này, có thời điểm xảy ra dư luận đưa thông tin thiếu chính xác nên công chúng hiểu chưa rõ về chủ trương, chính sách của Ngân hàng Nhà nước.
Sẽ gỡ dần các biện pháp hành chính
Năm 2012, có thể nói Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm được lãi suất. Vậy xin hỏi Thống đốc, trong năm 2013, định hướng điều hành lãi suất và mức độ can thiệp của các biện pháp hành chính sẽ như thế nào?
Năm 2013, trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả; sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ; gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa theo mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng hợp lý.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; đảm bảo thanh khoản và hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng và của nền kinh tế.
Về các biện pháp hành chính quản lý lãi suất, đây là những giải pháp mang tính chất tạm thời, áp dụng trong điều kiện thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng chưa thật sự ổn định. Trong thời gian tới, khi hoạt động thị trường tiền tệ ổn định bền vững và điều kiện kinh tế vĩ mô cho phép, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét dần tháo gỡ các biện pháp hành chính, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả, lành mạnh, phù hợp với cơ chế thị trường.
Cuối năm 2011 và năm 2012, Thống đốc đã lần lượt đưa ra định hướng “giới hạn” biên độ của tỷ giá USD/VND và đã giữ vững. Với năm 2013, ông có thể đưa ra một “giới hạn” tương tự hay không?
Một dấu ấn khác biệt trong điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối trong giai đoạn gần đây là việc Ngân hàng Nhà nước chủ động đưa ra những cam kết mạnh mẽ về ổn định tỷ giá để thể hiện quyết tâm của cơ quan điều hành, ổn định tâm lý thị trường và định hình kỳ vọng về tỷ giá của công chúng. Cả hai lần cam kết về ổn định tỷ giá đều được thực hiện thành công.
Để có thành công này, khi đưa ra cam kết, chúng tôi đã có những phân tích kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá VND/USD cũng như mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ nói riêng và chính sách vĩ mô nói chung.
Còn năm tới, tôi cũng lưu ý là bối cảnh và tình hình chung sẽ có những khác biệt so với năm 2012, có nhiều thử thách. Song định hướng chung là Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, điều hành có sự linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình cung cầu ngoại tệ, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, tiếp tục cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam, hỗ trợ phát triển bền vững và chống đô la hóa nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp khắc phục căn bản tình trạng đô la hóa nền kinh tế, cũng như tập trung nguồn ngoại tệ vào hệ thống tổ chức tín dụng để tạo điều kiện đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, hợp lý của nền kinh tế để hỗ trợ công tác điều hành tỷ giá.
Xử lý nợ xấu, chống “vàng hóa”
Một khó khăn nổi bật trong năm 2012 là nợ xấu tăng cao. Vậy năm 2013 Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung xử lý như thế nào, thưa Thống đốc?
Cuối năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ đề án xử lý nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng. Trong năm 2013, trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước là triển khai thực hiện các giải pháp được Chính phủ thông qua tại đề án này.
Có thể kể đến các giải pháp lớn như: thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam để xử lý tập trung nợ xấu; triển khai sửa đổi, bổ sung các quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp, cấp tín dụng; xây dựng quy định mới về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ hơn và mở rộng phạm vi tài sản có tiềm ẩn rủi ro tín dụng phải phân loại và trích lập dự phòng để phản ánh đầy đủ hơn thực trạng nợ xấu và hạn chế nợ xấu gia tăng; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng; tăng cường công tác thanh tra giám sát trong việc thực hiện các quy định về cấp tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro...
Các bộ, ngành cũng sẽ triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp nhằm xử lý hàng tồn kho; phát triển thị trường bất động sản; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để giúp ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo, nhanh chóng thu hồi nợ.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đôn đốc các tổ chức tín dụng tích cực xử lý nợ xấu thông qua các biện pháp như đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp, tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu...
