Thủ tục... “hành là chính”
Chuyện vướng mắc của doanh nghiệp trong quan hệ giao dịch với cơ quan chính quyền không phải là mới, nhưng luôn thời sự
Chuyện vướng mắc của doanh nghiệp trong quan hệ giao dịch với cơ quan chính quyền các cấp không phải là mới, nhưng luôn thời sự.
Những búc xúc này đã được doanh nghiệp bày tỏ trực tiếp và kiến nghị giải pháp với Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính trong hai ngày 25/10/2008 và 27/10/2008.
Tốn quá nhiều thời gian vì thủ tục
Nói đến thủ tục hành chính, nhiều doanh nghiệp hay nói nửa đùa nửa thật rằng “hành là chính” bởi mất nhiều thời gian, công sức lẫn tiền bạc. Theo phản ảnh của nhiều doanh nghiệp, thủ tục hành chính đang là rào cản đối với hoạt động kinh doanh nói riêng và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung.
Tại cuộc gặp với hội viên Hội Doanh nhân trẻ Tp.HCM và Hội đồng Tư vấn cải cách hành chính, ông Dương Quốc Thái, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bao bì nhựa Sài Gòn bộc bạch, khâu đăng ký giấy phép kinh doanh quy định bao nhiêu ngày thì cơ quan chuyên trách sẽ giải quyết xong.
Nhưng khi đến hẹn, công ty lại nhận được câu trả lời từ nhân viên cơ quan này là phải bổ sung hồ sơ thiếu mà đáng ra nhân viên phải kiểm tra khi nhận hồ sơ trước đó. Như vậy, thời hạn lấy giấy phép lại tiếp tục nhân lên gây mất thời gian cho doanh nghiệp.
Ông Phạm Xuân Tuấn, Kế toán trưởng Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Diệu Long búc xúc, công ty thực hiện nhiều công trình ở các tỉnh với thời gian kéo dài 1-2 năm và như vậy, việc xuất hóa đơn chia thành nhiều lần. Khi hoàn thành công trình, các chủ đầu tư dùng hóa đơn, hồ sơ hoàn công để làm thuế trước bạ thì các tỉnh yêu cầu xác minh đơn vị xây dựng đã nộp thuế.
Đây là bất hợp lý bởi vì khi đã xuất hóa đơn nghĩa là đơn vị thi công đã nộp thuế. Hậu quả là công ty xây dựng này phải mất thời gian tìm lại hồ sơ, hóa đơn và đi lại giữa Tp.HCM và các địa phương.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng là nạn nhân của thủ tục hành chính.
Trong buổi gặp với các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính, ông Trần Văn Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước cho biết, tại Thông tư 59/2007/TT-BTC có quy định điều kiện xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.
Cụ thể, hàng được nhập trở lại Việt Nam trong thời hạn tối đa 365 ngày kể từ ngày thực tế xuất khẩu; hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu trở lại Việt Nam phải làm thủ tục hải quan tại nơi đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa. Ông cho rằng các điều kiện trên gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Để giảm chi phí khách hàng trả về trên 1 container gồm nhiều lô hàng của các tờ khai có loại hình xuất khẩu khác nhau, mở tại các cửa khẩu khác nhau và thời gian xuất khẩu khác nhau, đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cho phép mở tờ khai nhập khẩu, kiểm tra hàng hóa, hàng thủy sản đông lạnh trả về tại cửa khẩu nhập dù trước đây làm thủ tục xuất khẩu khác cửa khẩu.
Bà Trương Thị Lệ Khanh, Ủy viên VASEP bức xúc về trường hợp doanh nghiệp nhập nguyên liệu để sản xuất phục vụ xuất khẩu. Theo quy định doanh nghiệp được 275 ngày chưa thuế. Tuy nhiên, trong 275 ngày này, hải quan đã chiếm hết 60 ngày để làm thủ tục thanh khoản tờ khai nhập khẩu tương đương 2 tháng.
Đây chỉ là những đơn cử trong nhiều trường hợp doanh nghiệp bức xúc khi tiếp xúc với Hội đồng cải cách hành chính. Các doanh nghiệp cho rằng, các cơ quan chính quyền cấp cần công bố trình trự thủ tục hành chánh rõ ràng, càng rõ ràng thì người dân càng dễ nắm bắt được và có bộ phận tư vấn để giải thích thêm.
