Thủ tướng: “Tạo điều kiện cho dân vẫn mờ nhạt lắm”
Thủ tướng nói rằng, ông rất buồn khi đất đai, sổ đỏ phải có lót tay mới xong việc
“Sáng nay các tờ báo lớn cũng nêu quan điểm phải bảo vệ và ủng hộ sản xuất kinh doanh. Chúng ta một mặt phải giữ kỷ cương phép nước, nhưng mặt khác cần xóa bỏ những rào cản đối với sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp”.
Phát biểu trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại cuộc họp đầu tiên của Thường trực Chính phủ mới về tình hình thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, sáng 25/4.
Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nhờ những sửa đổi với tinh thần cải cách, đổi mới của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu, nhiều thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp đã được gỡ bỏ. Trong đó, đáng chú ý là thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp giảm xuống còn 2,9 ngày đối với đăng ký mới thành lập, 2,7 ngày đối với đăng ký thay đổi, nhờ đó giảm hơn nửa triệu ngày chờ đợi cho doanh nghiệp…
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng thừa nhận những vướng mắc của hai đạo luật nói trên hiện vẫn còn, trong đó đáng chú ý là Luật Đầu tư, do quy mô và mức độ đổi mới rất lớn, được thực hiện trên phạm vi rộng, phức tạp, liên quan đến nhiều văn bản pháp luật, nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau.
Theo Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục, vướng mắc của hai luật hiện nay là do mối liên hệ khá chặt chẽ với quy định của pháp luật liên quan đến đất đai, xây dựng, quy hoạch, nhà ở, bất động sản, đấu thầu, môi trường, thương mại, các quy định về điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài…
Các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư trong hai luật nói trên và trong các quy định trong các luật khác còn chưa đồng bộ, thống nhất với nhau, đã gây khó khăn trong việc thi hành 2 luật này.
Bên cạnh đó, việc rà soát các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh còn chậm, nguy cơ tạo ra “khoảng trống pháp lý” sau ngày 1/7 tới.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển kiến nghị Thủ tướng giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối tổng hợp các vướng mắc trong các đạo luật nói trên, vì ông lo các bộ đều gắn quyền của mình.
Ông Hiển cho biết, ngay trong Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tổng cục còn gắn quyền của mình khi ban hành các quy định.
Kết luận nội dung này, Thủ tướng nói: “Tôi rất buồn. Đất đai thì có lót tay, tiêu cực mới có sổ đỏ. Tạo điều kiện cho dân vẫn còn mờ nhạt lắm, quá nhiều thủ tục rườm rà. Qua lần này phải tháo gỡ vướng mắc và quản lý rất chặt về môi trường, đất đai công. Đây là vấn đề rất đau đầu của đất nước hiện nay”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định “Các bộ ngành không thể vì quyền hạn của bộ mình mà làm trái, làm mất hiệu lực của hai đạo luật Quốc hội đã ban hành”.
Phát biểu trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại cuộc họp đầu tiên của Thường trực Chính phủ mới về tình hình thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, sáng 25/4.
Báo cáo tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, nhờ những sửa đổi với tinh thần cải cách, đổi mới của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu, nhiều thủ tục phiền hà cho doanh nghiệp đã được gỡ bỏ. Trong đó, đáng chú ý là thời gian xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp giảm xuống còn 2,9 ngày đối với đăng ký mới thành lập, 2,7 ngày đối với đăng ký thay đổi, nhờ đó giảm hơn nửa triệu ngày chờ đợi cho doanh nghiệp…
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng thừa nhận những vướng mắc của hai đạo luật nói trên hiện vẫn còn, trong đó đáng chú ý là Luật Đầu tư, do quy mô và mức độ đổi mới rất lớn, được thực hiện trên phạm vi rộng, phức tạp, liên quan đến nhiều văn bản pháp luật, nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau.
Theo Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Cao Lục, vướng mắc của hai luật hiện nay là do mối liên hệ khá chặt chẽ với quy định của pháp luật liên quan đến đất đai, xây dựng, quy hoạch, nhà ở, bất động sản, đấu thầu, môi trường, thương mại, các quy định về điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài…
Các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục đầu tư trong hai luật nói trên và trong các quy định trong các luật khác còn chưa đồng bộ, thống nhất với nhau, đã gây khó khăn trong việc thi hành 2 luật này.
Bên cạnh đó, việc rà soát các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh còn chậm, nguy cơ tạo ra “khoảng trống pháp lý” sau ngày 1/7 tới.
Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường Chu Phạm Ngọc Hiển kiến nghị Thủ tướng giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối tổng hợp các vướng mắc trong các đạo luật nói trên, vì ông lo các bộ đều gắn quyền của mình.
Ông Hiển cho biết, ngay trong Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tổng cục còn gắn quyền của mình khi ban hành các quy định.
Kết luận nội dung này, Thủ tướng nói: “Tôi rất buồn. Đất đai thì có lót tay, tiêu cực mới có sổ đỏ. Tạo điều kiện cho dân vẫn còn mờ nhạt lắm, quá nhiều thủ tục rườm rà. Qua lần này phải tháo gỡ vướng mắc và quản lý rất chặt về môi trường, đất đai công. Đây là vấn đề rất đau đầu của đất nước hiện nay”.
Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định “Các bộ ngành không thể vì quyền hạn của bộ mình mà làm trái, làm mất hiệu lực của hai đạo luật Quốc hội đã ban hành”.