Với thị trường vàng, Thống đốc nói gì về kết quả của chính sách quản lý năm qua? Một số thông tin gợi mở rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia điều tiết thị trường…
Có thể khẳng định 2012 là năm đánh dấu sự thành công bước đầu của công tác quản lý thị trường vàng nói chung thông qua việc Ngân hàng Nhà nước đã từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý để quản lý thị trường vàng, chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng vào ngày 25/11/2012.
Kết quả bước đầu sau khi Nghị định 24 được ban hành cho thấy với sự kết hợp của Nghị định 95 và các biện pháp Ngân hàng Nhà nước đã triển khai, thị trường vàng miếng trong nước có nhiều chuyển biến đáng kể so với trước kia.
Chúng ta thấy rằng, mặc dù giá vàng trong nước và thế giới biến động mạnh, nhưng không như thời gian trước đây, khoảng cách lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới không đi kèm với hiện tượng “sốt vàng”. Ngân hàng Nhà nước không cho phép nhập khẩu vàng, không thực hiện bình ổn giá nhưng hầu như không diễn ra việc thu gom ngoại tệ trên thị trường tự do để nhập lậu, nhờ đó tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, không bị tác động tiêu cực bởi sự biến động của giá vàng.
Sau khi chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng, thị trường vàng sẽ không còn hoạt động huy động vàng để cho vay vàng đầu tư hoặc chuyển đổi vàng huy động thành tiền, không được vay vốn mua vàng, chỉ còn quan hệ mua - bán vàng theo đúng chủ trương của Nhà nước về việc chống “vàng hóa” trong nền kinh tế, từ đó giảm nhu cầu cất trữ vàng và giảm tâm lý nắm giữ vàng trong dân, góp phần tăng nguồn cung vàng trên thị trường.
Trong thời gian tới, khi thị trường vàng đã hoạt động tương đối ổn định, dự kiến Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia với vai trò là người kiến tạo, mua bán cuối cùng để đảm bảo sự lưu thông của thị trường và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước bằng vàng, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Đây là kênh chính để huy động nguồn lực vàng trong nền kinh tế nhằm mục tiêu chuyển hóa nguồn lực vàng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.
Có thời điểm dư luận đưa thông tin thiếu chính xác
Ở góc độ cá nhân, đâu là những điểm mà ông hài lòng và chưa hài lòng trong kết quả điều hành chính sách tiền tệ năm 2012?
Nhìn lại một năm qua, có thể thấy rằng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã có những đóng góp quan trọng, giúp tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiềm chế, hỗ trợ tăng trưởng ở mức hợp lý. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước đã thể hiện rõ nét được vai trò chủ động dẫn dắt và định hướng thị trường, ứng phó linh hoạt và kịp thời với những biến chuyển trên thị trường tiền tệ.
Chúng ta đặt mục tiêu hạ lãi suất và mặt bằng đã giảm từ 3 - 8%/năm so với cuối năm 2011, góp phần tháo gỡ khó khăn, giảm áp lực chi phí vay vốn của các doanh nghiệp và hộ dân, qua đó hỗ trợ tăng tổng cầu của nền kinh tế.
Thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định, lòng tin vào đồng Việt Nam và các giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước được củng cố, tình trạng đô la hóa từng bước giảm bớt, dự trữ ngoại hối tăng mạnh, góp phần tăng tiềm lực tài chính quốc gia.
Cơ chế mới về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo Nghị định 24 đã đạt được các mục tiêu định hướng đặt ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ ổn định thị trường ngoại hối và tỷ giá.
Mặc dù trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã tích cực tăng cường công tác truyền thông để định hướng dư luận và tạo lòng tin cho công chúng, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong công tác này, có thời điểm xảy ra dư luận đưa thông tin thiếu chính xác nên công chúng hiểu chưa rõ về chủ trương, chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện, những tháng cuối năm 2011, nhiều tổ chức tín dụng khó khăn về thanh khoản nhưng Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong việc giữ vững ổn định hệ thống, đến nay thanh khoản hệ thống cơ bản ổn định và cải thiện tích cực; quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đã có những kết quả bước đầu.
