Thủ tướng: “Giá thuốc cao mãi thế này dân khổ lắm”
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải quản lý chặt chẽ giá thuốc chữa bệnh, không được để ngành thuốc siêu lợi nhuận
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành phải quản lý sát sao giá thuốc chữa bệnh bởi giá hiện nay vẫn cao, trong khi người dân lại không được mặc cả, trả giá khi mua thuốc trị bệnh.
Tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, ngày 21/3 của Chính phủ, thảo luận về Luật Dược sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cho biết, theo quy định hiện hành, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ quản lý giá thuốc. Tuy nhiên, do ngành y tế không có bộ phận quản lý giá, việc phân công nhiệm vụ giữa các bộ, ngành liên quan cũng chưa được rõ…dẫn tới việc quản lý giá đối với mặt hàng đặc biệt này còn nhiều bất cập.
Bộ trưởng Tiến thừa nhận, nếu để Bộ Y tế làm đầu mối như hiện hành thì không công khai, minh bạch, dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, nên không khách quan.
Chính vì vậy, trong dự thảo Luật Dược sửa đổi, cơ quan này đề nghị giao thẩm quyền quản lý giá thuốc cho Bộ Tài chính. Bởi theo Bộ trưởng Tiến, Bộ Tài chính là cơ quan quản lý giá, có chuyên môn sâu, có bộ máy, nguồn lực để quản lý. Việc này cũng nhằm bảo đảm tính công khai minh bạch trong quản lý.
Đáp lại đề xuất của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đề nghị Bộ Y tế vẫn nên chủ trì quản lý giá thuốc, vì trong suốt thời gian qua tình hình vẫn...“ổn định”, các bộ, ngành khác chỉ nên tham gia, phối hợp.
Trao đổi nội dung này, theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, suy cho cùng, tất cả vấn đề liên quan đến giá thuốc thì người bệnh đều phải chịu. Do vậy, về nguyên tắc không được để Luật Dược sau khi sửa đổi, ban hành thì giá thuốc tăng lên. “Dứt khoát phải đặt quyền lợi của người bệnh lên hàng đầu”, Phó thủ tướng chỉ đạo.
Đối với câu chuyện bộ nào quản lý giá thuốc, Phó thủ tướng cho rằng, thoạt nghe Bộ Tài chính quản lý giá là đúng. Nhưng lật lại vấn đề thấy “không ổn”. Bởi theo ông Đam, thuốc có nhiều thành phần, chủng loại, Bộ Tài chính không thể nhớ nổi thì làm sao mà quản lý được.
Do đó, Phó thủ tướng đề nghị cần có cơ chế liên ngành, cơ chế hội đồng để quản lý giá thuốc, trong đó Bộ Y tế là đơn vị chủ trì, các bộ khác có trách nhiệm phối hợp quản lý.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê bình Bộ Y tế vì “Hiện giá thuốc vẫn còn cao, nếu cứ để giá thuốc cao mãi thế này thì làm khổ dân lắm, mà giá cao có được trả giá đâu. Bác sỹ kê bao nhiêu thì dân mua bấy nhiêu. Tôi còn nghe nói thuốc càng đấu thầu giá càng cao”.
Chính vì vậy, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phải quản lý chặt chẽ để kéo giá thuốc xuống, phải quản lý sát sao, không được để ngành thuốc có siêu lợi nhuận.
Tại phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật, ngày 21/3 của Chính phủ, thảo luận về Luật Dược sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, cho biết, theo quy định hiện hành, Bộ Y tế được giao nhiệm vụ quản lý giá thuốc. Tuy nhiên, do ngành y tế không có bộ phận quản lý giá, việc phân công nhiệm vụ giữa các bộ, ngành liên quan cũng chưa được rõ…dẫn tới việc quản lý giá đối với mặt hàng đặc biệt này còn nhiều bất cập.
Bộ trưởng Tiến thừa nhận, nếu để Bộ Y tế làm đầu mối như hiện hành thì không công khai, minh bạch, dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi”, nên không khách quan.
Chính vì vậy, trong dự thảo Luật Dược sửa đổi, cơ quan này đề nghị giao thẩm quyền quản lý giá thuốc cho Bộ Tài chính. Bởi theo Bộ trưởng Tiến, Bộ Tài chính là cơ quan quản lý giá, có chuyên môn sâu, có bộ máy, nguồn lực để quản lý. Việc này cũng nhằm bảo đảm tính công khai minh bạch trong quản lý.
Đáp lại đề xuất của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đề nghị Bộ Y tế vẫn nên chủ trì quản lý giá thuốc, vì trong suốt thời gian qua tình hình vẫn...“ổn định”, các bộ, ngành khác chỉ nên tham gia, phối hợp.
Trao đổi nội dung này, theo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, suy cho cùng, tất cả vấn đề liên quan đến giá thuốc thì người bệnh đều phải chịu. Do vậy, về nguyên tắc không được để Luật Dược sau khi sửa đổi, ban hành thì giá thuốc tăng lên. “Dứt khoát phải đặt quyền lợi của người bệnh lên hàng đầu”, Phó thủ tướng chỉ đạo.
Đối với câu chuyện bộ nào quản lý giá thuốc, Phó thủ tướng cho rằng, thoạt nghe Bộ Tài chính quản lý giá là đúng. Nhưng lật lại vấn đề thấy “không ổn”. Bởi theo ông Đam, thuốc có nhiều thành phần, chủng loại, Bộ Tài chính không thể nhớ nổi thì làm sao mà quản lý được.
Do đó, Phó thủ tướng đề nghị cần có cơ chế liên ngành, cơ chế hội đồng để quản lý giá thuốc, trong đó Bộ Y tế là đơn vị chủ trì, các bộ khác có trách nhiệm phối hợp quản lý.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phê bình Bộ Y tế vì “Hiện giá thuốc vẫn còn cao, nếu cứ để giá thuốc cao mãi thế này thì làm khổ dân lắm, mà giá cao có được trả giá đâu. Bác sỹ kê bao nhiêu thì dân mua bấy nhiêu. Tôi còn nghe nói thuốc càng đấu thầu giá càng cao”.
Chính vì vậy, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu phải quản lý chặt chẽ để kéo giá thuốc xuống, phải quản lý sát sao, không được để ngành thuốc có siêu lợi nhuận.