Đề án cải cách thủ tục hành chính
Ông Ngô Hải Phan, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và công vụ thuộc Văn phòng Chính phủ cho rằng, nếu giảm 40% các quy định thủ tục hành chánh thì có thể tiết kiệm cho dân và doanh nghiệp 12.000-30.000 tỷ đồng.
Để giải quyết những bất cập như các doanh nghiệp đã đưa ra, Thủ tướng đã phê duyệt đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010, hay còn gọi là Đề án 30. Một mục tiêu quan trọng của Đề án 30 là xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiệu quả, góp phần chống tham nhũng và lãng phí thông qua việc đơn giản hóa loại bớt thủ tục hành chánh rườm rà.
Để đảm bảo thành công cho ssề án, Thủ tướng ban hành Quyết định số 07 vào tháng 1/2008 phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án 30, trong đó quy định thành lập một số tổ chức đóng vai trò chủ chốt trong việc triển khai các hoạt động cải cách. Trong đó có Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính. Cơ cấu của Hội đồng có đại diện các hiệp hội ngành hàng.
Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thành viên của Hội đồng cho biết, Hiệp hội sẽ thành lập tổ công tác để thống kê doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm thủ tục mất bao lâu, vướng mắc như thế nào đối với từng thủ tục cụ thể để có kiến nghị tháo gỡ.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Thường trực VASEP cho rằng, cần có hệ thống các thủ tục hành chính thống nhất thực hiện trong cả nước. Khi đề án 30 kết thúc, cần thiết lập cơ chế “cổ chai” để các thủ tục hành chính của nhà nước qua “cổ chai” này bởi hiện nay chưa có cơ quan nào xem xét thủ tục hành chính trước khi đưa vào đời sống.
Theo Đề án 30, kết thúc năm 2010, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có thể truy cập vào trang thông tin điện tử của Tổ Công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ hoặc Cổng thông tin điện tử của Chính phủ để tìm hiểu, giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính ở tất cả các cấp chính quyền trong phạm vi cả nước; in mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính để khai thay vì phải mua hoặc đến cơ quan hành chính xin mẫu văn bàn.
Một hệ thống trợ giúp tự đông trên mạng sẽ được thiết lập để hỗ trợ dân, doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về thủ tục hành chính và kê khai mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính.
Những búc xúc này đã được doanh nghiệp bày tỏ trực tiếp và kiến nghị giải pháp với Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính trong hai ngày 25/10/2008 và 27/10/2008.
Tốn quá nhiều thời gian vì thủ tục
Nói đến thủ tục hành chính, nhiều doanh nghiệp hay nói nửa đùa nửa thật rằng “hành là chính” bởi mất nhiều thời gian, công sức lẫn tiền bạc. Theo phản ảnh của nhiều doanh nghiệp, thủ tục hành chính đang là rào cản đối với hoạt động kinh doanh nói riêng và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung.
Tại cuộc gặp với hội viên Hội Doanh nhân trẻ Tp.HCM và Hội đồng Tư vấn cải cách hành chính, ông Dương Quốc Thái, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bao bì nhựa Sài Gòn bộc bạch, khâu đăng ký giấy phép kinh doanh quy định bao nhiêu ngày thì cơ quan chuyên trách sẽ giải quyết xong.
Nhưng khi đến hẹn, công ty lại nhận được câu trả lời từ nhân viên cơ quan này là phải bổ sung hồ sơ thiếu mà đáng ra nhân viên phải kiểm tra khi nhận hồ sơ trước đó. Như vậy, thời hạn lấy giấy phép lại tiếp tục nhân lên gây mất thời gian cho doanh nghiệp.
Ông Phạm Xuân Tuấn, Kế toán trưởng Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Diệu Long búc xúc, công ty thực hiện nhiều công trình ở các tỉnh với thời gian kéo dài 1-2 năm và như vậy, việc xuất hóa đơn chia thành nhiều lần. Khi hoàn thành công trình, các chủ đầu tư dùng hóa đơn, hồ sơ hoàn công để làm thuế trước bạ thì các tỉnh yêu cầu xác minh đơn vị xây dựng đã nộp thuế.
Đây là bất hợp lý bởi vì khi đã xuất hóa đơn nghĩa là đơn vị thi công đã nộp thuế. Hậu quả là công ty xây dựng này phải mất thời gian tìm lại hồ sơ, hóa đơn và đi lại giữa Tp.HCM và các địa phương.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng là nạn nhân của thủ tục hành chính.