Tuy nhiên, trong điều kiện chịu tác động từ diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới và những khó khăn nội tại của nền kinh tế, điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước vẫn đối mặt với một số khó khăn.
Hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng về cơ bản an toàn nhưng nợ xấu gia tăng, là kết quả tích lũy của một thời gian dài trước đây. Tín dụng tăng trưởng thấp so với mục tiêu đề ra, chủ yếu là do các nhân tố bên cầu tín dụng ngoài lãi suất như sức cầu trong nước và cầu nước ngoài yếu; khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn; hàng tồn kho tăng cao nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, không đủ điều kiện vay vốn; tồn kho bất động sản khá lớn...
Điều đó cho thấy, để lưu thông dòng vốn tín dụng, cần có sự phối hợp đồng bộ các chính sách từ phía các bộ, ngành trong thời gian tới.
Ở một khía cạnh khác, tôi thấy rằng, mặc dù trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã tích cực tăng cường công tác truyền thông để định hướng dư luận và tạo lòng tin cho công chúng, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong công tác này, có thời điểm xảy ra dư luận đưa thông tin thiếu chính xác nên công chúng hiểu chưa rõ về chủ trương, chính sách của Ngân hàng Nhà nước.
Sẽ gỡ dần các biện pháp hành chính
Năm 2012, có thể nói Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát, giảm được lãi suất. Vậy xin hỏi Thống đốc, trong năm 2013, định hướng điều hành lãi suất và mức độ can thiệp của các biện pháp hành chính sẽ như thế nào?
Năm 2013, trên cơ sở mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả; sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ; gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa theo mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng hợp lý.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; đảm bảo thanh khoản và hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng và của nền kinh tế.
Về các biện pháp hành chính quản lý lãi suất, đây là những giải pháp mang tính chất tạm thời, áp dụng trong điều kiện thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng chưa thật sự ổn định. Trong thời gian tới, khi hoạt động thị trường tiền tệ ổn định bền vững và điều kiện kinh tế vĩ mô cho phép, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét dần tháo gỡ các biện pháp hành chính, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hoạt động hiệu quả, lành mạnh, phù hợp với cơ chế thị trường.
Cuối năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ đề án xử lý nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng. Trong năm 2013, trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước là triển khai thực hiện các giải pháp được Chính phủ thông qua tại đề án này. Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Cuối năm 2011 và năm 2012, Thống đốc đã lần lượt đưa ra định hướng “giới hạn” biên độ của tỷ giá USD/VND và đã giữ vững. Với năm 2013, ông có thể đưa ra một “giới hạn” tương tự hay không?
Một dấu ấn khác biệt trong điều hành tỷ giá và thị trường ngoại hối trong giai đoạn gần đây là việc Ngân hàng Nhà nước chủ động đưa ra những cam kết mạnh mẽ về ổn định tỷ giá để thể hiện quyết tâm của cơ quan điều hành, ổn định tâm lý thị trường và định hình kỳ vọng về tỷ giá của công chúng. Cả hai lần cam kết về ổn định tỷ giá đều được thực hiện thành công.
Để có thành công này, khi đưa ra cam kết, chúng tôi đã có những phân tích kỹ lưỡng các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá VND/USD cũng như mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ nói riêng và chính sách vĩ mô nói chung.
Còn năm tới, tôi cũng lưu ý là bối cảnh và tình hình chung sẽ có những khác biệt so với năm 2012, có nhiều thử thách. Song định hướng chung là Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giữ ổn định tỷ giá, điều hành có sự linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường và tình hình cung cầu ngoại tệ, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của hàng hóa trong nước, khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập siêu, tiếp tục cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước, giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam, hỗ trợ phát triển bền vững và chống đô la hóa nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp khắc phục căn bản tình trạng đô la hóa nền kinh tế, cũng như tập trung nguồn ngoại tệ vào hệ thống tổ chức tín dụng để tạo điều kiện đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, hợp lý của nền kinh tế để hỗ trợ công tác điều hành tỷ giá.
Xử lý nợ xấu, chống “vàng hóa”
Một khó khăn nổi bật trong năm 2012 là nợ xấu tăng cao. Vậy năm 2013 Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung xử lý như thế nào, thưa Thống đốc?
Cuối năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ đề án xử lý nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng. Trong năm 2013, trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước là triển khai thực hiện các giải pháp được Chính phủ thông qua tại đề án này.
Có thể kể đến các giải pháp lớn như: thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam để xử lý tập trung nợ xấu; triển khai sửa đổi, bổ sung các quy định về mua trái phiếu doanh nghiệp, cấp tín dụng; xây dựng quy định mới về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo hướng chặt chẽ hơn và mở rộng phạm vi tài sản có tiềm ẩn rủi ro tín dụng phải phân loại và trích lập dự phòng để phản ánh đầy đủ hơn thực trạng nợ xấu và hạn chế nợ xấu gia tăng; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng; tăng cường công tác thanh tra giám sát trong việc thực hiện các quy định về cấp tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro...
Các bộ, ngành cũng sẽ triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp nhằm xử lý hàng tồn kho; phát triển thị trường bất động sản; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để giúp ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo, nhanh chóng thu hồi nợ.
Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục đôn đốc các tổ chức tín dụng tích cực xử lý nợ xấu thông qua các biện pháp như đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp, tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu...
Trong thời gian tới, khi thị trường vàng đã hoạt động tương đối ổn định, dự kiến Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia với vai trò là người kiến tạo, mua bán cuối cùng để đảm bảo sự lưu thông của thị trường và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước bằng vàng, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Thống đốc Nguyễn Văn Bình
Với thị trường vàng, Thống đốc nói gì về kết quả của chính sách quản lý năm qua? Một số thông tin gợi mở rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia điều tiết thị trường…
Có thể khẳng định 2012 là năm đánh dấu sự thành công bước đầu của công tác quản lý thị trường vàng nói chung thông qua việc Ngân hàng Nhà nước đã từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý để quản lý thị trường vàng, chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng vào ngày 25/11/2012.
Kết quả bước đầu sau khi Nghị định 24 được ban hành cho thấy với sự kết hợp của Nghị định 95 và các biện pháp Ngân hàng Nhà nước đã triển khai, thị trường vàng miếng trong nước có nhiều chuyển biến đáng kể so với trước kia.
Chúng ta thấy rằng, mặc dù giá vàng trong nước và thế giới biến động mạnh, nhưng không như thời gian trước đây, khoảng cách lớn giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới không đi kèm với hiện tượng “sốt vàng”. Ngân hàng Nhà nước không cho phép nhập khẩu vàng, không thực hiện bình ổn giá nhưng hầu như không diễn ra việc thu gom ngoại tệ trên thị trường tự do để nhập lậu, nhờ đó tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, không bị tác động tiêu cực bởi sự biến động của giá vàng.
Sau khi chấm dứt hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng, thị trường vàng sẽ không còn hoạt động huy động vàng để cho vay vàng đầu tư hoặc chuyển đổi vàng huy động thành tiền, không được vay vốn mua vàng, chỉ còn quan hệ mua - bán vàng theo đúng chủ trương của Nhà nước về việc chống “vàng hóa” trong nền kinh tế, từ đó giảm nhu cầu cất trữ vàng và giảm tâm lý nắm giữ vàng trong dân, góp phần tăng nguồn cung vàng trên thị trường.
Trong thời gian tới, khi thị trường vàng đã hoạt động tương đối ổn định, dự kiến Ngân hàng Nhà nước sẽ tham gia với vai trò là người kiến tạo, mua bán cuối cùng để đảm bảo sự lưu thông của thị trường và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước bằng vàng, phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Đây là kênh chính để huy động nguồn lực vàng trong nền kinh tế nhằm mục tiêu chuyển hóa nguồn lực vàng, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.