Trong buổi gặp với các doanh nghiệp thành viên Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính, ông Trần Văn Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản và Thương mại Thuận Phước cho biết, tại Thông tư 59/2007/TT-BTC có quy định điều kiện xét hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.
Cụ thể, hàng được nhập trở lại Việt Nam trong thời hạn tối đa 365 ngày kể từ ngày thực tế xuất khẩu; hàng hóa chưa qua quá trình sản xuất, gia công, sửa chữa hoặc sử dụng ở nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu trở lại Việt Nam phải làm thủ tục hải quan tại nơi đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa. Ông cho rằng các điều kiện trên gây khó khăn cho các doanh nghiệp.
Để giảm chi phí khách hàng trả về trên 1 container gồm nhiều lô hàng của các tờ khai có loại hình xuất khẩu khác nhau, mở tại các cửa khẩu khác nhau và thời gian xuất khẩu khác nhau, đề nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cho phép mở tờ khai nhập khẩu, kiểm tra hàng hóa, hàng thủy sản đông lạnh trả về tại cửa khẩu nhập dù trước đây làm thủ tục xuất khẩu khác cửa khẩu.
Bà Trương Thị Lệ Khanh, Ủy viên VASEP bức xúc về trường hợp doanh nghiệp nhập nguyên liệu để sản xuất phục vụ xuất khẩu. Theo quy định doanh nghiệp được 275 ngày chưa thuế. Tuy nhiên, trong 275 ngày này, hải quan đã chiếm hết 60 ngày để làm thủ tục thanh khoản tờ khai nhập khẩu tương đương 2 tháng.
Đây chỉ là những đơn cử trong nhiều trường hợp doanh nghiệp bức xúc khi tiếp xúc với Hội đồng cải cách hành chính. Các doanh nghiệp cho rằng, các cơ quan chính quyền cấp cần công bố trình trự thủ tục hành chánh rõ ràng, càng rõ ràng thì người dân càng dễ nắm bắt được và có bộ phận tư vấn để giải thích thêm.
Đề án cải cách thủ tục hành chính
Ông Ngô Hải Phan, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức hành chính nhà nước và công vụ thuộc Văn phòng Chính phủ cho rằng, nếu giảm 40% các quy định thủ tục hành chánh thì có thể tiết kiệm cho dân và doanh nghiệp 12.000-30.000 tỷ đồng.
Để giải quyết những bất cập như các doanh nghiệp đã đưa ra, Thủ tướng đã phê duyệt đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010, hay còn gọi là Đề án 30. Một mục tiêu quan trọng của Đề án 30 là xây dựng nền hành chính dân chủ, chuyên nghiệp, hiệu quả, góp phần chống tham nhũng và lãng phí thông qua việc đơn giản hóa loại bớt thủ tục hành chánh rườm rà.
Để đảm bảo thành công cho ssề án, Thủ tướng ban hành Quyết định số 07 vào tháng 1/2008 phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án 30, trong đó quy định thành lập một số tổ chức đóng vai trò chủ chốt trong việc triển khai các hoạt động cải cách. Trong đó có Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính. Cơ cấu của Hội đồng có đại diện các hiệp hội ngành hàng.
Ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, thành viên của Hội đồng cho biết, Hiệp hội sẽ thành lập tổ công tác để thống kê doanh nghiệp xuất nhập khẩu làm thủ tục mất bao lâu, vướng mắc như thế nào đối với từng thủ tục cụ thể để có kiến nghị tháo gỡ.
Ông Nguyễn Hữu Dũng, Phó chủ tịch Thường trực VASEP cho rằng, cần có hệ thống các thủ tục hành chính thống nhất thực hiện trong cả nước. Khi đề án 30 kết thúc, cần thiết lập cơ chế “cổ chai” để các thủ tục hành chính của nhà nước qua “cổ chai” này bởi hiện nay chưa có cơ quan nào xem xét thủ tục hành chính trước khi đưa vào đời sống.
Theo Đề án 30, kết thúc năm 2010, cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có thể truy cập vào trang thông tin điện tử của Tổ Công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ hoặc Cổng thông tin điện tử của Chính phủ để tìm hiểu, giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính ở tất cả các cấp chính quyền trong phạm vi cả nước; in mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính để khai thay vì phải mua hoặc đến cơ quan hành chính xin mẫu văn bàn.
Một hệ thống trợ giúp tự đông trên mạng sẽ được thiết lập để hỗ trợ dân, doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về thủ tục hành chính và kê khai mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính.